Đầu tư và cho vay được coi là hoạt động tạo ra thu nhập chính cho ngân hàng nhưng luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó, trong hoạt động cho vay cũng như đầu tư, từ kế hoạch đến khi triển khai thực hiện, Ban lãnh đạo Chi nhánh NHCT Hải Phòng luôn nhất quán hướng tới mục tiêu đã đề ra: Tăng trưởng ổn định, đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chính vì vậy, công tác đầu tư và cho vay tại Chi nhánh đã thu được kết quả sau:
46 Học viện Ngân hàng
Bảng 2.2: Hoạt động sử dụng vốn tại Chi nhánh NHCT Hải Phòng.
I.Tổng các khoản đầu tư và cho vay
2.285.173 2.510.479 1.994.314 1. Đầu tư vào chứng khoán
Chính phủ
27.067 20.443 997
2. Ủy thác cho vay 0 0 0
3. Dư nợ cho vay nền kinh tế 3.1 Nếu phân theo thời gian
2.258.106 2.490.036 1.993.317
3.1.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn 976.574 1.213.925 985.932 3.1.2 Dư nợ cho vay trung và
dài hạn.
Như vậy, qui mô của danh mục cho vay và đầu tư của Chi nhánh tăng lên qua các năm: Năm 2010 so với năm 2009 tăng 225.306 triệu đồng, tương đương tốc độ tăng 9,86%. Năm 2011 so với năm 2010 giảm 516.165 triệu đồng, tương đương tốc độ giảm 20,56%. Sự thay đổi này, phần lớn là do sự biến động trong cho vay: Năm 2009 là 2.258.106 triệu đồng, sang năm 2010 đã là 2.490.036 triệu đồng tăng 231.930 triệu đồng, tốc độ tăng 10,27% và đến năm 2011 đạt 1.993.317 triệu đồng giảm 496.719 triệu đồng, tốc độ giảm 19,95%
Qua bảng, ta có thể thấy việc sử dụng vốn tại Chi nhánh tập trung vào cho vay là chủ yếu: Năm 2009 là 98,81%, năm 2010 là 99,18% và đến năm 2011 là 99,95%. Trong khi đó, hoạt động đầu tư tại Chi nhánh vẫn chưa được chú trọng
Luận văn tốt nghiệp 4 7 Học viện Ngân hàng
và chưa có chiến lược kinh doanh cụ thể mà mới chỉ dừng lại ở việc nắm giữ chứng khoán có ít rủi ro: Chứng khoán Chính phủ.
Với cơ cấu tài sản phần lớn là cho vay, chứa đựng nhiều rủi ro. Để đảm bảo an toàn và sinh lời, thiết nghĩ trong thời gian tới, Chi nhánh cần có kế hoạch đa dạng hóa danh mục tài sản, tăng tỷ lệ các tài sản ít rủi ro, giảm tỷ lệ tài sản có nhiều rủi ro như cho vay.
Nếu cho vay phân theo thời gian, tại Chi nhánh, tỷ trọng cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên: Năm 2009 là 56,75%, năm 2010 là 51,25% và năm 2011 là 50,54%. Sỡ dĩ có hiện tượng này là vì phần lớn khách hàng của Chi nhánh hoạt động trên các lĩnh vực phức tạp như: đóng tàu, sản xuất thép công nghiệp, vận tải, khách sạn du lịch. Các ngành này luôn đòi hỏi nhu cầu về vốn trung dài hạn. Với tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ngày càng gia tăng, nguy cơ rủi ro cũng tăng cao. Vì vậy, đối với các khoản vay trung và dài hạn, cần phải thẩm định chặt chẽ trước khi cho vay và thường xuyên kiểm tra, theo sát từng doanh nghiệp, từng công trình, dự án vay vốn nhằm đảm bảo món vay được sử dụng đúng mục đích và thu hồi nợ.
Trong khó khăn chung của nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động ngân hàng, những kết quả thu được từ hoạt động cho vay và đầu tư tại Chi nhánh, đã khẳng định sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Ban lãnh đạo cũng như cán bộ công nhân viên toàn Chi nhánh.
