Nội dung cơ bản của Cơ chế quản lý vốn tập trung mới

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 59)

2.3.2.1. Quản lý theo kế hoạch kinh doanh, hạn mức và giới hạn quy định

Trong hoạt động kinh doanh của BAOVIET Bank, để đảm bảo an toàn, quản lý được các rủi ro tiềm tàng đồng thời phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả, HO sẽ quyết định các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của năm, trong đó quy định các hạn mức, các giới hạn áp dụng cụ thể như sau:

- Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh:

Các chỉ tiêu chủ yếu của tồn hệ thống: dư nợ tín dụng, tự huy động, thị phần tín dụng, thị phần huy động ... chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tối thiểu như chi phí/doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận ... và các chỉ tiêu chất lượng chất lượng hoạt động như nợ quá hạn, chi phí dự phịng, vốn của ngân hàng ...;

Các chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu giao cho chi nhánh bao gồm: nguồn vốn huy động, quy mơ tín dụng (tối đa), tỷ lệ NIM (tối thiểu) ... với tiến độ thực hiện cụ thể để đảm bảo sự cân đối trong tồn hệ thống.

- Quản lý quy mơ tín dụng: Quy mơ tín dụng tối đa của hệ thống được quản

lý theo tỷ lệ tương đối trên tổng tài sản, tỷ lệ trên tổng nguồn vốn huy động. - HO phân bổ các giới hạn tín dụng cho các chi nhánh căn cứ trên tổng hạn mức tín dụng và danh mục tín dụng tồn hệ thống, tiềm năng phát triển của từng địa bàn, chất lượng và hiệu quả tín dụng của từng chi nhánh.

- HO chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên tình hình thực hiện các hạn mức tín dụng của tồn hệ thống và từng chi nhánh, chỉ đạo để duy trì hạn

mức tín dụng của các chi nhánh căn cứ trên.

2.3.2.2. Quản lý danh mục đầu tư

Thông thường BAOVIET Bank quản lý danh mục đầu tư nhằm hai mục tiêu là: Cơ cấu lại tài sản để quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và mục tiêu mang lại lợi nhuận kinh doanh.

Với cơ chế quản lý vốn tập trung danh mục đầu tư của BAOVIET Bank cũng khá đa dạng: giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, chứng khoán ...), đầu tư trên thị trường liên tiền tệ, kinh doanh ngoại tệ... Đối với loại tài sản này, BAOVIET Bank quy định giới hạn giảm giá trị của danh mục đầu tư tối đa khi lãi suất thay đoi trong từng thời kỳ.

2.3.2.3. Quản lý hạn mức đầu tư

Hạn mức đầu tư được BAOVIET Bank quy định đối với từng loại tài sản đầu tư cụ thể theo từng thời kỳ. Các chi nhánh không được phép đầu tư trừ trường hợp đặc biệt có sự cho phép từ HO đối với các loại giấy tờ có giá do chính quyền tỉnh, thành phố hoặc các TCTD phát hành. Hạn mức này thông thường được BAOVIET Bank chia làm hai phần:

- Hạn mức đầu tư liên ngân hàng: tổng hạn mức đầu tư; hạn mức đầu tư theo loại hình tổ chức của các tổ chức tín dụng (Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Tổ chức tín dụng khác ...); hạn mức đối tác ...

- Hạn mức đầu tư GTCG: bao gồm tổng hạn mức, hạn mức giấy tờ có giá dài hạn, hạn mức đầu tư các giấy tờ có giá ngắn hạn.

