3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP
3.2.3. Nhóm các giải pháp cụ thể
3.2.3.1. Định giá vốn giữa HO với Khối Kinh doanh tiền tệ
Để việc định giá vốn nội bộ của Khối kinh doanh tiền tệ (Khối KDTT) được chính xác và hiệu quả, cần tiến hành các bước sau:
Xác định giá vốn cho từng loại Định giá vôn Xác định các khoản giao dịch giữa HO - Khối KDTT
Sơ đồ 3.1: Các bước định giá vốn nội bộ giữa HO - Khối KDTT- Xác định các khoản giao dịch giữa Hội Sở chính và Khối Kinh doanh - Xác định các khoản giao dịch giữa Hội Sở chính và Khối Kinh doanh tiền tệ:
Vốn chủ sở hữu ủy thác cho Khối Kinh doanh tiền tệ quản lý và phân bổ cho các mục đích sử dụng và định giá hằng năm vào ngày làm việc đầu tiên của năm và cố định trong suốt năm đó: Đầu tư giấy tờ có giá bắt buộc theo quy định của pháp luật; Đầu tư giấy tờ có giá đảm bảo thanh khoản; Đầu tư giấy tờ có giá kinh doanh. Vốn của Hệ thống tạm thời nhàn rỗi được giao cho Khối Kinh doanh tiền tệ theo hình thức có kỳ hạn và khơng có kỳ hạn. Khối Kinh doanh tiền tệ chủ động huy động vốn để cung ứng cho Hệ thống khi Hệ thống thiếu vốn theo hình thức có kỳ hạn và khơng kỳ hạn.
Kinh doanh tiền tệ căn cứ trên giao dịch vốn hằng ngày của Khối Kinh doanh tiền tệ. Giá mua và bán vốn được xác định trên chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn trong ngày của Khối Kinh doanh tiền tệ, căn cứ trên lãi suất của thị trường liên ngân hàng và tình trạng thừa thiếu vốn của hệ thống.
- Nguyên tắc định giá mua và bán vốn: Các giao dịch trên tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi thanh tốn tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước: Khối Kinh doanh tiền tệ chịu trách nhiệm quản lý vốn trên các tài khoản trên nhằm đảm bảo tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh khoản nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho BAOVIET Bank. Đối với các khoản mục mua và bán vốn có kỳ hạn.
Trong tuần đầu hằng tháng, Tổng Giám đốc sẽ quyết định khối lượng và giá vốn của hệ thống giao (giao dịch bán) cho Khối Kinh doanh tiền tệ để đầu tư có kỳ hạn, cũng như quyết định khối lượng nhận vốn (giao dịch mua) và giá vốn có kỳ hạn do Khối Kinh doanh tiền tệ cung ứng cho hệ thống.
Giá vốn có kỳ hạn được cố định trong tồn bộ thời hạn mua - bán vốn và được tính bằng mức bình qn lãi suất chào mua (đối với các giao dịch bán) hoặc
chào bán (đối với các giao dịch mua) cùng kỳ hạn của 3 ngân hàng Vietcombank,
BIDV, Vietinbank sau khi khấu trừ (đối với các giao dịch bán) hoặc cộng thêm (đối với các giao dịch mua) mức điều tiết thu nhập do Tổng Giám đốc quyết định
đối với Khối kinh doanh tiền tệ (NIM - đơn vị tính %/năm).
Khối Kinh doanh tiền tệ chủ động trong việc quyết định việc mua - bán trên thị trường liên ngân hàng trên cơ sở khe hở khối lượng và kỳ hạn của mình và chịu trách nhiệm về rủi ro lãi suất.
- Đối với các khoản mục mua và bán vốn không kỳ hạn:
Khối Kinh doanh tiền tệ.
Ket dư giữa tong số điều chuyển vốn hoặc tiếp nhận của Hệ thống với Khối Kinh doanh tiền tệ và tổng số vốn của các giao dịch mua - bán vốn có kỳ hạn nêu trên là số vốn được coi là mua - bán không kỳ hạn và được áp lãi vốn hệ thống qua đêm cho Khối Kinh doanh tiền tệ.
Lãi vốn hệ thống mua - bán qua đêm cho Khối Kinh doanh tiền tệ được xác định bằng mức lãi suất bình quân mua hoặc bán qua đêm cuối ngày giao dịch của 3 ngân hàng Vietcombank, BIDV, Vietinbank sau khi khấu trừ (đối với giao dịch mua) mức điều tiết thu nhập do Tổng Giám đốc quyết định đối với Khối Kinh doanh tiền tệ (NIMkkh - đơn vị tính %/năm).