3.3. Công tác kinh doanh đối ngoại - Tài trợ thương mại.
Việc các NHTM Cổ phần tăng cường đẩy mạnh phát triển mạnh các dịch vụ ngân hàng với những chính sách “thoáng” đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ vốn, mở L/C đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh đối ngoại và tài trợ thương mại của Chi nhánh. Tuy nhiên, Chi nhánh đã kịp thời đưa ra nhiều loại
hình dịch vụ mới bên cạnh dịch vụ L/ C như: chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, mua bán ngoại tệ... Vì vậy, hoạt động kinh doanh đối ngoại - Tài trợ thương mại đã thu được kết quả khá như sau:
* Việc chi trả kiều hối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn và tăng nhanh qua các năm. Đến ngày 31/12/ 2005 đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh
toán Western Union là 220 món với giá trị quy đổi là 49,7 triệu USD * Về tín dụng chứng từ xuất nhập khẩu:
-Về phát hành L/C nhập khẩu: năm 2009 phát hành 168 L/C nhập khẩu, trị giá 307,37 triệu USD và ngoại tệ khác quy đổi, năm 2010 phát hành 179 L/C nhập khẩu với trị giá 355,12 triệu USD quy đổi và đến năm 2011 phát hành 185 L/C nhập khẩu với trị giá trên 467 triệu USD.
- Về thông báo L/C: năm 2009 thông báo 57 L/C xuất khẩu với trị giá thanh toán
61,65 triệu USD và ngoại tệ khác quy đổi, năm 2010 tăng nhanh một cách đáng
kể với số lượng 111 L/C xuất khẩu với giá trị 122,61 triệu USD, và đến năm
2011 thông báo 111 L/C xuất - nhập khẩu với tổng giá trị trên 93 triệu USD.
- Thẻ tín dụng quốc tế: Là dịch vụ mới triển khai từ năm 2009 và luôn được duy
trì hoạt động tốt tại các điểm chấp nhận thẻ nhất là tại Siêu thị BigC - Hải Phòng
và các siêu thị điện máy trên cùng địa bàn: Doanh số thanh toán năm 2009 đạt
Luận văn tốt nghiệp 4 9 Học viện Ngân hàng
- Kho quỹ chủ yếu thực hiện thu chi với những món lớn và các giao dịch mang tính nội bộ giữa các bộ phận trong Ngân hàng, làm công tác thu chi tiền mặt tại đơn vị theo hợp đồng. Đây là một mô hình hoàn toàn mới mẻ trong hoạt động ngân hàng, tuy vậy trong thời quan, Chi nhánh đã triển khai rất thành công. Việc nghiên cứu kỹ quy trình nghiệp vụ với sự kết hợp nhịp nhàng, chính xác giữa các phòng, các bộ phận đã mang lại sự thuận tiện cho khách hàng và được khách hàng đánh giá rất cao.
- Tổng thu tiền mặt đến 31/12/2011 đạt 7.964 tỷ đồng bằng 104% năm 2010. - Tổng chi tiền mặt đến 31/12/ 2011 đạt 6.662 tỷ đồng bằng 159% năm 2010. - Bội thu tiền mặt đến 31/12/2011 đạt 1.302 tỷ đồng bằng 15% năm 2010.
Không chỉ tập trung vào chuyên môn nghiệp vụ, Chi nhánh còn thường xuyên nhắc nhở, giáo dục ý thức trách nhiệm, đạo đức của cán bộ: Trong năm qua, đã trả lại cho khách hàng tổng số 255 món với số tiền 79.682 triệu đồng.
II. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI CHI NHÁNH NHCT HẢI PHÒNG.
1. Cơ sơ pháp lý về BĐTV bằng tài sản.
BĐTV là vấn đề phức tạp không chỉ đóng khung trong luật các tổ chức tín dụng, luật NHNN mà còn liên quan đến rất nhiều luật khác: Bộ luật dân sự, Luật DN... Bên cạnh đó, BĐTV còn liên quan đến nhiều cơ quan ban ngành: Bộ tư pháp, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ công an, Bộ Tài chính....Việc thực hiện biện pháp BĐTV là nhằm hạn chế rủi ro cho các TCTD. Vì vậy, để có thể phát huy được đúng hiệu quả của biện pháp BĐTV, trước hết hành lang pháp lý điều chỉnh BĐTV phải rõ ràng, thống nhất, tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc giúp các TCTD triển khai được dễ dàng, bảo vệ lợi ích chính đáng cho TCTD. Nhận thức được
tính phức tạp của vấn đề BĐTV, các cơ quan ban ngành liên quan đã không ngừng tích cực nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các văn bản liên quan đến BĐTV. Cho đến nay, hệ thống văn bản điều chỉnh BĐTV của các TCTD bao gồm:
- Nghị định số 178/1999/NĐ - CP ngày 29/12/1999 của Chính phủ về Bảo đảm
tiền vay. Thông tư số 06/2000/TT- NHNN1 ngày4/4/2000 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này. Nghị định số 178/1999/NĐ-
CP khi đưa vào triển khai trong thực tế đã nảy sinh một số bất cập, gây
lúng túng
cho các TCTD, vì vậy ngày 25/12/ 2002, Chính Phủ ban hành Nghị định 85/2002/ NĐ- CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999 và để hướng dẫn Nghị
định 85 có thông tư số 07/2003/TT - NHNN ngày19/05/2003.
