Thành phần tài sản Nợ

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 31)

1.2. QUẢN TRỊ TÀI SẢN NỢ

1.2.2. Thành phần tài sản Nợ

1.2.2.1. Tiền gửi

Là bộ phận tài sản Nợ chủ yếu của bất kỳ một NHTM nào. Tiền gửi là tài sản bằng tiền mà khách hàng ký thác tại NHTM. Tiền gửi được phân biệt thành các loại sau

- Tiền gửi không kỳ hạn:

Là loại tiền gửi mà người gửi tiền được quyền rút tiền ra bất cứ lúc nào trong thời gian ngân hàng làm việc. Tiền gửi không kỳ hạn bao gồm: Tiền gửi

của các tổ chức kinh tế; Tiền gửi của cá nhân; Tiền gửi của tổ chức đoàn thể, xã hội.

- Tiền gửi vãng lai:

Là loại tiền gửi không kỳ hạn, chủ tài khoản cũng được sử dụng để giao dịch thanh tốn như tài khoản tiền gửi khơng kỳ hạn. Tuy nhiên, hai loại tiền này có sự khác biệt: Đối với tài khoản thanh toán, chủ tài khoản chỉ được sử dụng trong phạm vi số dư của tiền gửi. Còn đối với tiền gửi vãng lai, chủ tài khoản có thể thực hiện thanh toán vượt quá số dư tài khoản tiền gửi của mình thơng qua kỹ thuật cho vay thấu chi.

- Tiền gửi có kỳ hạn:

Tiền gửi định kỳ, cịn gọi là tiền gửi tiết kiệm. Đây là loại tiền gửi mà về phương diện lý thuyết người chỉ có thể rút tiền khi đến hạn của thỏa thuận trong hợp đồng và được hưởng lãi suất cao, trong thực tế người gửi tiền định kỳ có thể rút trước hạn, trong trường hợp này người gửi tiền chỉ được tính lãi suất khơng kỳ hạn.

- Tiền gửi của các TCTD:

Các NHTM và các TCTD trong quan hệ giao dịch, thanh toán với nhau, thường xun có những giao dịch, địi hỏi phải mở tài khoản tiền gửi cho nhau để phục vụ cho các giao dịch thanh tốn đó.

1.2.2.2. Phát hành chứng từ có giá

- Phát hành Chứng chỉ tiền gửi hoặc Kỳ phiếu Ngân hàng

Phát hành Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn: Đây là những tờ giấy chứng nhận đã gửi tiền vào ngân hàng và được hưởng lãi với mức lãi suất cố định.

Phát hành Kỳ phiếu ngân hàng: Là giấy nhận nợ có kỳ hạn do ngân hàng phát hành, theo đó ngân hàng cam kết trả tiền (vốn và lãi) cho người mua kỳ phiếu khi đến hạn.

hàng gửi vào ngân hàng với thời hạn xác định và được hưởng lãi suất cố định theo lãi suất ghi trên chứng chỉ.

- Phát hành trái phiếu ngân hàng

Trong trường hợp cần huy động một khối lượng vốn lớn, thời hạn dài để đáp ứng yêu cầu đầu tư, các ngân hàng có thể xin phép phát hành trái phiếu. Trái phiếu ngân hàng có thể là trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu không chuyển đổi.

1.2.2.3. Vốn đi vay

Vay ngân hàng trung ương: Ngân hàng trung ương sẽ tiếp vốn (cho vay) đối

với các NHTM thông qua nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu thương phiếu và

các chứng từ có giá hoặc Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng mà NHTM xuất trình. Vay NHTW gồm có: Vay cầm cố chứng từ có giá; Vay lại theo hồ sơ tín dụng; Vay chiết khấu và tái chiết khấu; Vay thanh toán; Vay các TCTD khác.

Vay từ các TCTD: Các NHTM có thể vay lẫn nhau thơng qua thị trường liên ngân hàng. Nếu là thị trường liên ngân hàng có tổ chức thì đây là trường hợp vốn khả dụng thiếu thì sẽ được vay trên thị trường liên ngân hàng, theo sắp xếp, tổ chức của NHNN Việt Nam. Các NHTM có thể cho vay trực tiếp lẫn nhau để tự giải quyết tình trạng dư thừa và thiếu hụt nguồn vốn khả dụng.

1.2.2.4. Tài sản Nợ khác

Thuế và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nước, lương và các khoản phải trả cán bộ nhân viên, các khoản phải trả nhà cung cấp ...

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w