Tình hình cho vay bằng thế chấp tại NHCT Hải Phòng

Một phần của tài liệu 0054 giải pháp hoàn thiện đảm bảo tiền vay tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 80)

( Nguồn: Phòng

Loại tài sản bảo đảm là nhà ở hiện nay phổ biến nhất trong các Ngân hàng do ưu điểm của loại tài sản này hơn hẳn các loại tài sản khác. Mặt khác điều kiện ở nước ta hiện nay về cơ bản còn nghèo, lạc hậu, các loại tài sản chuyên dụng chưa phát triển. Do đó, nhà ở như là tài sản lớn nhất của chủ thể kinh doanh. Hơn nữa về Ngân hàng thì nhận tài sản thế chấp là nhà ở dễ phát mại, việc đem thế chấp nhà ở là thích hợp, đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Để đảm bảo giảm thiểu rủi ro, quy chế bảo đảm tiền vay của NHCT Việt Nam nói chung và NHCT Hải Phòng nói riêng đều nhận tài sản bảo đảm là cả nhà ở và quyền sử dụng đất, nếu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có thể hiện hay miêu tả về nhà ở thì mới tính giá trị nhà ở vào giá trị tài sản bảo đảm nếu không thì vẫn thực hiện theo nguyên tắc nhận thế chấp cả nhà và quyền sử dụng đất nhưng thống nhất với khách hàng tính giá trị nhà ở bằng 0 trong biên bản định giá và hợp đồng thế chấp.

Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có miêu tả nhà ở trên đất vẫn đang trong giai đoạn triển khai, nên tỷ lệ đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có miêu tả nhà ở trên đất vẫn còn rất khiêm tốn. Vô hình chung đã dẫn đến giá trị tài sản của khách hàng khi đưa vào làm tài sản thế chấp ngân hàng bị giảm rất nhiều so với giá trị thực tế. Hơn nữa, trên địa bàn hoạt động của Chi nhánh, nhiều cá nhân có nhu cầu vay vốn. Điều này tạo nên rào cản lớn đối với khách hàng vay.

Song song với việc thế chấp nhà thì thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để đảm bảo cho khoản vay cũng được Ngân hàng áp dụng khá nhiều. Trước kia, Ngân hàng cho vay có bảo đảm bằng giá trị quyền sử dụng đất thông thoáng, thủ tục đơn giản, chỉ cần Ngân hàng xác minh được giá trị quyền sử dụng đất đó thuộc sở hữu hợp pháp của bên bảo đảm là hai bên có thể thoả thuận hợp đồng bảo đảm, mà không cần có đầy đủ giấy tờ chứng minh giá trị quyền sử dụng đất và hợp đồng bảo đảm cũng không cần phải công chứng hay chứng thực của uỷ ban nhân dân có thẩm quyền. Nhưng hiện nay, theo quy chế bảo đảm tín dụng, việc thế chấp giá trị quyền sử dụng đất ở Chi nhánh chặt chẽ hơn nhiều. Khách hàng muốn thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn thì phải có đầy đủ giấy tờ liên quan đến đất đó, hợp đồng bảo đảm phải có công chứng hay chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền để khi có tranh chấp xảy ra, Ngân hàng có đủ cơ sở pháp lí để xử lí tài sản bảo đảm.

2.2.2.2. Cho vay có bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba

Mặc dù Chi nhánh luôn coi bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba cũng là hình thức bảo đảm tiền vay giống như hình thức trên nhưng số món vay có bảo đảm bằng hình thức này còn khá khiêm tốn. Hình thức này thường được các công ty TNHH, công ty cổ phần và các công ty tư nhân áp dụng khi vay vốn Chi nhánh để đầu tư cho dự án trung và dài hạn. Vì các dự án này cần lượng vốn tương đối lớn, trong khi vốn tự có của công ty thường rất nhỏ, nên khi vay vốn Ngân hàng thường kêu gọi sự bảo lãnh của các thành viên trong công ty. Các tài

Năm Cho vay có tài sản bảo đảm

Cho vay bằng tín chấp Dư nợ NQH %NQH∕DN Dư

nợ

NQH %NQH∕DN

Luận văn tốt nghiệp 64 Học viện Ngân hàng

sản của bên bão lãnh cùng với các tài sản cầm cố thế chấp của công ty cũng trở thành các tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Bên bảo lãnh sẽ là người cùng Ngân hàng chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty, cán bộ tín dụng luôn phải chắc chắn rằng bên bảo lãnh đồng thời tự nguyện đỡ đầu cho người vay bằng cách thế chấp hay cầm cố tài sản thuộc sở hữu của mình cho Ngân hàng.

