( Nguôn: Phòng tông hợp NHCT Hải Phòng)
Bảo đảm bằng tài sản là việc bên bảo đảm dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho khoản vay. Khi bên bảo đảm không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thì tài sản bảo đảm được xử lí và lấy tiền ưu tiên trả nợ cho Ngân hàng. Do vậy, thực hiện bảo đảm bằng tài sản góp phần hạn chế những tôn thất khi rủi ro đối với khoản vay thực sự xảy ra.
Bảo đảm tín dụng ở Chi nhánh NHCT Hải Phòng đã phát huy hiệu quả tốt trong những năm qua, đặc biệt là năm 2011 và công tác xử lí nợ tôn đọng đã bù đắp một phần những tôn thất khi cho vay. Chi nhánh đã nghiêm túc và kiên quyết việc xử lí nợ tôn đọng về nợ có tài sản bảo đảm.
Có thể nói xử lí tài sản bảo đảm đã góp phần chống đỡ những tôn thất cho Ngân hàng trong quá trình cấp tín dụng. Đến năm 2011, số nợ tôn đọng chỉ là 839 tỷ đông trong khi đỉnh điểm năm 2010 con số này lên tới 1.665 tỷ đông.
Như vậy, công tác bảo đảm bằng tài sản và xử lí rủi ro phát sinh đã góp phần thực hiện chỉ tiêu về chất lượng tín dụng hay góp phần bảo toàn vốn, tạo lòng tin cho người gửi tiền, nhà đầu tư, hướng Ngân hàng thực hiện mục tiêu lợi nhuận.
2.2.4. Những khó khăn, tồn tại ảnh hưởng đến hiệu qủa của thựchiện hiện
bảo đảm tiền vay tại NHCT Hải Phòng.
Trong thời gian vừa qua việc thực hiện cho vay có bảo đảm bằng tài sản tại Ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định. Mặc dù vậy vẫn có những vướng mắc trong khâu xử lí tài sản đảm bảo làm cho chất lượng tín dụng chưa thật cao mỗi khi có khoản nợ quá hạn cần xử lí. Tuy hiệu quả còn chưa cao do số tiền thu được không đủ bù đắp những chi phí phát sinh khi tiến hành phát mại, có nhiều trường hợp còn không đủ bù đắp nợ gốc và lãi vay do tài sản giảm giá trị.
Như vậy việc xử lí tài sản bảo đảm cũng góp phần làm giảm tỷ lệ nợ quá hạn tại Ngân hàng.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn, tồn tại sau:
• Việc xác minh tính hợp pháp của tài sản đảm bảo còn chưa đầy đủ và hiệu quả.
Trong năm, hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản thế chấp 10 trường hợp vi phạm ở các dạng sau: Chứng thư bảo lãnh số 673/BL-CNTT cho Tổng công ty CNTT Bạch Đằng đã hết hiệu lực từ 31/12/2010 nhưng Chi nhánh chưa làm công văn đôn đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam có văn bản gia hạn thời hạn hiệu lực của chứng thư bảo lãnh, Công ty TNHH MTV TCT CNTT Nam Triệu chưa tiếp tục mua Bảo hiểm mới hoặc gia hạn Hợp đồng Bảo hiểm đã ký cho Tàu Container 700Teu NT29 và chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Chi nhánh, Chưa hoàn thiện thủ tục chuyển đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C393350 do UBND TP HP cấp ngày 10/11/1995 đứng tên chủ sử dụng là Xí nghiệp sửa chữa tàu biển Nam Triệu để làm thủ tục công chứng và đăng ký GDBĐ theo quy định, Cty TNHH MTV TCT CNTT Nam Triệu chưa mua bảo hiểm thân tàu, máy móc và các trang thiết bị trong quá trình thi công tàu NASICO PACIFIC (NT30) theo thoả thuận của Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai ngày 08/02/2010, Dự án Nhà máy xơ sợi tổng hợp Polyeste Đình Vũ) của công ty CP Hóa dầu và sơ xợi dầu khí chưa hoàn tất các thủ tục nhận tài sản bảo đảm là bất động sản theo quy định của pháp luật, TSBĐ hình thành từ vốn vay là QSDĐ thuê đã trả hết tiền thuê đất nhưng chưa được cấp
Luận văn tốt nghiệp 7 ɪ Học viện Ngân hàng