2.3.2.4. Quản lý các giới hạn

- Tỷ lệ thu nhập lãi ròng cận biên - NIM (Net Interest Margin)

Căn cứ vào kế hoạch tài chính, HO sẽ thơng báo tỷ lệ NIM tối thiểu của hệ thống. Tùy từng thời kỳ, HO có thể quy định tỷ lệ NIM thống nhất trong tồn hệ thống, hoặc phân biệt theo địa bàn khu vực, loại khách hàng .Dựa

vào NIM do HO quy định, các chi nhánh có trách nhiệm tổ chức hoạt động kinh doanh, tính tốn thu nhập lại từ nghiệp vụ huy động vốn và cho vay đảm bảo đạt chỉ tiêu NIM theo quy định. HO sẽ theo dõi giám sát tỷ lệ NIM của hệ thống, định kỳ phân tích tình hình thực hiện và xu hướng thị trường, báo cáo và thiết lập các biện pháp để duy trì tỷ lệ NIM nhằm ổn định thu nhập ròng của ngân hàng.

- Các giới hạn rủi ro: Hội đồng ALCO quyết định giá trị các chỉ số áp dụng để quản lý rủi ro của hệ thống, bao gồm:

Giá trị tối đa (tối thiểu) của khe hở thanh khoản, khe hở nhạy cảm với lãi suất, khe hở kỳ hạn;

Giới hạn tối đa giá trị các khoản mục tài sản Nợ - tài sản Có khơng nhạy cảm với lãi suất trong từng thời kỳ;

Các chỉ số thanh khoản: Trước mắt áp dụng các chỉ số thanh khoản như giá trị tối đa, tối thiểu của chỉ số dự trữ thanh tốn, trong đó có chỉ số dự trữ sơ cấp.

Giá trị tối thiểu chỉ số thanh khoản trong 1 ngày, 7 ngày, 1 tháng ...;Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn. Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn.

Các giới hạn theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 Qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng:

Vốn tự có

o Tỷ lệ an tồn tối thiểu (CAR) = ----------------------x 100

Tài sản Có rủi ro

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định tại Thơng tư trên hiện nay là 9% TSC có thể thanh toán ngay

o Tỷ lệ khả năng chi trả = x 100

TSN phải thanh toán ngay Hiện nay tỷ lệ này đang quy định cho các TCTD là 25%.

2.3.2.5. Quản lý rủi ro thanh khoản

Trách nhiệm quản lý thanh khoản: HO chịu trách nhiệm quản lý tập trung rủi ro thanh khoản của toàn hệ thống, xác định nhu cầu thanh khoản và biện pháp đảm bảo nhu cầu thanh khoản.

Xác nhận nhu cầu thanh khoản: được xác nhận dựa vào chênh lệch dòng tiền vào - ra từng thời điểm (chênh lệch thanh khoản). Chênh lệch được điều chỉnh theo xác suất thống kê khả năng xảy ra.

HO có trách nhiệm xây dựng khả năng xảy ra đối với Bảng tổng kết tài sản tại các thời điểm trong tương lai khi thị trường có những biến động mạnh ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng, từ đó xây dựng các biện pháp đối phó.

Các biện pháp đảm bảo thanh khoản hiện nay: HO chịu trách nhiệm đảm bảo dự trữ thanh khoản trong các giới hạn cho phép của các chỉ số, cân đối phù hợp với nhu cầu thanh khoản để đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả. Các biện pháp thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Vay tái cấp vốn NHNN (chiết khấu, cầm cố, bán có kỳ hạn các giấy tờ có giá qua thị trường mở ...); thực hiện các hợp đồng bán có kỳ hạn các tài sản thanh khoản với các TCTD khác (tín phiếu, trái phiếu ...); huy động trên thị trường tiền tệ (từ các TCTD, khách hàng lớn); bán tài sản như bán hẳn các giấy tờ có giá, ngoại tệ kinh doanh; phát hành giấy tờ có giá; điều chỉnh các chính sách điều hành như giảm quy mơ tín dụng, thay đổi giá điều chuyển vốn nội bộ.

2.3.2.6. Quản lý rủi ro lãi suất

Lãi suất là do thị trường quyết định, mặt khác nó tác động rất lớn đến kết quả kinh doanh của các ngân hàng. Chính vì vậy mà các ngân hàng phải chủ động điều chỉnh cơ cấi tài sản Nợ hoặc tài sản Có của mình để tăng lợi nhuận hoặc hạn chế mức thấp nhất các tác động bất lợi của lãi suất.