- Đối với hoạt động kinh doanh ngoại hối: Giá vốn VND cũng như ngoại tệ cho việc giữ trạng thái ngoại hối được áp dụng giá mua - bán vốn không kỳ hạn. Cách xác định giá mua - bán vốn khơng kỳ hạn như cách tính bên trên.
- Ngồi các danh mục đầu tư, kinh doanh giấy tờ có giá được đầu tư từ nguồn vốn của chủ sở hữu, danh mục đầu tư và kinh doanh giấy tờ có giá được áp dụng giá mua và bán vốn kỳ hạn theo quy định từng thời kỳ. Cách xác định giá mua - bán vốn kỳ hạn như trình bày phần trên tại giải pháp này.
3.2.3.2. Định giá cho các tài sản khác ngoài nguồn vốn huy động và đầu tư, cho vay
Thơng thường việc định giá các tài sản ngồi nguồn vốn huy động và đầu tư, cho vay hiện nay chưa các NHTM ở Việt Nam quan tâm đúng mức, do vậy dẫn đến việc một số chi nhánh đầu tư tràn lan gây lãng phí mà khơng tính đến hiệu quả của việc sử dụng vốn. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả thấy rằng, để các đơn vị kinh doanh hoạt động hiệu quả thì việc đánh giá điều chuyển vốn nội bộ đối với các loại tài sản này là cơng việc rất cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư của các đơn vị kinh doanh. Vì vậy, trong thời gian tới, BAOVIET Bank cần kiên quyết đưa vào định giá các tài sản này.
Để thực hiện được việc định giá các loại tài sản này, công việc trước hết cần phải hoàn thiện định nghĩa kỳ hạn cho các khoản mục không xác định được kỳ hạn. Trong nội dung đề xuất này, tác giả cũng bổ sung các định nghĩa và kỳ hạn định giá đối với từng loại tài sản (Phụ lục số 01).
3.2.3.3. Xây dựng đường cong lãi suất FTP, linh hoạt trong điều hành
- Xây dựng đường cong lãi suất FTP: Đường cong FTP là cơ cấu kỳ hạn của các mức lãi suất dựa trên đó các đơn vị kinh doanh của BAOVIET Bank sẽ thực hiện giao dịch “vay” và “cho vay” đối với Trung tâm vốn và khách hàng. Đường cong cần phải phản ánh các mức lãi suất mà tại đó BAOVIET Bank với tư cách là một thành viên bán bn liên ngân hàng, có thể vay và cho vay trên thị trường mở với lãi suất tốt nhất so với uy tín tín dụng của Ngân hàng trên thị trường đó.
Mỗi loại đồng tiền lại địi hỏi có một đường cong FTP riêng, đối với BAOVIET Bank có khối lượng kinh doanh đáng kể bằng đồng VND và USD thì sẽ phải xây dựng 2 đường cong FTP riêng, một cho VND và một cho USD. Ta có thể xem ví dụ mơ phỏng dưới đây:
Biểu đồ 3.1: Mô phỏng đường cong lãi suất huy động vốn
ban hành được các biểu lãi suất cho từng loại tiền gắn với từng sản phẩm, tuy nhiên việc sử dụng đường cong lãi suất (một cách tiếp cận theo chuẩn mực quốc tế) chưa được chú trọng nghiên cứu và xây dựng, dẫn đến việc điều hành bị động, không theo kịp với thị trường. Xây dựng được đường cong lãi suất sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình ban hành các biểu lãi suất nội bộ, giúp các cấp lãnh đạo từ HO đến chi nhánh ra quyết định cho vay hoặc huy động vốn trên thị trường, đó thực sự là cơng việc rất cần thiết cho BAOVIET Bank lúc này.
- Áp dụng giá mua - bán vốn linh hoạt
Chi phí huy động vốn thực tế trên thị trường trong thời gian vừa qua cao hơn từ 2-4% mức trần tối đa của NHNN, thậm chí có thời kỳ cịn lên cao hơn 7%, những phần chênh lệch lãi suất đó, các Đơn vị kinh doanh khơng thể hạch tốn trực tiếp vào chi phí huy động vốn và phải “lách” qua các con đường để hợp thức, làm cho giá vốn huy động bị méo mó.