GCNQSD đất, chưa thay đổi tên bên nhận thế chấp/bên thế chấp trên ĐKGD - món vay của Công ty TNHH MTV Da giầy Hải Phòng, món vay của công ty CP Ngọc Lan Anh chưa kiểm tra/định giá lại tài sản theo quy đinh: Tài sản đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai đã hoàn thiện và đi vào hoạt động từ tháng 5/5010 nhưng đến thời điểm kiểm tra công trình chưa được quyết toán, chưa có Giấy phép xây dựng từ tầng 6 lên tầng 9; Chưa mua bảo hiểm vật chất TSBĐ/BH hết hạn chưa mua bổ sung (Công ty CP TMĐT Tân Hương, Công ty CP TM&ĐT Hùng Quỳnh), chưa thay đổi tên bên nhận thế chấp/bên thế chấp trên ĐKGD (Công ty CP Công nghiệp nặng Cửu Long)
• Vẫn còn có sự phân biệt giữa các khách hàng: Đối với các khách hàng là DNNN, tài sản bảo đảm theo quy định được xác định giá theo giá của Nhà nước
do vậy tài sản bảo đảm được đánh giá thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường,
gây khó khăn cho phía Doanh nghiệp trong quá trình tìm vốn tài trợ, và NHCT
Hải Phòng cũng gặp khó khăn trong việc mở rộng quan hệ khách hàng, và thực
hiện các chỉ tiêu NHCT Việt Nam giao về tài sản bảo đảm.
Đối với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tài sản bảo đảm được định giá theo giá thoả thuận hay giá trị thị trường nên nhà và quyền sử dụng đất được định gía có thể cao hơn nhiều so với khi cho vay DNNN có tài sản bảo đảm là nhà và đất.
• Một số tài sản thế chấp trong tình trạng khó xử lý: như trong trường hợp nhận thế chấp trong cho vay thanh toán tàu biển của công ty TNHH MTV VTB
Nam Triệu, tài sản khó tìm người tiêu thụ do hao mòn vô hình của tài sản bảo
đảm.
khi khởi kiện để thu nợ lại hết phức tạp, chưa được sự phối hợp nhiệt tình của cơ quan xử án.
• Kết quả thu hồi nợ thấp: do kết quả thu được từ việc xử lí tài sản bảo đảm nhiều khi không đủ bù đắp chi phí và sức lực của Ngân hàng.
Nguyên nhân của tình trạng này là do :
2.2.4.1. Những nguyên nhân từ phía Ngân hàng
*Sự yếu kém trong nghiệp vụ của cán bộ tín dụng cũng như việc thực thi luật pháp quy định của Nhà nước, các văn bản chế độ của ngành Ngân hàng chưa ngiêm
Vào thời điểm năm những năm 1997 trở về trước việc nhận tài sản làm thế chấp cho vay của các cán bộ tín dụng tại Ngân hàng còn tuỳ tiện, thiếu hiểu biết về các quy định của pháp luật trong hoạt động thế chấp hoặc cố tình vi phạm. Thiếu sự kiểm tra kiểm soát của ngành Ngân hàng dẫn đến một khối lượng vốn lớn đọng ở tài sản thế chấp chưa xử lý được tồn tại cho đến tận bây giờ
* Công tác đánh giá tài sản thế chấp tại Chi nhánh còn bộc lộ nhiều hạn chế, cụ thể là :
-Thẩm định tính chất pháp lý của tài sản thế chấp còn qua loa dẫn đến tình trạng một số tài sản thế chấp hiện nay tại Chi nhánh chưa có đầy đủ hồ sơ pháp lý ( tài sản không chính chủ hay tài sản bị tranh chấp ) gây nhiều khó khăn trong xử lý tài sản để thu hồi nợ.
-Việc đánh giá tài sản thế chấp còn tuỳ tiện không trên cơ cở nào cả
- Chưa nhận định đuợc hết những rủi ro trong các tài sản đảm bảo như tính ổn định của tài sản, tính thị trường của tài sản đảm bảo, khả năng khấu hao của tài sản nên đã không có khả năng kiểm soát được hết những rủi ro có thể gặp phải khi tiến hành bảo đảm tiền vay
Luận văn tốt nghiệp 7 ɜ Học viện Ngân hàng
- Khách hàng tìm mọi cách để lẫn tránh việc phát mãi tài sản, bỏ trốn khi toà án có lệnh; dựa vào quyền có nhà ở do luật qui định bên thế chấp chây
ỳ gây
khó dễ cho Ngân hàng đòi hỏi phải có chỗ ở khác, cố tình lợi dụng quyền kháng
cáo để trì hoãn trả nợ, kéo dài thời gian xử lý gây thiệt hại cho Ngân hàng.
