Một số nội dung của Cơ chế Quản lý vốn cũ

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 54)

Trước tháng 8 năm 2010, BAOVIET Bank thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán. Theo cơ chế này các chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh phải mở ít nhất 1 tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước địa phương và tại một tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời an toàn vốn.

2.3.1.1. Nội dung cơ bản của Cơ chế Quản lý vốn tập trung

Thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán, BAOVIET Bank quản lý vốn tập trung phân tán và hoạt động theo cơ chế vay - gửi với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Trong cơ chế quản lý vốn này, khi các chi nhánh thừa hoặc thiếu vốn, sẽ đề xuất với HO để thực hiện mua/bán và chỉ chuyển vốn phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có, HO nhận vốn/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/thiếu hụt của chi nhánh. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cho vay, nhận gửi) cũng chỉ áp dụng cho phần chênh

lệch này.

Các chi nhánh: thiếu vốn Các chi nhánh: thừa vốn

Hình 2.2: Cơ chế Quản lý vốn cũ

Theo cơ chế này, các chi nhánh đều phải tự chịu trách nhiệm về mọi rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường. Các chi nhánh đều có bảng Tổng kết tài sản riêng và tự cân đối giữa tài sản Nợ và tài sản Có.

Có thể nói, khi áp dụng cơ chế này, mỗi chi nhánh hoạt động như một ngân hàng nhỏ, tự cân đối tài sản Có và tài sản Nợ, chỉ nhận hoặc gửi vốn về Hội sở chính trong trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa.

2.3.1.2. Những tồn tại của Cơ chế quản lý vốn cũ

Qua quá trình áp dụng, tuy thời gian chưa được dài nhưng cơ chế quản lý vốn này đã có nhiều hạn chế, cụ thể như sau:

Một là, quản lý vốn phân tán, gây lãng phí vốn, các chi nhánh phải tự

chịu trách nhiệm cân đối nguồn vốn, nhiều khi thiếu hụt và phải huy động của các tổ chức tín dụng khác với chi phí cao.

Hai là, khơng tận dụng được nguồn vốn nội bộ, không thực hiện luân

chuyển vốn giữa các đơn vị trên các địa bàn khác nhau.

Ba là, các chi nhánh trong cùng hệ thống cạnh tranh lẫn nhau để thu hút

khách hàng bằng các biện pháp tiêu cực như tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất cho vay ... làm gia tăng chi phí huy động vốn. Những hình thức đó ít nhiều đã gây ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của ngân hàng.

Bốn là, các chi nhánh do bị áp lực hoàn thành kế hoạch kinh doanh, tại

các thời điểm chốt số liệu lập Bảng tổng kết tài sản, thường dùng biện pháp kỹ thuật tạm thời để số dư huy động cuối năm đạt được kế hoạch như: phát vay vào tài khoản khách hàng nhưng chưa thanh toán ngay, đàm phán các khách hàng là các doanh nghiệp hỗn các khoản thanh tốn không gấp, hoặc tạm thời chuyển tiền vào tài khoản ... Điều này dẫn đến tình trạng, số dư huy động của các ngân hàng tăng cao vào cuối năm và giảm nhanh vào những ngày đầu năm nhưng khơng có cơ chế kiểm sốt gây lãng phí rất lớn các nguồn lực cho ngân hàng.

Năm là, kết quả kinh doanh được tổng hợp vào cuối năm tài chính,

khơng phản ánh chính xác năng lực hoạt động của các ngân hàng.

Sáu là, đánh giá mức độ đóng góp của các chi nhánh vào kết quả chung

của tồn ngành chưa chính xác thơng qua việc giao chỉ tiêu doanh thu và chi phí; Các chính sách chưa thể hiện được tính nhất qn và bình đẳng chung

trong hệ thống.

Cuối cùng, quy mơ hoạt động của các chi nhánh ngày càng phát triển,

đồng nghĩa với khối lượng phát sinh giao dịch vốn nội bộ ngày càng gia tăng, đòi hỏi số lượng thao tác cho nghiệp vụ chuyển vốn nội bộ ngày càng nhiều, mất nhiều thời gian cho xử lý sự vụ.

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 51 - 54)