Tỷ lệ nợ xấu so với hệ thống Agribank giai đoạn 2013 – 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 49 - 73)

Nguồn: Báo cáo thường niên Agribank Ninh Sơn 2013-2017; Báo cáo chuyên đề tín dụng của Agribank 2013-2017

Năm 2017, tình hình nợ xấu của Agribank Ninh Sơn cụ thể như sau: - Nợ xấu cho vay nội tệ là 1,87 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 100%/tổng nợ xấu. - Nợ xấu cho vay ngắn hạn 0,487 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26%/tổng nợ xấu. Nợ xấu cho vay trung và dài hạn 1,383 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 74%/tổng nợ xấu.

- Nợ xấu cho vay hộ sản xuất và cá nhân là 1,87 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 100%/tổng nợ xấu. Nợ xấu cho vay doanh nghiệp là 0 đồng.

2.1.2.3. Trích lập dự phịng rủi ro

Theo Bảng 2.5 cơng tác trích lập dự phòng rủi ro của Agribank Ninh Sơn trong giai đoạn 2013-2017 có sự biến động. Agribank Ninh Sơn hằng năm đã trích lập đầy đủ các khoản dự phịng rủi ro theo Quyết định 450/QĐ-HĐTV-XLRR của HĐTV Agribank. Mặc dù trong năm 2014 Agribank Ninh Sơn áp dụng tiêu chuẩn

2,70% 1,70% 0,70% 0,40% 0,20% 4,80% 4,30% 2,01% 2,08% 2,05% 0,00% 1,00% 2,00% 3,00% 4,00% 5,00% 6,00%

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Agribank Ninh Sơn Agribank

phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2013/TT-NHNN phải sử dụng kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng do CIC cung cấp tại thời điểm phân loại để điều chỉnh kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng làm gia tăng nợ xấu trong tháng 6 năm 2014 là 2,7 tỷ đồng nhưng đã xử lý nợ xấu kịp thời vào trước tháng 11 năm 2014 nên nợ xấu xuống 1,7% (năm 2013 là 2,7%), số trích dự phịng cụ thể năm 2014 chỉ 818 triệu đồng so với năm 2013 là 3.102 triệu đồng. Năm 2015 nợ xấu tiếp tục gia tăng đáng kể do công tác xử lý nợ và thu hồi nợ xấu không kịp thời trước thời điểm tháng 11 (trích lập dự phịng RRTD q IV vào ngày 30/11), dự phịng cụ thể phải trích là 3.273 triệu đồng, nợ xấu được kiểm soát và giảm dần từ năm 2015 đến năm 2017 nên dự phịng cụ thể cũng giảm dần góp phần cải thiện tài chính đáng kể cho ngân hàng.

Bảng 2.5. Trích lập dự phịng rủi ro giai đoạn 2013 - 2017

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Dự phòng cụ thể 3.102 818 3.273 2.135 699

Dự phòng chung 207 602 933 1.344 1.351

Cộng 3.309 1.420 4.206 3.479 2.051

Nguồn: Bảng cân đối kế toán Agribank Ninh Sơn, 2013-2017

2.2. Thực trạng quản lý RRTD tại Agribank Ninh Sơn, Ninh Thuận 2.2.1. Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng

Agribank Ninh Sơn là chi nhánh loại II trực thuộc Agribank. Do vậy, mơ hình quản lý rủi ro tín dụng của Agribank Ninh Sơn tn thủ theo mơ hình quản lý rủi ro tín dụng của Agribank. Trong những năm gần đây, mơ hình quản lý RRTD của Agribank không ngừng đổi mới theo yêu cầu hoạt động bền vững, an toàn và hội nhập với khu vực cũng như với thế giới. Trách nhiệm giữa Trụ sở chính với các chi nhánh/đơn vị trực thuộc được phân định rõ ràng. Hiện nay, Ban Tín dụng Agribank chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và quy tắc quản lý chung cho cơng tác quản lý tín dụng trong tồn hệ thống, các nghiệp vụ tín dụng (tại Trung

tâm điều hành và các chi nhánh) dựa trên những chính sách và quy tắc đó trực tiếp thực hiện các giao dịch tín dụng, quản lý và kiểm sốt RRTD (Hình 2.2).