- Một số khách hàng vay vốn có tài sản thế chấp là nhà, đất thì giấy tờ chưa hợp lệ, chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc việc xác
nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng không đúng thẩm quyền. Nhà và đất thường
từ đời cha ông để lại, nhiều người chưa muốn làm các giấy tờ chứng nhận quyền
sử dụng đất và sở hữu nhà vì khi xây dựng trước đây thiếu giấy tờ cấp
phép, mặt
khác thuế sang tên trước bạ cao tạo ra tâm lý không muốn hoàn chỉnh hồ sơ
chính chủ. Vì vậy, tạo ra việc xử lý tài sản thế chấp gặp khó khăn khi nợ
khó đòi
phát sinh.
- Khách hàng thực hiện hành vi lừa đảo, một tài sản thế chấp đem thế ở nhiều nơi để vay vốn hoặc tài sản đem thế chấp nhưng vẫn có những thủ đoạn
tẩu tán, bán tài sản khiến cho Ngân hàng phải gánh chịu hậu quả.
- Bên vay bị phá sản, mất khả năng thanh toán phải trốn nợ, nên không ký nhận lại nợ vay do đó không thể làm được thủ tục xử lý tài sản để thu hồi nợ.
2.2.4.3 Những nguyên nhân từ môi trường pháp lý, môi trường kinh tế,và và
là nhà đất đối với ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Đối với dây truyền máy móc thiết bị nhận làm tài sản thế chấp là tài sản chuyên dùng, đều đã lạc hậu nên rất khó tìm được người mua.
* Công ty quản lý và khai thác tài sản do NHCT Việt Nam thành lập có chức năng xử lý và khai thác tài sản chưa đáp ứng được hết các yêu cầu xử
lý tài
sản của các Chi nhánh trong hệ thống NHCT Việt Nam hiện nay. Mặt khác điều
kiện cũng như quy chế hoạt động của công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn thêm
* Công nghệ mới xuất hiện làm cho các tài sản được đem làm bảo đảm hao mòn vô hình rất nhanh, do đó nó ảnh hưởng đến giá trị còn lại của tài sản
này khi được đem ra xử lí khó tìm được người mua và giá trị thu hồi không bảo
đảm bù đắp những tổn thất do khoản tín dụng bị rủi ro đem lại.
* Các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, cầm cố khi
xảy ra chưa được cơ quan toà án quan tâm giải quyết, thời hiệu thi hành án dài
và không hiệu quả, nhiều vụ đã được toà xử lý nhưng không được thi hành
án và
không có biện pháp cưỡng chế thi hành án:
Sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc xử lý tài sản thế chấp, cầm cố còn thiều chặt chẽ, mỗi cấp nhận thức mỗi khác, thực hiện theo cách riêng của mình. Nhiều nơi cơ quan thi hành án giữ quyền định giá tài sản phát mãi. gây trở ngại cho việc phát mãi tài sản.
Ngoài ra, việc qui định về thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế 6 tháng đối với hoạt động Ngân hàng là quá ngắn về các khoản nợ vay của khách hàng khi đến
Luận văn tốt nghiệp { 75
1 Học viện Ngân hàng
CHƯƠNG III.
NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BĐTV TẠI CHI NHÁNH NHCT HẢI PHÒNG.
I. Phương hướng hoạt động của Chi nhánh NHCT Hải Phòng.
Đứng trước khó khăn chung của nền kinh tế, nhưng trong năm 2011, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Dự báo trong năm 2012 nền kinh tế còn tiếp tục khó khăn, lạm phát tăng cao, mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng sẽ ngày càng khốc liệt hơn. Để có thể tiếp tục đứng vững và ngày càng phát triển, sang năm 2012 Chi nhánh NHCT Hải Phòng đã xây dựng cho mình một phương hướng kinh doanh với những biện pháp rất cụ thể.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng cách mở rộng, quy hoạch lại mạng lưới các điểm giao dịch. Thường xuyên bám sát thị trường, tăng cường mở rộng khai thác các khách hàng có nguồn tiền nhàn rỗi lớn. Có chính sách lãi suất phù hợp, tăng cường làm tốt chính sách khách hàng, đặc biệt giữ gìn và phát
{ ) Học viện Ngân hàng triển quan hệ gắn bó mật thiết với các Ban quản lý dự án, những khách hàng lớn, khách hàng truyền thống của Chi nhánh.