Trong giai đoạn này, việc điều hành lãi suất chưa linh hoạt dẫn đến nhiều chi nhánh huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất bán vốn FTP cho Trung tâm vốn, dẫn đến Đơn vị kinh doanh nào càng huy động nhiều, càng lỗ. Để khích lệ cũng như đảm bảo công bằng, lấy thị trường làm nền tảng để xây dựng mức lãi suất FTP, BAOVIET Bank nên xem xét, linh hoạt để ban hành kịp thời biểu lãi suất nội bộ cả huy động và cho vay bằng mức lãi suất của thị trường đảm bảo lợi ích, cơng bằng cho các Đơn vị kinh doanh. Việc ban hành lãi suất FTP có thể linh hoạt theo từng tỉnh thành, từng khu vực để đảm bảo khuyến khích sự nỗ lực của các Đơn vị kinh doanh trong việc tìm kiếm, mở rộng khách hàng.
Khi nền kinh tế rơi vào khó khăn như hiện nay, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, Hội sở
chính cũng nên chia lửa cùng Chi nhánh bằng cách điều chỉnh FTP như là tạm thời khơng tính giá vốn đối với một số khoản quá hạn để bớt áp lực lợi nhuận
chi nhánh.
- Đối với tiền gửi khơng kỳ hạn: Nhằm khuyến khích các chi nhánh thu hút nguồn vốn lãi suất thấp và tương đối ổn định, lãi suất đối với khoản tiền này BAOVIET Bank nên áp dụng theo thông lệ của một số NHTM, cụ thể:
+ 30% lãi suất 12 tháng: áp dụng lãi suất kỳ hạn 12 tháng + 30% lãi suất 3 tháng: áp dụng lãi suất kỳ hạn 3 tháng + 40% lãi suất không kỳ hạn: áp dụng lãi suất O/N
Lãi suất áp dụng đối với
; ■ = 30% x FTP12th + 30% x FTP3th + 40% x FTPKKH
tiền gửi khơng kỳ hạn
Ví dụ: FTPnth= 9,6%; FTP 3th = 8,0%; FTPKKH = 5,8% Áp dụng cơng thức trên ta có FTPtiền gửi kkh = 7,6%.
Với ví dụ trên, có thể thấy rằng lợi ích từ việc huy động được nguồn tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng, chi nhánh sẽ có lợi ích rất lớn. Từ lợi ích trên sẽ thúc đẩy chi nhánh mở rộng khách hàng, tìm kiếm nguồn tiền gửi nhàn rỗi từ các tổ chức, cá nhân...
3.2.3.4. Áp dụng mơ hình Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP với một bộ phận điều hành duy nhất
Trên cơ sở phân tích thực trạng mơ hình tổ chức cho hệ thống FTP đang áp dụng tại chương II, tác giả đề xuất thành lập Bộ phận quản lý nguồn vốn tập trung tại Hội sở chính (Trung tâm vốn), Bộ phận này có vai trị và trách nhiệm như sau:
Quản lý rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro thị trường khác trên toàn ngân hàng. Tuân thủ với các hạn mức quản trị rủi ro được phân bổ trên sổ sách của ngân hàng và các quy định của pháp luật đáp ứng các yêu cầu hoạt động (ngân sách) do ALCO đưa ra. Quản lý chi phí dự trữ bắt buộc và thanh khoản từ Hội sở chính đến các chi nhánh.
trên thực tế nhằm mục đích tháo gỡ kịp thời những vướng mắc cho các đơn vị kinh doanh và các quyết định FTP và định giá sản phẩm mới.
Cung cấp cho ALCO thông tin về biến động lãi suất và các điều kiện thị trường, quản lý các khoản đầu tư cơ cấu dài hạn, quản lý các trạng thái rủi ro ngoại hối trên tồn hệ thống.
Bộ phận này có chức năng điều hành để đảm bảo vốn được luân chuyển theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.2: Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP một bộ phận điều hành duy nhất
Ghi chú:
- Các chi nhánh khi có phát sinh giao dịch về tiền tệ với khách hàng đều thực hiện giao dịch qua Trung tâm vốn.
- Trung tâm vốn thực hiện quản lý toàn bộ vốn của hệ thống, luôn chuyển vốn giữa các chi nhánh thông qua cơ chế mua - bán vốn và kinh doanh trên thị trường tiền tệ.
3.2.3.5. Hoàn thiện về hệ thống báo cáo
Để định giá vốn được thuận tiện và chính xác, BAOVIET Bank cần thực hiện ngay việc mở một Đơn vị kinh doanh mới cho Khối kinh doanh tiền tệ
trên hệ thống T24. Đồng thời, rà soát, sắp xếp lại trên hệ thống core banking mã các phòng ban trong một đơn vị kinh doanh theo một quy tắc, quy chuẩn nhất định, để thuận tiện cho việc hạch tốn thu nhập, chi phí tới từng bộ phận nhỏ nhất.
