.3Tài sản đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu 0054 giải pháp hoàn thiện đảm bảo tiền vay tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hình thức bảo đảm mà ngân hàng áp dụng đối với khách hàng vay vốn, trong đó ngân hàng đóng vai trò chủ nợ được hưởng một số quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng là con nợ. Như vậy, việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản giúp cho ngân hàng tránh được rủi ro mất hoàn toàn vốn, đồng thời đtôi lại cho ngân hàng quyền ưu tiên khi phát mại tài sản so với các chủ nợ khác của khách hàng nếu khách hàng vay không có khả năng trả được các khoản nợ đã vay. Thực tiễn cho thấy, không phải bất kỳ tài sản nào cũng có thể dùng làm bảo đảm tiền vay được ngân hàng chấp nhận. Theo pháp luật về bảo đảm tiền vay, tài sản dùng để bảo đảm tiền vay phải đáp ứng đủ bốn điều kiện sau:

• Thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, sử dụng của khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh.

Để chứng minh được điều kiện này, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải xuất trình Giấy chứng nhận sở hữu, quyền quản lý sử dụng tài sản. Trường hợp thế chấp quyền sử dùng đất, khách hàng vay hoặc bên bảo lãnh phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và được thế chấp theo quy định của pháp luật về đất đai. Đối với tài sản mà Nhà nước giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý, sử dụng, doanh nghiệp phải chứng minh được quyền được cầm cố thế chấp hoặc bảo lãnh tài sản đó.

• Thuộc tài sản được phép giao dịch.

Tài sản được phép giao dịch được hiều là các tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, cho, chuyển nhượng, chuyển đổi, cầm cố thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.

Luận văn tốt nghiệp ɜ 4 Học viện Ngân hàng

Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay, bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản về việc tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý tài sản đó và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

• Phải mua bảo hiểm nếu pháp luật có quy định.

Đối với các tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, thì TCTD yêu cầu khách hàng xuất trình hợp đồng mua bảo hiểm trong thời hạn bảo hiểm.

1.4Vai trò của đảm bảo tiền vay

1.4.1. Bảo đảm tiền vay là cơ sở bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vaycủa của

các TCTD.

Trong cơ chế thị trường, sự ra đời và phát triển của các loại hình ngân hàng, các TCTD cùng với sự đa dạng của các hoạt động và các hình thức tín dụng đã tạo nên một thị trường tín dụng sôi động. Nhưng điều đó cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro có thể xảy ra với các ngân hàng mà khả năng ngăn ngừa chống đỡ kém. Hơn nữa, ngành ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất của nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng hoàn trả được lãi hoặc gốc, hoặc cả lãi và gốc một cách đầy đủ, đúng hạn cho TCTD. Nguyên nhân có thể là do hoạt động kinh doanh thua lỗ nên khách hàng không đủ tài chính để trả nợ, thậm chí có một số trường hợp người đi vay có khả năng tài chính nhưng chây ỳ không trả nợ, hoặc tìm cách lừa đảo chiếm đoạt vốn ngân hàng.

Vì thế pháp luật của hầu hết các nước đều có quy định cụ thể về an toàn trong hoạt động tín dụng, theo đó các TCTD khi cấp tín dụng đều phải tuân thủ những điều kiện nhất định. Thông thường để có thể tránh những rủi ro không trả được nợ của người đi vay, các ngân hàng quy định các điều kiện vay vốn, trong đó bảo đảm tiền vay được xem là một trong những điều kiện quan trọng nhất. Bản chất của bảo đảm tiền vay là sử dụng những tài sản làm bảo đảm để trả nợ thay cho các khoản vay mà người vay đã dùng vào sản xuất kinh doanh nhưng không có khả năng trả nợ ngân hàng. Như vậy tài sản làm bảo đảm tiền vay phải có giá trị, tức nó phải là hàng hoá và có thị trường tiêu thụ để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Do đó khi có rủi ro xảy ra thì TCTD có thể thu hồi được vốn thông qua tài sản mà bên vay đã dùng làm vật bảo đảm ngay cả trong trường hợp bên đi vay không có khả năng trả nợ, đảm bảo an toàn cho hoạt động cho vay.

