Nhóm các giải pháp chung

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 94)

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP

3.2.1. Nhóm các giải pháp chung

3.2.1.1. Cần triển khai một cách đồng bộ các giải pháp

Với cơ chế quản lý vốn vốn tập trung mới, tồn hệ thống là một ngân hàng duy nhất, xóa bỏ việc điều chuyển vốn bằng tiền trong hệ thống, chuyển sang áp dụng hệ thống định giá chuyển vốn nội bộ để xác định thu nhập, chi phí vốn định kỳ của từng chi nhánh và quan trọng là quản lý được các rủi ro trong công tác quản trị vốn như rủi lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tiền tệ.

Tuy nhiên, để thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung hiệu quả hơn nữa, hiện nay cần triển khai đồng bộ các mặt sau:

- về cơ sở vật chất: Cơ chế quản lý vốn tập trung địi hỏi cơng nghệ là

rất quan trọng, do vậy để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung cần có các điều kiện nhất định về cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ.

- về nhận thức: Cơ chế quản lý vốn tập trung về tong quan sẽ nâng cao

hiệu quả hoạt động kinh doanh cho toàn hệ thống, cần phải nhận thức rằng, chuyển đổi cơ chế quản lý từng chi nhánh sẽ có sự san sẻ giữa chi nhánh có

chi phí vốn rẻ và các chi nhánh có chi phí cao. Việc nhận thức đúng đắn về cơ chế sẽ giúp tồn hệ thống có sự gắn kết hơn, hoạt động đồng bộ và công bằng hơn, các chi nhánh sẽ được đánh giá hiệu quả quản lý và không chịu chi phối bởi các lợi thế về địa bàn và vùng kinh tế.

- về nhân lực: Chuyển đổi sang phương thức quản lý nguồn vốn tập

trung đòi hỏi mỗi đơn vị, mỗi cán bộ cần nghiên cứu những kiến thức quản lý ngân hàng hiện đại, qua đó nhận thức rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và đơn vị mình trong cơng tác quản lý vốn.

3.2.1.2. Giải pháp áp dụng đối với Hội sở chính

Một là, xây dựng định hướng, cơ chế hoạt động tổ chức thực hiện

Để đảm bảo thực hiện thống nhất cơ chế quản lý vốn tập trung đồng thời quản lý, kiểm soát hoạt động vận hành cơ chế trong tồn hệ thống ngân hàng, Hội sở chính có trách nhiệm nghiên cứu cập nhật, ban hành Quy chế Quản lý vốn tập trung và Quy trình thực hiện trên tồn hệ thống. Xây dựng chiến lược phát triển, lập kế hoạch kinh doanh hàng năm, bảng tổng kết tài sản kế hoạch của ngân hàng định kỳ.

Giao các chỉ tiêu kế hoạch: huy động vốn, dư nợ tín dụng, NIM, hạn mức sử dụng vốn ...

Hai là, chịu trách nhiệm tổ chức quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất

Nguyên tắc của Cơ chế quản lý vốn tập trung là Trung tâm vốn mua lại toàn bộ tài sản Nợ của chi nhánh/đơn vị trực thuộc và bán tồn bộ tài sản Có cho chi nhánh/đơn vị trực thuộc. Theo đó, mọi rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất sẽ được tập trung về Hội sở chính. Vì thế, hàng năm, ngồi việc lập kế hoạch kinh doanh, giao chỉ tiêu thực hiện cho các chi nhánh, Hội sở chính phải lập kế hoạch và chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.

Theo mơ hình tổ chức hiện đại, Bộ phận nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ sẽ đảm nhiệm vai trò này. Đây là một áp lực khơng nhỏ cho Hội sở chính khi

mọi rủi ro được tập trung về đây. Tuy nhiên, việc chun mơn hóa trong quản lý và thực hiện sẽ nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro cho ngân hàng.

