Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

1.3. CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG

1.3.3. Ưu điểm và nhược điểm của Cơ chế Quản lý vốn tập trung

1.3.3.1. Ưu điểm

- Là công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng hoạt động, khả năng sinh lời của các chi nhánh/đơn vị kinh doanh.

- Quản trị rủi ro: Bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro tiền tệ

Đây là các loại rủi ro chính của hoạt động ngân hàng, khi thực hiện Cơ chế FTP, NHTM sẽ tập trung hóa những rủi ro này về HO để thực hiện quản lý thông qua Bộ phận Quản lý vốn tập trung. Nếu ngân hàng không áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi ro trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh, khơng hiệu quả và khơng kiểm sốt được thường xun hoạt động của các chi nhánh. Hạn chế tình trạng thừa/thiếu thanh khoản cũng như tạo điều kiện để các chi nhánh tập trung vào phát triển kinh doanh, không phải chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro.

- Linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điều hành của tài sản Có đối với các chi nhánh. Điều này được thể hiện qua việc Hội sở chính định giá điều chuyển vốn thống nhất cho các chi nhánh và thực hiện mua - bán vốn với các chi nhánh mà không can thiệp cụ thể vào hoạt động cụ thể của từng chi nhánh.

- Nâng cao việc quản trị các tài sản Có một cách có hiệu quả, tăng cường các sản phẩm tín dụng tiêu dùng có lãi suất cao cá biệt, rút giảm tối thiểu nợ

không sinh lời, nợ quá hạn. Đây vừa là một đòn bẩy vừa là thách thức để mỗi chi nhánh phát huy tính sáng tạo trong quản trị doanh nghiệp, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong từng thời kỳ.

- Chế độ báo cáo đa dạng, phong phú, tức thời giúp cho chi nhánh kiểm sốt, đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh của từng chi nhánh được thực hiện mỗi ngày thông qua hệ thống quản lý của cơ chế quản lý vốn tập trung - Hệ thống báo cáo FTP (sẽ được trình bày trong Chương 2 - Chương trình Hệ thống báo cáo định giá điều chuyển vốn nội bộ). Vì thế đã loại bỏ được một số báo cáo về nguồn vốn, tiền tệ, công tác thanh khoản mỗi ngày, báo cáo lập kế hoạch về nhu cầu thanh khoản ... Các báo cáo khác (nếu có) được tong hợp tự động thơng qua chương trình báo cáo FTP và có được chiết xuất ra file excel giúp cho chi nhánh kiểm soát, đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh, từ đó nhanh chóng đề ra giải pháp phù hợp.

1.3.3.2. Nhược điểm

- Chi phí đầu tư, vận hành cao:

Là ngân hàng mới thành lập năm 2008, BAOVIET Bank hiện có 30 chi nhánh vào phịng giao dịch đang sử dụng hệ thống T24 của hang Temenos - Thụy Sỹ, chương trình này thiết kế để ghi nhận dữ liệu ban đầu, các báo cáo hỗ trợ phần tín dụng, huy động vốn và đầu tư. Dữ liệu của chương trình quản lý vốn tập trung được chạy ở hệ thống báo cáo MIS sau đã được xuất thô từ T24. Bước đầu cơ sở dữ liệu chưa lớn, BAOVIET Bank đã phát triển được độc lập hệ thống quản trị quản lý vốn tập trung tại hệ thống MIS, nhưng mới chỉ dừng lại ở các báo cáo dạng đơn giản. Trong tương lai, muốn có được các báo cáo tiện ích thân thiện hơn nữa, thì BAOVIET Bank phải đầu tư theo hai biện pháp sau:

phục vụ cho quản trị nguồn vốn tập trung. Đồng thời trên phần mềm MIS, cũng thiết kế them tính năng để có thể phát triển thêm nhiều báo cáo. Tuy nhiên, đây là cơng việc địi hỏi có thêm chi phí và thời gian thiết kế. Việc chỉnh sửa hệ thống có thể mang lại một số rủi ro gây sai số liệu.

Hai là, không chọn giải pháp cải tạo lại phần mềm MIS mà BAOVIET

Bank mua hẳn một phần mềm dạng như Dataware house để phân loại các dữ liệu đầu vào từ T24 xuất ra. Đây là một phần mềm mạnh cho phép sắp xếp dữ liệu một cách khoa học và lưu lượng rất lớn. Khi đã có cơ sở dữ liệu mạnh và lớn, BAOVIET Bank sẽ phát triển các báo cáo theo yêu cầu quản trị.

- Cơ chế quản lý vốn tập trung là tiền đề công nghệ để hình thành Tập đồn tài chính ngân hàng. Như mơ hình của các ngân hàng hiện đại tại Châu Âu, Châu Mỹ và các nước phát triển, các chi nhánh chỉ đóng vai trị là bộ phận tiếp xúc khách hàng, là nơi tiếp nhận các yêu cầu và đưa về trung tâm xử lý, các giao dịch về tiền tệ, dịch vụ ngân hàng, quản trị rủi ro đều được tập trung về HO. Chính sự tập trung chun mơn hóa cao này sẽ làm cho các hệ thống ngân hàng xử lý dữ liệu hiệu quả, trên cơ sở đó tăng lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro. Tuy nhiên, chính sự tập trung và chun mơn hóa đó cũng làm cho các thao tác nghiệp vụ tại chi nhánh hạn chế, làm hạn chế trình độ phát triển nghiệp vụ, trình độ chun mơn của nhân viên tại các chi nhánh, hạn chế kinh nghiệm thực tế và chuyên môn.

Như vậy, công tác quản trị vốn trong các NHTM có vai trị quyết định trong việc kinh doanh thành công hay thất bại. Với cơ chế quản lý vốn tập trung được áp dụng thì đó là một bước tiến mới đến mơ hình ngân hàng hiện đại, xóa bỏ cơ chế quản lý vốn phân tán trước đây, giảm thiểu tối đa chi phí sử dụng vốn và rủi ro điều hành vốn.

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w