Kinh nghiệm triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43)

1.4. KINH NGHIỆM TRIỂN KHAI CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP

1.4.1. Kinh nghiệm triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung

1.4.1.1. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ gắn liền với hoạt động của VietinBank từ những ngày đầu mới tách ra từ Ngân hàng Nhà nước và đã trải qua nhiều thay đổi theo yêu cầu kinh doanh thực tế.

- Cơ chế điều chuyển vốn nội bộ khớp kỳ hạn (FTP)

Năm 2009, VietinBank thực hiện thành cơng bước đầu cơng tác cổ phần hố. Cũng trong năm này, Hệ thống FTP do VietinBank nghiên cứu và xây dựng áp dụng kết hợp hai phương pháp single pool và multiple pool. Hệ thống cho phép định giá mua bán vốn theo kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình LS, đối tượng khách hàng) cho mảng hoạt động cho vay và huy động vốn. Các mảng hoạt động khác được mua theo tính chất rủi ro và theo phương pháp pool method. Chương trình cho phép người sử dụng điều chỉnh thu nhập và chi phí điều chuyển vốn theo đúng kỳ hạn thực tế của giao dịch (ví dụ: tiền gửi rút sớm, nợ trả sớm...) So với cơ chế điều hoà 1 giá được tính tốn thủ cơng và hạch tốn hàng tháng, hệ thống FTP tính tốn tự động và hạch tốn hàng ngày.

- Sau hơn một năm nghiên cứu và xây dựng, chương trình FTP đã chính thức triển khai trên tồn hệ thống VietinBank từ đầu tháng 4/2011. Có thể nói, hệ thống FTP đi vào vận hành đã hỗ trợ có hiệu quả và tăng cường công tác quản trị, điều hành vốn và phân tích thơng tin của VietinBank, cụ thể:

+ Cung cấp công cụ mạnh để linh hoạt trong công tác quản lý rủi ro LS, thanh khoản mạnh và linh hoạt: Hệ thống FTP cho phép mua bán vốn

khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình LS, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách LS và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.

+ Tạo động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho CN:

Việc thay đổi lãi suất điều hoà vốn chỉ ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi/cho vay mới phát sinh hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Vì vậy, đã giảm thiểu rủi ro lãi suất cho các đơn vị và không làm ảnh hưởng ngay đến kết quả kinh doanh của CN như dưới cơ chế một giá. Bên cạnh đó, các khoản vay lãi suất thấp trước đây theo cơ chế FTP mới được CN nhận thức rõ ràng và có động lực đàm phán tăng lãi suất cho vay đảm bảo hiệu quả chung của CN và tồn hệ thống.

+ Thơng tin báo cáo quản trị kịp thời: Hệ thống FTP với trang web

FTP nội bộ cung cấp các báo cáo về cho vay, tiền gửi, lợi nhuận của đơn vị kinh doanh hàng ngày, giúp cho thông tin đến các lãnh đạo đơn vị kịp thời hơn, giảm thiểu thời gian thủ cơng tạo báo cáo, hạch tốn... tại CN, tiết kiệm thời gian dành cho việc phân tích và đề ra chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng.

+ Giảm bớt khối lượng công việc thủ công và rủi ro tác nghiệp tại CN:

Chương trình được vận hành tự động nên tồn bộ khối lượng cơng việc tính tốn lãi điều hịa thủ cơng trước đây tại CN được thay thế bằng chương trình tính tốn và hạch tốn tự động. Nhờ đó, các rủi ro tác nghiệp trong q trình tính tốn được hạn chế tối đa.

Việc chuyển đổi cơ chế và triển khai giai đoạn I của chương trình đã thành cơng với nhiều phản hồi tích cực từ phía các chi nhánh. Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường ngân hàng đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay, hệ thống FTP là một cơng cụ tài chính mạnh để HO điều tiết cơ cấu nguồn vốn và tài sản phù hợp, kết hợp với cơ chế quy định về lãi suất huy động và lãi

suất cho vay, công tác giao kế hoạch và cân đối nhận nộp vốn hàng tháng, tạo thành các công cụ hiệu quả trong công tác điều hành vốn của VietinBank.

