II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm tiền vay bằng tà
4. Đa dạng hóa các loại TSBĐ
Các quy định về bảo đảm tiền vay hiện nay quy định các loại tài sản dùng làm bảo đảm tương đối đa dạng. Thế nhưng việc áp dụng trong bảo đảm tiền vay tại NHCT nói chung và Chi nhánh NHCT Hải Phòng lại rất hạn chế, tài sản đảm bảo tiền vay chỉ giới hạn trong phạm vi các tài sản thông dụng và có độ an toàn cao như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, giá trị quyền sử dụng đất và tài sản sở hữu gắn liền với đất cùng một số dây truyền sản xuất, máy móc thiết bị, hàng hoá, ô tô, xe máy.
Đối với tài sản cầm cố là máy móc thiết bị, dây truyền sản xuất, trên thực tế cán bộ tín dụng rất ngại nhận làm tài sản đảm bảo vì khó đánh giá, khó quản lý. Điều này gây khó khăn cho các doanh nghiệp muốn vay vốn của Chi nhánh vì vốn tự có ban đầu của các doanh nghiệp nằm chủ yếu dưới dạng nhà xưởng, máy móc thiết bị. Khi cần vay vốn của Chi nhánh rất nhiều doanh nghiệp rất muốn sử dụng máy móc thiết bị của mình để cầm cố vay vốn nhưng không phải máy móc, thiết bị nào cũng được Chi nhánh chấp nhận. Chính điều này đã hạn chế khả
năng mở rộng tín dụng của Chi nhánh cũng như hạn chế khả năng vay vốn của khách hàng. Vì vậy để mở rộng tín dụng có bảo đảm và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra đối với tài sản là máy móc thiết bị thì Chi nhánh nên dùng loại tài sản này để thế chấp cho các món vay ngắn hạn, và có ký hiệu đánh dấu riêng vào những máy móc nhận thế chấp để tiện cho việc theo dõi, kiểm tra tình hình sử dụng tài sản thế chấp .
Hiện nay, Chi nhánh thực hiện cầm cố, thế chấp cả đối với kho hàng. Vì vậy, để thực hiện tốt hình thức này Chi nhánh cần phải nhận được sự hỗ trợ của cơ quan quản lý chất lượng hàng hoá.
Đối với các tài sản khác như cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng nhận thấu thì rất ít được Ngân hàng nhận làm vật bảo đảm vì mức độ rủi ro quá cao. Điều này cũng hạn chế việc mở rộng tín dụng. Để xúc tiến đưa hoạt động này vào thực hiện cần phải làm tốt công tác chuẩn bị như đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu, chuyên đánh giá những biến động của loại tài sản này, thành lập các công ty xử lý tài sản nợ.
Đối với các khoản phải thu, tạo thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng các khoản cho vay ngắn hạn, nhanh thu hồi vốn.
Ngoài ra, Chi nhánh cần đi đầu trong việc nhận Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ làm TSBĐ. Thị trường Bảo hiểm Việt Nam, trong thời gian qua đã có những bước phát triển khởi sắc, đặc biệt đối với loại hình bảo hiểm nhân thọ, đã đưa ra nhiều mức bảo hiểm cùng với các dịch vụ hỗ trợ liên quan, do đó số lượng hợp đồng bảo hiểm nhân thọ ngày càng gia tăng, đây là cơ sở để ngân hàng có thể khai thác để mở rộng tín dụng. Bên cạnh đó, hình thức bảo đảm này tương đối thuận lợi vì tính thanh khoản cao, dễ dàng trong quản lý.
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, những TSBĐ cần bổ sung trên cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Điều đó, đòi hỏi CBTD cần xem kĩ lưỡng các yếu tố về khách hàng, hiệu quả dự án để lựa chọn TSBĐ cho phù hợp. Việc đưa cái mới vào áp
Luận văn tốt nghiệp 8 ɜ Học viện Ngân hàng
dụng ban đầu bao giờ cũng khó khăn, nhưng nếu thực hiện tốt kết quả thu được rất khả quan. Vì vậy, ban đầu Chi nhánh nên áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ lâu dài, dự án có tính khả thi cao, ít rủi ro. Từ đó, tiếp tục mở rộng đối tượng áp dụng. Với cách làm như vậy, Chi nhánh không chỉ thu hút một số lượng khách hàng đáng kể mà còn hạn chế rất lớn rủi ro.