Các phương pháp quản trị Nợ

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 35)

1.2. QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ

1.2.4. Các phương pháp quản trị Nợ

không ngừng nỗ lực gia tăng các biện pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn. Các ngân hàng có thể sử dụng các biện pháp sau:

1.2.4.1. Thực hiện các biện pháp đồng bộ để khơi tăng nguồn vốn của ngân hàng

- Biện pháp kinh tế: Giải pháp kinh tế là các ngân hàng sử dụng các đòn bẩy kinh tế như lãi suất và XO số, dự thưởng ...để giúp ngân hàng có thể khai thác và huy động các nguồn vốn cần thiết. Biện pháp này rất linh hoạt, nhạy bén có thể giúp ngân hàng đáp ứng được nhu cầu về vốn trong những trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, nếu sử dụng chính sách lãi suất và các công cụ khác không đúng sẽ gây ra những tổn hại cho ngân hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế.

- Biện pháp kỹ thuật: Đây là giải pháp cơ bản, lâu dài, giải pháp này không chỉ mang lại hiệu quả trong ngắn hạn và cả dài hạn. Đây là biện pháp chủ lực, mang tính chiến lược của mỗi ngân hàng. Các biện pháp chủ yếu gồm: Cải tiến, nâng cấp các thiết bị hiện đại nhằm đảm bảo cho việc thanh tốn được nhanh chóng, chính xác, thuận tiện hơn. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, phải tạo ra và cung ứng cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ tiền gửi để khách hàng có nhiều phương án lựa chọn. Hồn thiện và phát triển mạng lưới huy động vốn bao gồm mạng lưới truyền thông (mạng lưới này sử dụng con người làm hạt nhân, gồm các phòng giao dịch, chi nhánh, bàn tiết kiệm ...) và các mạng lưới hiện đại (ngân hàng điện tử ...).

- Biện pháp tâm lý:

Giải pháp tâm lý là giải pháp tác động vào yếu tố tình cảm, tâm lý của khách hàng để tạo lập, củng cố, duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài, bền vững giữa khách hàng và ngân hàng.

1.2.4.2. Sử dụng các cơng cụ cơ bản để tìm kiếm nguồn vốn

khoản. Một khi nhu cầu phát sinh vốn vượt quá khả năng thanh khoản, ngân hàng sẽ thực hiện vay theo thứ tự sau:

- Vay qua đêm: Thực hiện trong trường hợp sang ngày làm việc tiếp theo, ngân hàng có được nguồn thu tương ứng.

-Vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước với thời hạn linh hoạt tùy vào nhu cầu và khả năng trả nợ của ngân hàng.

- Sử dụng các hợp đồng mua lại, các chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn để huy động vốn, vay ngoại tệ ...

1.2.4.3. Đa dạng hóa các nguồn vốn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn hợp lý

Tùy vào đặc điểm của ngân hàng, nếu là bán buôn (chủ yếu cho vay trung và dài hạn) hay bán lẻ (chủ yếu cho vay ngắn hạn) mà các ngân hàng có cơ cấu nguồn hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản, tránh rủi ro về lãi suất.

1.2.4.4. Tận dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn

Hiện nay luật cho phép các NHTM được sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, nếu tận dụng được nguồn vốn này sẽ giúp ngân hàng tận dụng được nguồn vốn huy động rẻ mà vẫn đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh.

1.2.4.5. Thực hiện tốt các nội dung cơ bản trong quản lý tài sản Nợ

Bao gồm các công việc: Xây dựng kế hoạch nguồn vốn, thực hiện công tác điều hành vốn trong tồn hệ thống và phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nguồn vốn trong từng thời kỳ của từng chi nhánh và toàn hệ thống

và theo dõi thực hiện lãi suất, chênh lệch lãi suất bình quân cho vay và huy động

của từng chi nhánh cũng như của toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w