Tại mỗi chi nhánh loại I, II đều có phịng kiểm tra, kiểm soát nội bộ thực hiện các chương trình cơng tác theo sự điều hành chun mơn trực tiếp từ Ban Kiểm tra kiểm sốt nội bộ tại Trụ sở chính. Phịng kiểm tra, kiểm sốt nội bộ tại chi nhánh có chức năng kiểm tra, kiểm sốt việc tn thủ quy trình tín dụng, phịng ngừa và cảnh báo rủi ro. Ban Kiểm tra kiểm sốt nội bộ xây dựng quy trình kiểm sốt hoạt động tín dụng, xây dựng chương trình cơng tác, kế hoạch kiểm tra theo yêu cầu từng thời kỳ, đảm bảo hạn chế và phòng ngừa rủi ro ở mức thấp nhất.

Trung tâm phòng ngừa xử lý rủi ro (PN & XLRR) là trung tâm xử lý và cung cấp thông tin khách hàng phục vụ cơng tác phịng ngừa RRTD, giám sát việc phân loại nợ, XLRR và công tác thu hồi nợ tại các chi nhánh.

Hiện tại, mơ hình tổ chức quản lý rủi ro tại Agribank được xây dựng gồm:

Tầng 1 (Vòng bảo vệ thứ nhất) – Tại Chi nhánh: Tự chịu trách nhiệm quản

lý rủi ro gồm bộ phận khối trước (bộ phận tín dụng) và bộ phận khối sau (bộ phận thẩm định quyết định cấp tín dụng và bộ phận kiểm tra, kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm tra, kiểm soát rủi ro). Ngồi ra, có bộ phận chun XLRR.

Tầng 2 (Vòng bảo vệ thứ hai) – Đơn vị thực hiện công tác quản lý rủi ro tại

Trụ sở chính gồm: Ủy ban Quản lý rủi ro; Trung tâm Phòng ngừa và Xử lý rủi ro và Ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Ủy ban Quản lý rủi ro với chức năng tham mưu cho HĐTV xây dựng lộ trình, kế hoạch triển khai các hoạt động quản lý rủi ro của Agribank, ban hành chính sách, quy chế, quy trình liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Trung tâm PN & XLRR là đơn vị thuộc bộ máy quản lý, điều hành tại Trụ sở chính có nhiệm vụ tham mưu cho HĐTV, Tổng Giám đốc trong việc thu thập, cung cấp, lưu giữ và phân tích thơng tin phòng ngừa rủi ro; tổng hợp và XLRR trong hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Agribank.

- Ban Kiểm tra, kiểm soát nội bộ kiểm tra việc thực hiện các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay, biện pháp bảo đảm và quản lý TSBĐ, chính sách

DPRR; kiểm tra việc thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập, sử dụng dự phòng để XLRR và các quy định nội bộ khác trong tồn hệ thống Agribank.

Hình 2.2. Mơ hình quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank

Nguồn: Agribank, 2013 – 2017

Qua q trình triển khai thực hiện, mơ hình quản lý rủi ro của Agribank đã có nhiều đổi mới, đáp ứng theo chuẩn mực như:

Một là, bước đầu ngân hàng đã có sự tách bạch và độc lập giữa bộ phận khối

trước (bộ phận khởi tạo cho vay, bộ phận tự doanh và quản lý doanh mục đầu tư...) và bộ phận khối sau (bộ phận thẩm định tín dụng, thanh tốn và kiểm sốt...).

Hai là, mơ hình tổ chức bộ máy quản lý rủi ro từ tầng 2 – Đơn vị quản lý rủi

ro tại Trụ sở chính đến tầng 1 – Chi nhánh, Phòng, Điểm giao dịch đồng bộ với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Ba là, đã thành lập bộ phận Kiểm sốt trực thuộc HĐTV có chức năng độc

lập giám sát, đánh giá sự tuân thủ với các chính sách và quy trình quản lý rủi ro trong ngân hàng.