1.4.2 Bảo đảm tiền vay kích thích hoạt động cho vay của các TCTD

Theo Luật các TCTD năm 1997 (khoản 8 Điều 20), hoạt động tín dụng là việc TCTD sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Trong đó vốn tự có bao gồm giá trị thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác của TCTD theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ. Chức năng cơ bản của nguồn vốn tự có của TCTD là để đảm bảo cho các nghĩa vụ trả nợ của chính các tổ chức đó đối với những người gửi tiền. Trong hoạt động ngân hàng, nguồn vốn tự có là cơ sở để cho các TCTD giữ được khả năng trả nợ, khả năng thanh toán ngay cả trong trường hợp hoạt động kinh doanh ngân hàng không đem lại lợi nhuận. Nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi của khách hàng, tiền vay của các TCTD khác, tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu và tiền vay tại ngân hàng

Luận văn tốt nghiệp ɜ ð Học viện Ngân hàng

Nhà nước. Tuy nhiên để huy động được các nguồn tiền này, TCTD phải chứng minh số vốn tự có của mình và nhờ vào đó khách hàng có thể tin tưởng vào khả năng thanh toán của TCTD trong tình huống gay cấn. Vậy TCTD thực hiện hoạt động tín dụng trên cơ sở nguồn vốn huy động là chủ yếu, tức TCTD đi vay để cho vay. Thông qua việc đi vay để cho vay này, TCTD phân phối các nguồn vốn cho các nhu cầu đầu tư của nền kinh tế. Các quy định về bảo đảm tiền vay có tác dụng rất quan trọng trong việc kích thích hoạt động cho vay của các TCTD bởi vì nếu các bên tham gia quan hệ tín dụng ngân hàng tuân thủ các điều kiện vay vốn, đặc biệt là điều kiện về bảo đảm tiền vay thì rủi ro tín dụng sẽ được loại trừ.

1.4.3 Bảo đảm tiền vay có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tranhchấp chấp

xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia trong

quan hệ

tín dụng ngân hàng.

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản được thể hiện bằng các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh mà Nghị định 165/1999/NĐ-CP gọi là các giao dịch bảo đảm. Các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng có quyền thoả thuận áp dụng biện pháp bảo đảm cũng như thoả thuận các điều khoản trong giao dịch bảo đảm. Các giao dịch bảo đảm này là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng tín dụng ngân hàng. Theo điều 5 Nghị định 178/1999/NĐ-CP quy định: “Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc bảo đảm tiền vay. Không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào việc bảo đảm tiền vay và việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay của các bên”. Do đó các tranh chấp được hạn chế, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay vốn của các TCTD cũng như

1.5. Kinh nghiệm áp dụng hiệu quả bảo đảm tiền vay

Trải qua thực tế quá trình cấp tín dụng cho các khách hàng các ngân hàng đã tự đúc rút cho mình một số kinh nghiệm để vận dụng hiệu quả công tác bảo đảm tiền vay

1.5.1. Kinh nghiệm ở các ngân hàng ngoài Vietinbank

a. Ngân hàng NNo&PTNT

Cần đa dạng hơn các hình thức bảo đảm tiền vay bảo đảm bằng tín chấp và mở rộng các hình thức bảo đảm bằng tài sản của người bảo lãnh, bằng tài sản cầm cố thế chấp của người vay và tài sản hình thành từ vốn vay.

Các quy chế, quy định, giấy tờ hợp đồng cho vay cần tinh giản hơn, nhanh gọn hơn nhằm thu hút khách hàng nhiều hơn.

Thực hiện đầy đủ chặt chẽ quy định về bảo đảm tiền vay nhằm thu được nợ cho ngân hàng khi khách hàng không trả được nợ, gắn trách nhiệm của khách hàng với hiệu quả của phương án kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng quản lý được khách hàng chặt chẽ.