3.2.1.3. Giải pháp đối với các chi nhánh/đơn vị kinh doanh

Một là, đào tạo và đạo lại nguồn nhân lực để đáp ứng các yêu cầu sau:

Đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cơ bản cho các cán bộ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và chịu nhiều áp lực cạnh tranh của môi trường kinh doanh. Truyền đạt cho cán bộ nhân viên hiểu các giá trị văn hóa BAOVIET Bank làm nền tảng tư tưởng và tinh thần phấn đấu, làm việc hiệu quả của từng cán bộ, nhân viên. Chú trọng các kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý theo cơ chế thị trường, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải tổ, cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện.

Các hình thức đào tạo cần đa dạng hóa việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ cán bộ tại Hội sở chính và chi nhánh nhằm tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của Cơ chế quản lý vốn tập trung. Trong tương lai xa hơn, việc đào tạo phải được thực hiện theo phương pháp “vết dầu loang” - đào tạo ra đội ngũ để đào tạo những người khác (đào tạo tiểu giáo viên), gắn việc đào tạo lý thuyết với thực hành nghề nghiệp tại chỗ nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo. Phải coi việc đào tạo và tự đào tạo cán bộ tân tuyển dụng là quy chế bắt buộc, là nội dung của văn hố tổ chức nhằm khơng ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ phục vụ cho việc triển khai Cơ chế FTP một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa phương thức đào tạo, quan tâm thích đáng đến hình thức đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học về kiến thức, về không gian và thời gian. về lâu dài, nên từng bước xây dựng các bộ tiêu chuẩn nghề nghiệp ứng với mỗi

chức danh, vị trí cơng tác làm cơ sở cho việc hướng đến việc tiêu chuẩn hóa cán bộ theo các cấp độ đào tạo khác nhau. Đây là thông lệ phổ biến của các NHTM trên thế giới nhưng mà BAOVIET Bank và các NHTM trong nước cần áp dụng.

Hai là, xử lý các thông tin từ thị trường

Để Cơ chế quản lý vốn tập trung phát huy được hiệu quả là công cụ quản lý mạnh, việc xem xét những tác động của cơ chế đối với hoạt động của ngân hàng là hết sức cần thiết nhằm đề ra những biện pháp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình vận dụng hoặc đề xuất các biện pháp cải tiến. Chi nhánh cần chủ động tiếp nhận và xử lý các thông tin phản hồi từ thị trường được thực hiện thông qua đánh giá tác động của cơ chế FTP định kỳ tại các chi nhánh.

Thời điểm lấy số liệu so sánh tùy thuộc vào mỗi Chi nhánh. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm thực tế, nên lấy số liệu của những tháng trước liền kề, vì dễ lấy số liệu và khơng bị méo mó bởi những biến động của thị trường. Nội dung đánh giá có thể theo mơ hình như sau:

-So sánh các chỉ số trước và sau khi áp dụng Cơ chế FTP theo định giá vốn với tất cả các danh mục tài sản Nợ, tài sản Có theo Phụ lục 1

- Phân tích tác động của Cơ chế FTP đến các quyết định điều hành trong việc giải ngân cho vay và huy động vốn.

- Báo cáo, đề xuất các kiến nghị nhằm cải tiến, hoàn thiện hơn nữa cơ chế FTP để phù hợp với đơn vị và tồn hệ thống.

Nhìn chung lại, việc ứng dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung FTP không chỉ địi hỏi tiềm lực về vốn mà cịn về trình độ ứng dụng. Các nhà quản trị ngân hàng, trước khi ra quyết định triển khai cơ chế mới, phải chuẩn bị thật chu đáo công tác đào tạo về nhận thức và trình độ ứng dụng của nhân viên để phát huy tối đa hiệu quả của cơ chế.

Quy định về cơ chế quản lý vốn tập trung, Quy chế về định giá chuyển vốn và quy trình chuyển vốn nội bộ nhằm tạo sự thống nhất trong quản lý vốn của toàn hệ thống. Các chi nhánh phải chịu trách nhiệm tổ chức và triển khai hoạt động kinh doanh theo các chỉ tiêu cùng các hạn mức, giới hạn đồng thời căn cứ vào lãi suất điều chuyển vốn nội bộ của Hội sở chính với chi nhánh sẽ lập các kế hoạch và tổ chức triển khai theo sát các kế hoạch đã đề ra.

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 94)