II. THỰC TRẠNGBẢO DAM TIỀN VAY BẰNG TÀI SẢN TẠI CH
2. Thực trạng Bảo đảm tiền vay tại Chi nhánh NHCT Hải Phòng
2.2.2. Các hình thức thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại Ch
Chi
nhánh NHCT Hải Phòng
Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN và quyết định số 783/2005/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung khoản 6 điều 1 của quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN đã mở ra cho Chi nhánh một hướng hoạt động mới: hoàn toàn tự chủ trong quyết định cho vay cũng như việc lựa chọn hình thức bảo đảm tiền vay mà Ngân hàng có thể áp dụng. Các biện pháp bảo đảm bằng tài sản mà Ngân hàng áp dụng là:
- Cầm cố, thế chấp tài sản của khách hàng vay.
- Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba.
- Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay.
Tài sản được cầm cố, thế chấp tại Chi nhánh NHCT Hải Phòng
Chi nhánh NHCT Hải Phòng thường lựa chọn những loại tài sản được đánh giá có độ rủi ro thấp. Đó là những loại tài sản ổn định với thị trường, tính thanh khoản cao (đã được xác nhận là hợp pháp và thuộc quyền sở hữu của người vay và Ngân hàng đã có giấy tờ chứng nhận quyền xử lý tài sản khi xẩy ra rủi ro) chi phí quản lý ít, khấu hao thấp, thuế và chi phí thấp như đối với cầm cố: là các chứng chỉ tiền gửi, vàng bạc trái phiếu kho bạc Nhà nước, có độ rủi ro thấp nhất.
Đối với thế chấp, cầm cố : đất đai, ôtô, dây chuyền sản xuất thiết bị... việc xử lý các tài sản này gặp rất nhiều rủi ro không chỉ đối với riêng Ngân hàng mà còn đối với toàn hệ thống. Những loại tài sản cầm cố khác nhau như hợp đồng bảo hiểm, nhận thầu, quyền sở hữu công nghiệp, cổ phiếu trái phiếu công ty thì
Chỉ tiêu Tỷ trọng Dư nợ
Nhóm 1 1,75% 850
Nhóm 2 98,25% 47.773
Tông 100% 48.623
thường không được sử dụng do việc định giá phức tạp, vả lại giá trị rất biến động phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan. Chính vì vậy điều này cũng hạn chế rất nhiều hoạt động tín dụng của Ngân hàng (hạn chế tín dụng).
Đối tượng khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh
Theo quan điểm của NHCT Hải Phòng bảo đảm tiền vay không phải là cơ sở để quyết định cho vay; nó chỉ là biền pháp phòng vệ rủi ro đối với các dự án được đánh giá có độ rủi ro cao do khách hàng vay thiếu uy tín, do khách hàng không có tiềm lực kinh tế mạnh,...
Còn đối với những dự án được đánh giá có độ rủi ro thấp (khách hàng truyền thống, vốn lớn.). Ngân hàng có thể cho vay mà không cần bất cứ tài sản đảm bảo nào hoặc nếu có thì thường thấp hơn giá trị cho vay.
Do đó đối tượng khách hàng vay có bảo đảm bằng tài sản của Ngân hàng là những người có dự án đầu tư có độ rủi ro cao. Vì vậy những đối tượng này có thể là bất cứ ai từ cá nhân, quốc doanh, ngoài quốc doanh.
Lãi suất áp dụng
Lãi suất áp dụng khi cho vay có bảo đảm bằng tài sản là lãi suất của loại tín dụng có cùng thời hạn, không phân biệt có bảo đảm hay không có bảo đảm. Do chi phí quản lý tài sản cầm cố do khách hàng chịu.