Tích cực coi trọng việc kiểm tra, xem xét thực trạng tài sản đảm bảo.

b. Ngân hàng Sacombank

Sau khi ký kết hợp đồng thế chấp, ngân hàng phải kịp thời đơn đề nghị phong tỏa tài sản đến các cơ quan chức năng liên quan( phòng cảnh sát giao thông, phòng tài nguyên môi trường) nhờ ngăn chặn việc sang nhượng, mua bán, sang tên... đối với tài sản đang thế chấp.

Song song với việc giám sát tình hình sử dụng vốn vay là việc kiểm tra (định kỳ, đột xuất) mức độ hao mòn của tài sản đảm bảo đồng thời theo chu kỳ thực hiện việc định giá lại giá trị tài sản đảm bảo để có biện pháp yêu cầu khách

Luận văn tốt nghiệp ɜ 8 Học viện Ngân hàng

hàng bổ sung tài sản đảm bảo kịp thời hoặc thu nợ trước thời gian đáo hạn món vay.

Nhân viên tín dụng chọn những tài sản sản đảm bảo có tính khả mãi cao để nhận làm tài sản thế chấp.

Phân biệt rõ bên vay và bên bảo lãnh, trong trường hợp bên vay doanh nghiệp được lập nên bởi thành viên góp vốn cũng là bên bảo lãnh là vợ chồng.

1.5.2. Kinh nghiệm tại ngân hàng Vietinbank

Hoàn thiện công tác định giá tài sản bảo đảm. Đối với các tài sản bảo đảm đặc thù tại chi nhánh không thể tự định giá có thể thuê công ty chuyên về định giá.

Hoàn thiện công tác quản lý tài sản bảo đảm. Đa dạng hoá các loại tài sản đảm bảo.

Thường xuyên tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thực chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các buổi hội thảo để đúc rút kinh nghiệm đồng thời tạo cơ hội cho cán bộ và các chi nhánh đưa ra những khó khăn cũng như kinh nghiệm của mình trong công việc. Thường xuyên cử cán bộ đi tu nghiệp ở nước ngoài để nắm bắt xu thế phát triển chung của thế giới cũng như những công nghệ tiên tiến hiện đại.

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI

• • •

CHI NHÁNH NHCT HẢI PHÒNG I. KHÁI QUÁT CHI NHÁNH NHCT HẢI PHÒNG 1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Hải Phòng là một trong những chi nhánh loại 1 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

Thực hiện nghị định 53 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là Chính phủ) về chuyển hoạt động ngân hàng sang kinh doanh và Quyết định 31 của Tổng Giám đốc( nay là Thống đốc) ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tổ chức và hoạt động của NHTM Quốc doanh, ngày 01 tháng 6 năm 1988, Chi nhánh NHCT thành phố Hải Phòng được thành lập và đi vào hoạt động. Giai đoạn đầu, NHCTHP gồm Hội sở ngân hàng thành phố và 4 chi nhánh trực thuộc ở 3 quận nội thành và thị xã Đồ Sơn với tổng số cán bộ công nhân viên là 586 người. Ở giai đoạn này, bộ máy của NHCT được hình thành tách ra khỏi NHNN, từ đó có điều kiện tách bạch được chức năng: quản lý và kinh doanh của Ngân hàng. NHNN đi vào thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. NHCT đi vào hoạt động kinh doanh. Tháng 10/1990, Pháp lệnh Ngân hàng được công bố và bắt đầu có hiệu lực thi hành trong cả nước. NHCTVN được thành lập theo quyết định 402/QĐ-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng - là một NHTM đa năng, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ trong kinh doanh và tài chính..., các chi nhánh tỉnh, thành phố là chi nhánh cơ sở, thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ. Từ đó đến nay mô hình tổ chức của bộ máy NHCTHP không ngừng được kiện toàn từ thành phố tới các chi nhánh trực

Luận văn tốt nghiệp 4 θ Học viện Ngân hàng

thuộc. Từ 01/10/1994 theo quyết định của Tổng Giám đốc NHCTVN, chi nhánh NHCTHP đã thực hiện thí điểm mô hình ngân hàng 2 cấp, gồm 5 chi nhánh trực thuộc thẳng NHCTVN và được hạch toán kinh tế nội bộ.