2.2.2.3. Hoạt động cho vay có bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay

Nghị định 178 của Chính phủ quy định việc bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với cho vay trung và dài hạn bởi vì đây là hình thức bảo đảm có nhiều rủi ro hơn cầm cố, thế chấp tài sản do khi phát tiền vay chưa có tài sản bảo đảm. Hơn nữa, việc quản lí trong quá trình hình thành tài sản tuỳ thuộc vào điều kiện và trình độ quản lí của Chi nhánh. Do đó, phòng khách hàng chỉ áp dụng hình thức bảo đảm này đối với các công ty có quan hệ làm ăn lâu dài với Chi nhánh, khi các khoản tiền vay trước đó đã được bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố. Các doanh nghiệp hiện đang áp dụng hình thức vay này tại Ngân hàng có khoảng 15 doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các khách hàng lớn và tài trợ cho các dự án trung và dài hạn: Công ty TNHH 25-10, công ty TNHH ROSE, công ty CP In và Bao bì, công ty TNHH KD&DV Kho vận Phú Hưng...

Dư nợ cho vay của những khoản vay dựa trên hình thức này gần đây có tăng lên, làm cho tỷ trọng cho vay có bảo đảm của Chi nhánh tăng lên, năm 2010 là 93%, năm 2011 là 99%, đạt chỉ tiêu về cho vay có tài sản bảo đảm do NHCT Việt Nam giao.

2.2.3. Đánh giá hiệu quả thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHCTHải Hải

Phòng

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng Ngân hàng. Chi nhánh NHCT Hải Phòng thực hiện bảo đảm tiền vay cho những khách hàng mà uy tín không cao, hiệu quả kinh Luận văn tốt nghiệp { 65 } Học viện Ngân hàng

doanh không tốt. Thực tế chứng minh những biện pháp bảo đảm tiền vay mà NHCT Hải Phòng áp dụng phát huy hiệu quả rõ rệt.

2.2.3.1. Bảo đảm tiền vay góp phần giúp Ngân hàng thực hiện mục tiêuan an

toàn trong hoạt động tín dụng.

Bảng 2.5: Hiệu quả công tác cho vay có bảo đảm bằng tài sản và cho vay bằng tín chấp

2ÕĨ1 1.969 0 0 24 0,596 25

2011/2010 85,2% 0% 13,4

%

0,41 %

( Nguôn: Phòng tông hợp NHCT Hải Phòng)

Theo những vấn đề có tính chất lí luận đã nghiên cứu ở chương 1, bảo đảm tiền vay là một trong những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng trong qúa trình cấp tín dụng. Hiệu quả của việc thực hiện bảo đảm tín dụng tại Chi nhánh NHCT Ba Đình giúp cho vấn đề mang tính lí luận trên trở nên xác thực và đúng đắn.

Thực vậy, biện pháp phòng vệ này góp phần hạn chế rủi ro, giúp thực hiện mục tiêu an toàn trong kinh doanh. Năm 2010, công tác bảo đảm tín dụng chưa thực sự hiệu quả: tỷ lệ nợ quá hạn có bảo đảm bằng tài sản trên dư nợ có tài sản bảo đảm là 20,6%, trong khi áp dụng hình thức cho vay tín chấp thì tỷ lệ tương ứng là 80,4%. Nhưng đến năm 2011, hiệu quả trong bảo đảm tiền vay được nâng lên rõ rệt, nợ quá hạn có tài sản bảo đảm giảm cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối : Tỷ lệ nợ quá hạn có tài sản bảo đảm trong dư nợ có tài sản bảo đảm là 0%, trong khi cho vay bằng tín chấp thì tỷ lệ tương ứng là 2,5%, cao hơn so với cho

vay có bảo đảm bằng tài sản. Điều này cho thấy chất lượng của những khoản vay có tài sản bảo đảm càng ngày càng được nâng cao, vai trò của bảo đảm tiền vay đã được thể hiện trong kinh doanh Ngân hàng tại Chi nhánh NHCT Hải Phòng. Có được kết quả trên là do Chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ lành mạnh nhằm bảo đảm an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng:

+ Đi sâu đi sát khách hàng, đồng thời rà soát phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của từng doanh nghiệp, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, tăng cường kỉ luật tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng. Tài sản bảo đảm là điều kiện cần để xét cấp tín dụng chứ không phải là điều kiện hàng đầu mà Ngân hàng quan tâm.

+ Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng, coi trọng công tác thẩm định tài sản bảo đảm.

+Thành lập ban xử lí nợ tồn đọng vào năm 2002 để đôn đốc khách hàng trả nợ cũng như xử lí tài sản bảo đảm khi rủi ro phát sinh dân đén việc không trả được nợ của khách hàng.