Đây được coi là những văn bản mang tính tổng hợp nhất hướng dẫn về BĐTV, bắt buộc các TCTD tuân thủ nghiêm ngặt khi áp dụng biện pháp BĐTV.
- Nghị định 163/2006/ NĐ - CP ngày 10/4/2012 về đăng ký giao dịch bảo đảm,
nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định
163/2006/ NĐ- CP và văn bản gần đây nhất là Thông tư liên tịch số
05/2005 của
Bộ tư pháp và Bộ Tài nguyên môi trường về việc công chứng và đăng ký giao
Luận văn tốt nghiệp ʒ ɪ Học viện Ngân hàng
Thống đốc NHNN số 28/2002/ QĐ-NHNN ngày11/01/2002 và Quyết định số 127/2005/ QĐ- NHNN ngày 03/02/2004, Quyết định số 783/2005/Q Đ-NHNN ngày 31/05/2005 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/ QĐ- NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN, một số điều chỉnh khác theo Luật đất đai năm 2003 mới ban hành và các Nghị định hướng dẫn (Nghị định 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004, Nghị định số 188/2004/ NĐ- CP ngày 16/11/2004...).
Ngoài ra, còn có công văn trực tiếp hướng dẫn các quy định của NHNN, của Chính phủ của NHCT Việt Nam.
Như vậy, việc thực hiện BĐTV không hề đơn giản, liên quan tới nhiều bên. Với hệ thống văn bản nêu trên, cho thấy sự cố gắng rất lớn của các ban ngành. Tuy nhiên, cho đến nay các văn bản còn nhiều tồn tại, bất cập gây ảnh hưởng không nhỏ trong công tác bảo đảm tiền vay của TCTD. Vì vậy, trong thời gian tới, các Bộ ban ngành liên quan cần có sự phối hợp với nhau, để cùng sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
2. Thực trạng Bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHCT Hải Phòng.
2.2.1. Quy trình bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHCT HảiPhòng Phòng
Mục tiêu đầu tiên của Ngân hàng khi cấp tín dụng cho khách hàng là nhằm thu được lợi nhuận từ cho vay dựa vào doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Do đó, một dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả là dự án có ít rủi ro trong tương lai và bảo đảm mang về cho chủ dự án khoản thu nhập kỳ vọng, đồng thời phải đủ trang trải chi phí trả lãi và nợ gốc cho Ngân hàng. Chính vì vậy cơ sở để cấp tín dụng cho khách hàng là dựa vào việc thẩm định dự án sản xuất kinh doanh mà khách hàng đệ trình lên chứ không phải trên cơ sở thẩm định cân nhắc xem tài sản đảm bảo có đủ trang trải cho nợ gốc,
lãi vay, lãi phạt và các chi phí khác hay không. Do vậy, đảm bảo tiền vay chỉ là biện pháp để phòng tránh rủi ro tín dụng, không phải là cơ sở để cấp tín dụng.
Trong nhiều trường hợp Ngân hàng vẫn cấp tín dụng cho khách hàng mà không cần bất cứ tài sản thế chấp nào. Ngân hàng thường áp dụng loại cho vay bằng tín chấp này đối với những khách hàng truyền thống, uy tín, quy mô vốn lớn, dự án sản xuất kinh doanh hứa hẹn thu nhiều lợi nhuận. Tức là dự án đầu tư đó phải đủ an toàn thì mới được cấp tín dụng không có bảo đảm.
Còn đối với những dự án bị đánh giá là có độ rủi ro cao thì có tài sản bảo đảm là một trong ba điều kiện phải có của khách hàng để được Ngân hàng đồng ý cho vay. Chính vì thế bảo đảm tiền vay thường được áp dụng với cho vay ngoài quốc doanh, cho vay tư nhân.