- Định hướng thời gian tới

VietinBank tiếp tục nâng cấp phương pháp mua bán vốn các hoạt động còn lại hiện đang được mua theo phương pháp hai (mua bán khớp kỳ hạn theo số dư) lên phương pháp ba (mua bán khớp kỳ hạn theo giao dịch).

Cùng với hệ thống FTP, VietinBank đang tiếp tục triển khai hệ thống Quản trị tài sản Nợ - tài sản Có (ALM), chương trình Phân tích hiệu quả hoạt động đa chiều (Profitability analytics), chương trình theo dõi các chỉ số an tồn (Reveleus) và chương trình Lập dự tốn ngân sách (Hyperion Planning) nhằm tạo cơng cụ đồng bộ và hiện đại trong cơng tác quản lý tài chính ngân hàng, góp phần xây dựng VietinBank trở thành một Tập đồn Tài chính ngân hàng lớn mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và vươn ra Quốc tế.

1.4.1.2. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Năm 2006, BIDV bắt đầu nghiên cứu và triển khai FTP, có thể nói ở Việt Nam, BIDV là ngân hàng đầu tiên triển khai mơ hình định giá FTP đến từng giao dịch. Các bước chuyển đổi để áp dụng FTP tại BIDV trải qua các giai đoạn như sau:

- Giai đoạn đầu: Các chi nhánh quản lý vốn độc lập thông qua hoạt động của Phòng Nguồn vốn tại từng chi nhánh. Các chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các quy định của ngành và hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước. Các chi nhánh phải mở ít nhất một tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước địa phương và tại một Tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời và an toàn vốn.

Với cơ chế này, ngân hàng hoạt động theo nguyên tắc vay - gửi với mức lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Ngân hàng chỉ chuyển

vốn phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có. Hội sở chính chỉ nhận vồn/điều chuyển vốn đối với phần dư thừa, thiếu hụt của chi nhánh. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cho vay, nhận gửi) chỉ được áp dụng cho phần chênh lệch này. Mỗi chi nhánh có Bảng tong kết tài sản riêng và hoạt động như một ngân hàng độc lập, mọi rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản đều do chi nhánh chịu trách nhiệm.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn này được bắt đầu từ năm 2006

Ngân hàng đầu tư phát triển áp dụng cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ. Theo cơ chế này sẽ chuyển từ “vay - gửi” sang cơ chế “mua - bán”, Hội sở chính sẽ tiến hành mua toàn bộ tài sản Nợ của các chi nhánh và bán lại tồn bộ tài sản Có của chi nhánh. Tồn bộ rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường ... sẽ được chuyển về quản lý tập trung tại Hội sở chính, các chi nhánh đóng vai trị như một điểm bán hàng.

Trong giai đoạn này, bước đầu BIDV triển khai thí điểm ở một số chi nhánh, sau khi kiểm tra có kết quả tích cực, Ngân hàng lại tiến hành thực hiện chuyển đoi tại từng chi nhánh, mỗi chi nhánh sau khi chuyển đoi song đều được tổng kết, đánh giá và rút ra các bài học để triển khai ở chi nhánh mới được hoàn thiện hơn. Giai đoạn này được BIDV triển khai xong vào cuối năm 2008.

1.4.2. Bài học đối với BAOVIET Bank

Một là, xác định đúng mơ hình FTP cần áp dụng: Kinh nghiệm cho thấy

rằng, các ngân hàng Vietinbank, BIDV đều đang hướng đến áp dụng cơ chế FTP theo thông lệ thế giới, đối với BAOVIET Bank là một ngân hàng trẻ, với tiềm lực tài chính tốt, hạ tầng cơng nghệ thơng tin được đầu tư hiện đại ngay từ đầu, mạng lưới chưa lớn nên việc áp dụng cơ chế FTP theo thơng lệ quốc tế có nhiều thuận lợi.