Trên cơ sở xác định các giới hạn rủi ro có thể chấp nhận được của ngân hàng, Bộ phận quản lý ALM phối hợp cùng phòng Nguồn vốn- Khối kinh doanh tiền tệ đề xuất phương pháp quản lý, đồng thời đề xuất các hạn mức thực hiện đối với khe hở kỳ hạn và khe hở nhạy cảm lãi suất.

Từ Bảng cân đối kế toán và dự kiến diễn biến thị trường, định kỳ Phòng Nguồn vốn xây dựng các phương án duy trì giá trị các khe hở trong giới hạn xác định, dự kiến mức độ rủi ro của từng phương án và đề xuất biện pháp để quản lý rủi ro lãi suất.

2.3.2.7. Quản lý tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác

Việc quản lý thanh khoản cũng bao gồm cả việc mở, đóng và hoạt động của tài khoản tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác (Nostro). Hội sở chính cũng chịu trách nhiệm thiết lập và công bố thời điểm dừng thanh toán; thực hiện điều chuyển vốn giữa các tài khoản Nostro theo yêu cầu quản lý thanh khoản hoặc yêu cầu của chi nhánh (nếu có); đối chiếu tài khoản Nostro ...

2.3.2.8. Định giá điều chuyển vốn nội bộ

Định giá điều chuyển vốn nội bộ là nội dung cơ bản của cơ chế quản lý vốn tập trung, là điều kiện cần thiết để thực hiện quản lý được các nội dung khác của cơ chế quản lý vốn tập trung. Định giá điều chuyển vốn nội bộ sẽ chấm dứt việc điều chuyển vốn bằng tiền giữa Hội sở chính và Chi nhánh, chuyển chức năng chi nhánh thành đơn vị kinh doanh, bán hàng thực sự cịn Hội sở chính là bộ phận quản lý, điều hành, điều hịa vốn trong tồn hệ thống.

Với cơ chế định giá điều chuyển vốn, toàn bộ hoạt động liên quan đến giao dịch vốn của đơn vị kinh doanh được chia làm hai phần: hoạt động bên Nợ (sử dụng vốn), chi nhánh phải mua vốn, đồng thời trả lãi cho Hội sở chính và hoạt động bên Có (huy động vốn) chi nhánh bán vốn, đồng thời nhận lãi tương ứng. Căn cứ để xác định mua - bán vốn là số tiền (quy mô giao dịch), đồng tiền giao dịch và kỳ hạn (danh nghĩa) của giao dịch đó.

Định kỳ, Hội sở chính xác định và thơng báo giá mua vốn và bán vốn FTP tới các đơn vị kinh doanh, các đơn vị kinh doanh căn cứ vào giá FTP cùng với các chỉ tiêu kế hoạch được giao quyết định thực hiện các hoạt động kinh doanh tại đơn vị mình. Giá FTP là căn cứ để đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị kinh doanh và cũng là công cụ để Hội sở chính điều hành vốn trong tồn ngành nhằm hỗ trợ cơng tác quản lý thanh khoản, quản lý rủi ro lãi suất. giá FTP được điều chỉnh đối với các giao dịch đặc biệt, chi nhánh thực hiện theo chỉ định của Hội sở chính như nợ vay được khoanh, cho vay chỉ định, cho vay theo kế hoạch, cho vay theo các chương trình, mục tiêu, theo cam kết của BAOVIET Bank ...

Khối kinh doanh tiền tệ có trách nhiệm xây dựng Cơ chế định giá chuyển vốn, định kỳ xác định và thông báo giá FTP tới các đơn vị kinh doanh và thực hiện điều chỉnh thu nhập, chi phí đối với các giao dịch đặc biệt.

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 54 - 59)