Bằng nhiều biện pháp bảo đảm sản cho khoản nợ vay và có rất nhiều loại tài sản được dùng để bảo đảm tiền vay ở NHCT Hải Phòng nhưng với bất kì biện pháp bảo đảm nào thì khi cho vay có bảo đảm, Chi nhánh NHCT Hải Phòng thực hiện theo các bước sau:
2.2.1.1. Yêu cầu đối với tài sản bảo đảm:
Chi nhánh NHCT Hải Phòng cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở thẩm định khách hàng, hồ sơ pháp lí của doanh nghiệp, tình hình sản xuất kinh doanh giai đoạn trước đó, phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phải có bảo đảm cho khoản nợ vay. Điều đó có nghĩa là nếu như khách hàng không có phương án sản xuất kinh doanh khả thi mà có bảo đảm, hay khách hàng có phương án sản xuất kinh doanh khả thi mà không có bảo đảm thì cũng không được Ngân hàng cấp tín dụng. Trước khi cấp tín dụng, ngoài việc thẩm định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh thì Ngân hàng còn yêu cầu có tài sản bảo đảm và tài sản bảo đảm đó phải theo chế độ quy định.
Cụ thể: Tài sản có được dùng để bảo đảm tiền vay hay không; tài sản có được phép giao dịch không; tài sản phải không có tranh chấp; tài sản phải mua bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa khách hàng và
Luận văn tốt nghiệp ʒ ɜ Học viện Ngân hàng
Ngân hàng. Ở đây tài sản bảo đảm có thể là tài sản của khách hàng vay, tài sản của bên thứ ba hay tài sản hình thành từ vốn vay.
Cán bộ tín dụng được lãnh đạo phòng phân công nhiệm vụ trực phòng sẽ đón tiếp khách hàng, xem xét hồ sơ..., báo cáo lãnh đạo phòng trình Ban Giám đốc xem xét để quyết định thẩm định đầu tư hay không. Cụ thể: Thẩm định kĩ hồ sơ pháp lí, giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm tiền vaybảo đảm tiền vay và phương án sản xuất kinh doanh, trả nợ của khách hàng. Nếu quyết định đầu tư thì kí hợp đồng bảo đảm tiền vay. Nếu thẩm định không đủ điều kiện đầu tư thì trả lại hồ sơ cho khách hàng.
2.2.1.2. Đánh giá tài sản bảo đảm
Kiểm tra thực chất tài sản bảo đảm về mã số, chất lượng, số lượng, thị trường tiêu thụ. Đối với tài sản bảo đảm đòi hỏi công nghệ phức tạp thì phải có chuyên gia kĩ thuật cùng cán bộ kĩ thuật thẩm định.
Trước khi cấp tín dụng, ngoài việc thẩm định phương án kinh doanh khả thi, tình hình tài chính của khách hàng, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Ngân hàng phải thẩm định tài sản bảo đảm đó là biện pháp thứ hai để thu hồi nợ và cũng rất quan trọng nhằm tránh rủi ro cho Ngân hàng. Khi thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay phải trên cơ sở quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn về bảo đảm tiền vay của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các bộ ngành liên quan, Ngân hàng Công thưong Việt Nam.
Theo Công văn 7762/TGĐ-NHCT35, Chi nhánh NHCT Hải Phòng đã thành lập tổ thẩm định để đánh giá tài sản: Kể cả tài sản là quyền sử dụng đất hay không phải là quyền sử dụng đất đều được tổ thẩm định định giá khách quan dựa trên nguyên tắc định giá của Chính phủ. Đó là: Nghị định 163/2006/ NĐ - CP ngày 10/4/2012 về bảo đảm tiền vay, nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 163/2006/ NĐ- CP.
Xác định giá trị tài sản bảo đảm và lập biên bản định giá của tài sản bảo đảm có chữ kí của khách hàng vay (biên bản lập 4 liên; Ngân hàng giữ 2 liên; phòng công chứng giữ 1 liên; khách hàng giữ 1 liên)
Cụ thể đối với từng loại tài sản bảo đảm:
Tài sản bảo đảm là giá trị quyền sử dụng đất thì Ngân hàng đánh giá trên cơ sở giá đất của UBND Thành phố quy định từng thời kì, sau khi có Nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/4/2012 thì giá đất được xác định dựa