Phát triển các báo cáo liên quan đến việc khách hàng vay trả tiền trước hạn, hoặc tất toán trước hạn đối với các khoản huy động vốn từ khách hàng để thuận tiện cho việc đối chiếu dữ liệu. Trong đó đặc biệt là các báo cáo liên quan đến những khách hàng vay nhưng được cơ cấu lại nợ. Phát triển hệ thống báo cáo kết quả kinh doanh hằng ngày theo Khối, Đơn vị kinh doanh, các báo cáo phục vụ cho việc đối chiếu việc hạch toán số liệu đúng với từng Đơn vị kinh doanh.
3.2.3.6. Bổ sung tiêu thức để đánh giá hiệu quả của đơn vị kinh doanh
Xác định hiệu quả kinh doanh một cách chính xác là một trong những điểm nổi bật của Cơ chế quản lý vốn tập trung. Trên cơ sở xác định đối tượng hợp lý và chính xác, HO sẽ tính được các mức thu nhập của chi nhánh, cũng như các chỉ số để xác định hiệu quả hoạt động của từng chi nhánh.
Trong điều kiện bình thường, thị trường khơng có các bất ổn và biến động, giá vốn mua của HO với chi nhánh luôn thấp hơn giá vốn bán của HO cho chi nhánh, phần chênh lệch này được hiểu như là giá mà chi nhánh phải trả cho HO trong việc quản lý vốn, chênh lệch giữa giá mua của HO và lãi huy động của chi nhánh từ các thành phần kinh tế, hay giá bán vốn của HO va giá cho vay của chi nhánh với các đối tượng khách hàng là một trong những công cụ điều tiết của HO đối với hoạt động của chi nhánh.
Hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Thu nhập ròng từ lãi, thu nhập trước khi phân bổ và thu nhập sau khi phân bổ. Các chỉ tiêu kinh doanh được Hội sở chính quyết định theo từng thời kỳ và có thể khác nhau theo từng vùng, miền. Hiện nay, việc đánh giá
các đơn vị kinh doanh mới chỉ dừng lại ở hiệu quả kinh doanh cuối cùng (lãi/lỗ) mà thiếu các tiêu thức cụ thể để đánh giá xếp loại nhằm có cái nhìn đa chiều hơn đối với từng đơn vị/chi nhánh. Các chỉ tiêu đó, cụ thể là:
* Phân bổ chi phí
Phân bổ tồn bộ chi phí hoạt động của Trung tâm vốn phát sinh trong quản lý điều hành vốn thành chi phí hoạt động của các đơn vị kinh doanh.
Căn cứ vào phân bổ chi phí là Tổng giá trị tài sản Có và Tài sản Nợ bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.
Chi phí phân bổ cho đơn vị kd A (CFPB)
Chi phí hoạt động của HO
Tổng tài sản tồn hệ thống x (TSC + TSN)/2đvkd A
* Thu nhập trước khi phân bổ
Giá trị thu nhập trước khi phân bổ của đơn vị kinh doanh được xác định bằng thu nhập ròng từ lãi cộng thu nhập khác ngồi lãi trừ chi phí hoạt động phát sinh tại đơn vị kinh doanh đó:
NI = NII + TNO - CFO
Trong đó:
NI: Giá trị thu nhập trước khi phân bổ TNO: Các nguồn thu khác ngoài lãi CFO: Chi phí hoạt động
Tỷ lệ thu nhập trước khi phân bổ được xác định bằng giá trị thu nhập ròng chia cho tổng TSC và TSN bình quân trong kỳ của đơn vị kinh doanh.
NI
NM = x 100
(TSC + TSN)/2
Trong đó:
NM (Net Margin): là tỷ lệ thu nhập ròng trong kỳ của đơn vị kinh doanh NI: giá trị thu nhập ròng trong kỳ của đơn vị kinh doanh
(TSC + TSN)∕2: tổng giá trị TSC và TSN bình quân trong kỳ
* Thu nhập sau khi phân bổ:
Giá trị thu nhập sau khi phân bổ của đơn vị kinh doanh được xác định bằng
thu nhập trước khi phân bổ giảm trừ chi phí được phân bổ từ Trung tâm vốn:
NC = NI - CFPB
Trong đó:
NC (Net Contribution): giá trị thu nhập sau khi phân bổ