Nội dung quản trị tài sản Nợ

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 33)

1.2. QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ

1.2.3. Nội dung quản trị tài sản Nợ

1.2.3.1. Các yếu tố tác động đến quản trị tài sản Nợ

- Các nhân tố quyết định đến quy mô nguồn vốn huy động tiền gửi: Lãi suất huy động: Lãi suất là giá mà người vay phải trả để sử dụng tiền không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức cho vay có được đối với việc trì hỗn chi tiêu.

Tuy nhiên, nếu công cụ lãi suất nếu khơng được kiểm sốt chặt chẽ dẫn đến tình trạng các ngân hàng liên tục gia tăng lãi suất huy động nhằm gia tăng nguồn vốn huy động, đồng thời làm gia tăng lãi suất cho vay tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

Chất lượng dịch vụ ngân hàng: Chất lượng dịch vụ ngân hàng được đánh giá thơng qua tính đa dạng, tiện ích của sản phẩm ngân hàng và hàm lượng cơng nghệ trong sản phẩm và trình độ của đội ngũ nhân viên ngân hàng. Cụ thể, sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ như ATM, ATM - POST, Debit card, internet banking, các loại tài khoản hỗn hợp ... sẽ thu hút được sự quan tâm, sử dụng của khách hàng.

Các nhân tố khách quan khác: Các nhân tố này cũng tác động đến qui mô nguồn vốn huy động của ngân hàng như: Chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, thu nhập và động cơ của người gửi tiền.

- Chi phí huy động vốn: Chi phí huy động vốn là khoản chi phí được cấu thành bởi chi phí lãi phải trả cho các khoản tiền gửi của khách hàng và các chi phí lãi phát sinh khác trong q trình huy động vốn như chi phí phải trả lương nhân viên, chi phí về khoa học cơng nghệ, chi phí quản lý ...

- Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn:

Các loại rủi ro tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng: Thực tế cho thấy, việc lựa chọn nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào rủi ro mà nguồn vốn huy động mang lại. Nguồn vốn huy động với chi phí thấp thì rủi ro cao và ngược lại.

Các loại rủi ro thường tác động đến nguồn vốn huy động của ngân hàng như sau:

Rủi ro lãi suất: Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đoi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất (như lạm phát) dẫn

đến những tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng.

Rủi ro thanh khoản: Là loại rủi ro xuất hiện khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đoi kịp thời các tài sản ra tiền hoặc khơng có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của nhu cầu thanh toán.

Rủi ro vốn chủ sở hữu: Khi vốn huy động lớn quá so với vốn chủ sở hữu, các nhà đầu tư sẽ lo lắng đến khả năng hồn trả của ngân hàng và có thể sẽ rút vốn ra khỏi ngân hàng đó, hoặc việc huy động nguồn vốn quá lớn so với qui mô vốn chủ sở hữu sẽ xuất hiện rủi ro về khả năng hoàn trả.

Theo qui định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng thương mại được phép sử dụng 30% nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn (Thông tư số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009), các ngân hàng thương mại thường cố gắng gia tăng qui mô nguồn vốn huy động này để gia tăng qui mô nguồn vốn ngắn hạn được phép cho vay trung và dài hạn, đồng thời hạn chế rủi ro huy động vốn với chi phí thấp.

1.2.3.2. Các nguyên tắc quản trị tài sản Nợ

- Tuân thủ các qui định của pháp luật và của cơ quan quản lý trong quá trình huy động vốn ngân hàng như: Tỷ lệ tối đa được phép huy động so với vốn tự có (nhằm đảm bảo khả năng chi trả), lãi suất huy động phải phù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước.

- Phải đảm bảo được 2 yêu cầu: Chi phí huy động thấp nhất và qui mơ nguồn vốn huy động cao.

- Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản của ngân hàng, hạn chế đến mức tối đa sự giảm đột ngột về nguồn vốn của ngân hàng.

- Sử dụng các công cụ huy động vốn đa dạng để phân tán rủi ro, phù hợp với các đặc điểm hoạt động ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w