đang phát triển mơ hình ngân hàng thương mại đa năng, do đó các sản phẩm cung cấp cho thị trường sẽ rất nhiều. Việc định giá vốn nội bộ cần được áp dụng đối với từng sản phẩm chứ khơng nên đồng nhất theo nhóm, do vậy địi hỏi các bộ phận xây dựng cơ chế cần linh hoạt, chủ động nghiên cứu đối với từng loại sản phẩm cụ thể mà từ đó có thể đưa ra được các biểu lãi suất phù hợp để đảm bảo lợi ích của chi nhánh, Hội sở chính.

Ba là, xây dựng các chương trình báo cáo về tiền vay, tiền gửi, lợi nhuận

... của các đơn vị kinh doanh hàng ngày, giúp cho thông tin đến các lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo HO kịp thời hơn, giảm thiểu thời gian thủ công, tạo báo cáo, hạch toán . giúp tiết kiệm thời gian và dành cho việc phân tích và đề ra chiến lược kinh doanh, quan hệ khách hàng.

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực: Cơ chế FTP mới địi hỏi cán bộ vận

hành phải có trình độ chun mơn, khả năng vận hành, kỹ năng phân tích các báo cáo phải rất tốt. Do đó, để triển khai thành cơng được Cơ chế FTP, ngân hàng thương mại cần có một chính sách nhân sự rõ ràng và nhất quán đó là đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ vận hành hệ thống từ Hội sở chính đến các đơn vị kinh doanh.

Năm là, việc chuyển đoi từ mơ hình quản lý vốn phân tán sang mơ hình

quản lý vốn tập trung là một công việc hết sức phức tạp, và đòi hỏi nhiều nguồn lực và thời gian. Việc chuyển đoi nên làm thí điểm và làm từng chi nhánh tránh tình trạng xáo trộn, chuyển đoi đến đâu, tong kết rút kinh nghiệm đến đó. Trong q trình chuyển đoi việc duy trì hai hệ thống quản lý cũ và mới cùng chạy song song là hết sức cần thiết để giảm thiểu các rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nội dung Chương 1 đã hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về Quản trị tài sản Có, tài sản Nợ. Đi sâu vào trình bày Cơ chế quản lý vốn tập trung trên các khía cạnh: Khái niệm, mục đích, nguyên tắc và kinh nghiệm triển khai Cơ chế quản lý vốn tập trung của một số ngân hàng thương mại và bài học kinh nghiệm đối với BAOVIET Bank, làm cơ sở để phân tích, đánh giá những ưu điểm, nhược điểm của Cơ chế quản lý vốn tập trung. Từ đó khẳng định tính cần thiết của việc áp dụng Cơ chế quản lý vốn tập trung vào hoạt động quản trị nguồn vốn của các ngân hàng thương mại.

CHƯƠNG 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢO VIỆT 2.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BAOVIET bank

Ngân hàng Bảo Việt (tên tiếng Anh: BAOVIET Bank), được thành lập theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN, ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, địa điểm đặt trụ sở chính: Số 8, Lê Thái Tổ, Quận Hồn Kiếm, Hà Nội. BAOVIET Bank đã chính thức trở thành thành viên trẻ nhất của tập đồn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sự ra đời của BAOVIET Bank góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt.

Ngày 27/12/2012, BAOVIET Bank đã hoàn thành thủ tục tăng vốn điều lệ từ 1.500 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng, đây là một bước tiến mới trên con đường phát triển của Ngân hàng trong lúc thị trường tài chính - ngân hàng đang rơi vào suy thối, các NHTM gặp rất nhiều khó khăn. Trong q trình phát triển, BAOVIET Bank tập trung vào các thị trường trọng điểm tại các tỉnh/thành là trung tâm kinh tế như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nằng, Cần Thơ, Đắc Lắc, Nghệ An, Hải Phòng ... Đến nay, BAOVIET Bank đã thiết lập được 9 Chi nhánh với hơn 30 phịng giao dịch.

Với các cổ đơng sáng lập là Tập đồn Bảo Việt, Tổng Cơng ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đồn CMC cùng một số cổ đơng là các tổ chức có uy tín khác trong nước, BAOVIET Bank có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và

ngồi nước, ứng dụng cơng nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả nhất để tạo nên

sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015.