Trong công tác tín dụng, đối với những khoản nợ gia hạn, nợ quá hạn phát sinh trong năm 2011 tập trung đôn đốc, theo dõi chặt chẽ các nguồn tài chính của doanh nghiệp. Bám sát tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, theo sát từng công trình, từng hạng mục, từng dự án đầu tư để tập trung thu hồi nợ. Phấn đấu trong năm 2012 không để phát sinh thêm nợ quá hạn.
Trong hoạt động tín dụng, luôn đề cao nguyên tắc tăng trưởng trong an toàn.Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về bảo đảm tiền vay của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn thực hiện của NHNN và của NHCT Việt Nam. Tăng dần tỷ trọng cho vay có TSBĐ, khuyến khích cho vay đối với các khách hàng có tài sản thế chấp, cầm cố. Khắc phục những tồn tại, hạn chế tại Chi nhánh trong công tác định giá, quản lý, xử lý TSBĐ, nâng cao uy tín đối với khách hàng, tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn bằng bảo đảm bằng tài sản. Bên cạnh đó, cần chú trọng tới công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng cần được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên.
Để có thể đạt vượt mức kết quả năm 2011, Chi nhánh đã đặt ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm 2012 như sau:
• Huy động vốn: 930 tỷ • Sử dụng vốn: 2.039 tỷ • Phát hành thẻ đạt 2.005 thẻ
• Thu phí dịch vụ đạt: trên 6 tỷ đồng • Lợi nhuận tăng so với năm 2011 là 10%
Luận văn tốt nghiệp 7 7 Học viện Ngân hàng
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay bằng tài sảntại Chi nhánh NHCT Hải Phòng. tại Chi nhánh NHCT Hải Phòng.
1. Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng.
Con người luôn là nhân tố quyết định tới thành công hay thất bại trong bất kì hoạt động nào. Đặc biệt, với hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro như hoạt động tín dụng, yếu tố con người lại càng đặt lên hàng đầu. Chất lượng CBTD được đánh giá cả về mặt chuyên môn nghiệp vụ lẫn tư cách đạo đức. Đội ngũ CBTD đảm bảo chất lượng, có tác dụng lớn trong việc hạn chế rủi ro. Để có được đội ngũ CBTD có chất lượng, ngay từ khâu tuyển chọn phải được sàng lọc kĩ lưỡng. Hình thức thi tuyển được coi là hình thức khách quan nhất để có thể lựa chọn được những CBTD tốt. Để luôn duy trì tốt chất lượng của đội ngũ CBTD, Chi nhánh luôn phải chú trọng nâng cao trình độ cho các CBTD thông qua việc khuyến khích và tạo điều kiện cho CBTD học lên, cử CBTD tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ trang bị kiến thức về kinh tế thị trường, Marketing ngân hàng, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thu thập thông tin cho CBTD, các buổi tọa đàm về hoạt động ngân hàng, tại Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận để phổ biến các văn bản mới, tạo điều kiện để CBTD có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Đặc biệt, Chi nhánh cần chú trọng đào tạo đội ngũ CBTD trẻ. Họ là những người năng nổ, nhiệt tình, tiếp thu nhanh, sẽ là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong tương lai của Chi nhánh.
Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng hoạt động cho vay, cán bộ tín dụng phải là người hiểu tình hình kinh tế nói chung và khách hàng nói chung từ thực lực tài chính đến tiềm năng thanh toán, tiềm năng phát triển và dự đoán tương lai và quan trọng nhất là nắm rõ tư cách đạo đức khách hàng vì đó là điều quyết định ý muốn trả nợ của họ. Để giải quyết những yêu cầu quá lớn này đối với cán
bộ tín dụng, chuyên môn hoá là giải pháp hữu hiệu bên cạnh việc nâng cao chất