22 năm xây dựng và trưởng thành, hoạt động của Ngân hàng TMCP Công thương Hải Phòng đã tập trung sức mạnh tổng hợp, phát huy nội lực, vươn lên từ khó khăn không ngừng đổi mới và phát triển, khẳng định vị trí là một trong những NHTM hàng đầu, thể hiện thế đi lên vững chắc và khả năng to lớn góp phần thực hiện có kết quả chính sách tiền tệ - tín dụng Quốc gia, từng bước hạn chế và đẩy lùi lạm phát, thúc đẩy sự hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, góp phần vào phát triển kinh tế của cả nước với 3 chương trình kinh tế lớn, công nghiệp hoá- hiện đại hoá nền kinh tế của Đảng, Nhà nước, góp phần tạo ra bước phát triển mới của nền kinh tế xã hội thành phố Cảng Hải Phòng.

2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCT Hải Phòng.

Với một cơ cấu tổ chức hợp lý, không những Ngân hàng có thể sắp xếp nhân sự hợp lý, phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn từng phòng mà qua đó ban lãnh đạo có thể kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, thực hiện tốt chính sách tiền tệ tín dụng của NHCT Việt Nam và NHNN.

NHCT Hải Phòng có bộ máy tổ chức gọn nhẹ, bao gồm: 1 giám đốc, 3 phó giám đốc và 8 phòng ban nghiệp vụ ( phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng cá nhân, phòng quản lý rủi ro & nợ có vấn đề, phòng kế toán tài chính, phòng thông tin điện toán, phòng tổ chức hành chính, phòng tiền tệ kho quỹ, và phòng tổng hợp).

2009 2010 2011 Tổng vốn huy động 1.686.589 1.572.109 1.598.772 Trong đó: - VNĐ 1.231.160 1.298.162 1.321.048 - Ngoại tệ 455.429 273.947 277.724

41 Học viện Ngân hàng

Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHCT Hải Phòng.

3. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh những năm gần đây.

3.1Công tác huy động vốn.

Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, huy động nguồn để đầu tư và cho vay. Để có thể hoạt động và phát triển được, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có vốn và đặc biệt là ngân hàng là tổ chức cung ứng vốn lớn nhất cho nền kinh tế. Muốn duy trì tồn tại và phát triển được, công tác huy động vốn luôn được các ngân hàng quan tâm hàng đầu. Chi nhánh NHCT Hải Phòng cũng không phải là một ngoại lệ, ngân hàng luôn xác định rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn, coi đó là linh hồn của hoạt động ngân hàng.

Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn khó khăn trong bối cảnh nền kinh tế thế giới khủng hoảng. Trong vòng xoáy đó, các doanh nghiệp/hộ cá thể kinh doanh càng có nhu cầu về vốn để tiếp tục duy trì sản xuất trong khi thị trường chứng khoán bất ổn. Để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng cạnh tranh nhau gay gắt, quyết liệt trong thu hút nguồn vốn bằng cách mở rộng mạng lưới, tăng lãi suất và tung ra các sản phẩm huy động tiền gửi hấp dẫn.... Vì vậy, đã gây ra không ít khó khăn trong việc thu hút vốn của các Ngân hàng nói chung và chi nhánh NHCT Hải Phòng nói riêng. Trước thực tế đó, Ban lãnh đạo Chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều biện pháp phù hợp, có hiệu quả .Vì vậy, nguồn vốn huy động trong thời gian qua của Chi nhánh vẫn được duy trì. Điều đó, được cụ thể hóa qua bảng số liệu sau:

Một phần của tài liệu 0054 giải pháp hoàn thiện đảm bảo tiền vay tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w