2.2.3.2. Bảo đảm tiền vay góp phần mở rộng quan hệ tín dụng

Việc quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm tiền vay đã tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng khi tiếp xúc và thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng. Danh mục các loại hình tài sản bảo đảm cùng các yếu tố có liên quan trong Nghị định 178/1999/NĐ-CP, đặc biệt là Nghị định 85/2002 và Thông tư 06/2000/TT- NHNN1 phù hợp với thực tế và đã giải quyết được nhiều mâu thuẫn giữa cái mà khách hàng có với cái mà Ngân hàng cần. Sự đa dạng hoá trong các loại tài sản bảo đảm mở ra nhiều hướng cho vay, trong đó tài sản đảm bảo được coi như là một trong những điều kiện để xét duyệt nhu cầu vay vốn. Chính vì vậy mà NHCT Hải Phòng cũng như các NHTM khác có thuận lợi trong kinh doanh khi cơ chế này ra đời.

Luận văn tốt nghiệp { 67

) Học viện Ngân hàng

Hơn nữa, theo trên phân tích thực hiện bảo đảm tín dụng tại NHCT Hải Phòng đã mang lại những kết quả đáng khích lệ, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cũng như chất lượng của hoạt động kinh doanh, vì vậy mà uy tín của Ngân hàng ngày càng nâng cao, tác động thuận lợi cho công tác huy động vốn và cho vay của Ngân hàng. Do đó, quan hệ tín dụng của Ngân hàng tiếp tục giữ vững ổn định

Đồ thị 2.1: Sự tăng trưởng doanh số cho vay và dư nợ cho vay qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng

( nguồn: Báo báo tổng kết hoạt động kinh doanh qua các năm)

Sự ổn định tín dụng được thể hiện qua. tình hình doanh số cho vay như sau:

Năm 2009: Doanh số cho vay đạt 2.405 tỷ đồng

Năm 2010: Doanh số cho vay đạt 2.445 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2009 là 40 tỷ đồng

Năm 2011: Doanh số cho vay là 2.210 tỷ đồng, giảm hơn so với năm 2010 là 235 tỷ đồng

Năm Dư nợ có bảo đảm Xử lí nợ tôn đọng (TSBĐ)

2009 1.960 1.126

2010 2.311 1,665

2011 1.969 839

Tình hình tăng trưởng của dư nợ cho vay:

Năm 2009: Dư nợ cho vay là 2.258 tỷ đồng

Năm 2010: Dư nợ cho vay là 2.490 tỷ đồng, tăng so với cùng kì năm 2009 là 232 tỷ đồng, tốc độ tăng là 10%

Năm 2011: Dư nợ cho vay là 1.993 tỷ đồng, giảm hơn so vơi cùng kì năm 2010 là 497 tỷ đồng, tốc độ giảm là 24%.

Như vậy ta có thể thấy tình hình quan hệ tín dụng qua các năm có sự vận động trái chiều năm 2010 thì được mở rộng còn năm 2011 lại thu hẹp, điều này có thể lý giải do cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu cuối năm 2010, lạm phát, chi phí tăng cao khiến các doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, ngân hàng cũng thắt chặt tín dụng tuy nhiên doanh số và dư nợ năm 2011 của Chi nhánh vẫn đạt xấp xỉ 2000 tỷ với tỷ trọng nợ quá hạn thấp nhất trong 3 năm gần đây. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì nó đã thể hiện rằng công tác bảo đảm tiền vay của Chi nhánh đúng đắn, hiệu quả, và đang dần được nâng cao. Cho vay ngoài quốc doanh tăng lên (40% trong tổng dư nợ cho vay năm 2010, 46% trong năm 2011) trong khi cho vay quốc doanh lại giảm (50% trong tổng dư nợ cho vay năm 2010, 35% trong năm 2011), điều này cũng phù hợp với xu thế hiện tại khi khối quốc doanh làm ăn không đạt hiệu quả cao mà lại chủ yếu vay tín chấp tiềm ẩn rủi ro cao với một loạt minh chứng rõ rệt điển hình như Vinashin... nên tập trung tăng trưởng cho vay ngoài quốc doanh có thể coi là một mục tiêu cần quan tâm khi thực hiện mở rộng tín dụng. Do vậy thực hiện bảo đảm tín dụng hiệu quả hơn vẫn là công cụ tác động để đạt được các mục tiêu về số lượng khách hàng cũng như chất lương tín dụng trong những năm tới.

2.2.3.3. Thực hiện bảo đảm tín dụng góp phần hạn chế những tổn thất trong

kinh doanh

{ 69 ) Học viện Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0054 giải pháp hoàn thiện đảm bảo tiền vay tại NH TMCP công thương việt nam chi nhánh hải phòng luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 71 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w