Là Ngân hàng trẻ, BAOVIET Bank đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, đến nay BAOVIET Bank được đánh giá là Ngân hàng có nhiều sản phẩm bán lẻ đặc biệt là các sản phẩn liên quan đến Ngân hàng điện tử, tạo rất nhiều thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch trên mạng Internet mà không cần đến giao dịch trực tiếp với nhân viên của Ngân hàng.

2.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC, BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA BAOVIET Bank

Mơ hình tổ chức có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững của một ngân hàng thương mại, bảo đảm các điều kiện thích hợp cho tăng trưởng và quản lý rủi ro. Vì vậy, ngay từ đầu, với lợi thế là ngân hàng ra đời sau, BAOVIET Bank đã được tổ chức với một cấu trúc tiên tiến theo những nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, tách bạch chức năng "tạo doanh thu", "quản lý rủi ro" và tác

nghiệp trong cơ cấu tổ chức;

Hai là, quản lý tập trung cao về Hội sở chính, theo đó chi nhánh được

coi là điểm bán hàng;

Ba là, Hội sở chính phải thực sự mạnh với bộ máy nhân sự đủ năng lực

và cơ chế vận hành hiệu quả để phát huy được vai trị quản lý tập trung tồn hệ thống;

Mơ hình cơ cấu - tổ chức - bộ máy hiện nay như sau:

Sơ đồ 2.1: Mơ hình tổ chức - bộ máy hệ thống BAOVIET Bank

Có thể nói, với mơ hình tổ chức gọn nhẹ, tổ chức hoạt động theo Khối đã tạo điều kiện cho BAOVIET Bank có thể chun mơn hóa các cơng việc rất cao. Với trọng tâm là mơ hình tập trung về HO, trong tương lai, BAOVIET Bank sẽ hình thành các chi nhánh cấp vùng, các chi nhánh này được phân cấp để quản lý tồn bộ các chi nhánh cịn lại thuộc phạm vi vùng mình quản lý.

2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN TẬP TRUNG TẠI BAOVIET Bank

2.3.1. Một số nội dung của Cơ chế Quản lý vốn cũ

Trước tháng 8 năm 2010, BAOVIET Bank thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán. Theo cơ chế này các chi nhánh tự cân đối vốn trên cơ sở tuân thủ các qui định của hệ thống về quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản và dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước. Chi nhánh phải mở ít nhất 1 tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước địa phương và tại một tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thời an toàn vốn.

2.3.1.1. Nội dung cơ bản của Cơ chế Quản lý vốn tập trung

Thực hiện cơ chế quản lý vốn phân tán, BAOVIET Bank quản lý vốn tập trung phân tán và hoạt động theo cơ chế vay - gửi với lãi suất áp dụng là lãi suất điều chuyển vốn nội bộ. Trong cơ chế quản lý vốn này, khi các chi nhánh thừa hoặc thiếu vốn, sẽ đề xuất với HO để thực hiện mua/bán và chỉ chuyển vốn phần chênh lệch giữa tài sản Nợ và tài sản Có, HO nhận vốn/chuyển vốn đối với phần vốn dư thừa/thiếu hụt của chi nhánh. Lãi suất điều chuyển vốn nội bộ (cho vay, nhận gửi) cũng chỉ áp dụng cho phần chênh

lệch này.

Các chi nhánh: thiếu vốn Các chi nhánh: thừa vốn

Hình 2.2: Cơ chế Quản lý vốn cũ

Theo cơ chế này, các chi nhánh đều phải tự chịu trách nhiệm về mọi rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trường. Các chi nhánh đều có bảng Tổng kết tài sản riêng và tự cân đối giữa tài sản Nợ và tài sản Có.

Có thể nói, khi áp dụng cơ chế này, mỗi chi nhánh hoạt động như một ngân hàng nhỏ, tự cân đối tài sản Có và tài sản Nợ, chỉ nhận hoặc gửi vốn về Hội sở chính trong trường hợp thiếu hụt hoặc dư thừa.

2.3.1.2. Những tồn tại của Cơ chế quản lý vốn cũ

Một phần của tài liệu 0030 giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tập trung tại NHTM CP bảo việt luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 43)