Bốn là, đã thành lập công ty mua bán nợ trực thuộc Ngân hàng để đáp ứng

nhu cầu bán các khoản nợ xấu của các Chi nhánh sang bộ phận có tính chun nghiệp hơn. Ngồi ra, cũng thực hiện xây dựng các tổ chỉ đạo xử lý nợ xấu tại Trụ sở chính do các lãnh đạo thuộc Ban Tổng Giám đốc, HĐTV làm tổ trưởng đối với

TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH CÁC BAN TÍN DỤNG CÁC CHI NHÁNH LOẠI I, II TT PHỊNG NGỪA & XLRR BAN KIỂM TRA

Năm là, có sự phân cấp, uỷ quyền rõ ràng thơng qua quy trình phân cấp uỷ

quyền tín dụng đối với từng bộ phận.

2.2.2. Nhận biết và phân tích đo lƣờng rủi ro tín dụng

2.2.2.1. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ (RMS) a. Đối tượng chấm điểm

Agribank Ninh Sơn đã thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng thống nhất theo hệ thống Agribank từ năm 2007 và áp dụng chính thức vào ngày 18/10/2011 theo Văn bản số 1197/QĐ-NHNo-XLRR của Agribank về Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Văn bản 475/QĐ-NHNo-XLRR ngày 20/04/2015 của Agribank về sửa đổi, bổ sung mộ số Điều tại Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR và Văn bản 1476/ QĐ-NHNo- XLRR ngày 30/09/2016 về bổ sung một số Điều tại Quyết định 1197/QĐ-NHNo- XLRR. Hệ thống xếp hạng nội bộ được xem như một công cụ hỗ trợ cho Agribank Ninh Sơn trong hoạt động tín dụng, các chính sách khách hàng và chính sách quản lý RRTD trên góc độ toàn hệ thống. Đối tượng chấm điểm là doanh nghiệp; cá nhân/hộ nơng dân/hộ kinh doanh (Hình 2.3).

b. Nguyên tắc chấm điểm đối với tất cả các khách hàng

- Trong quá trình chấm điểm tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Điểm ban đầu là điểm từng tiêu chí chấm điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó. Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ tiêu tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động đến rủi ro tín dụng.

- Thơng thường một chỉ tiêu tài chính hoặc phi tài chính sẽ có 5 khoảng giá trị chuẩn tương ứng với 5 mức điểm là 20,40, 60, 80, 100 (điểm ban đầu). Như vậy đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là một trong 5 mức kể trên, tuỳ thuộc vào mức thực tế khách hàng đạt được nằm trong khoảng giá trị chuẩn nào trong 5 khoảng giá trị chuẩn đã được xác định.

- Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng sẽ là tích số giữa điểm ban đầu nhân với trọng số, đồng thời có tính đến các nhân tố ảnh hưởng là: Loại hình sở hữu và báo cáo tài chính (q, năm) của KH có được kiểm tốn hay khơng kiểm tốn.

Thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng (RMS), thông tin khách hàng được cập nhật thường xuyên, chính xác và kịp thời. Do đó, hạng của khách hàng được đảm bảo. Cơng cụ này cũng góp phần nâng cao khả năng phân tích, đánh giá năng lực của khách hàng, lãnh đạo và cán bộ tín dụng. Hầu hết các chi nhánh đều đã thực hiện chấm điểm và xếp hạng khách hàng, đáp ứng các yêu cầu cơ bản của chính sách phân loại nợ ban hành theo Quyết định 450 ngày 30/05/2014 của HĐTV Agribank. Tuy nhiên, qua một thời gian vận hành, hệ thống chấm điểm đã bộc lộ những nhược điểm như: Do kết quả chấm điểm chỉ được cập nhật cuối quý, một số thông tin quan trọng chưa được ghi nhận thường xuyên, dẫn đến kết quả xếp hạng không phản ánh được rủi ro tương ứng một cách kịp thời; hệ thống xếp hạng mới chỉ được xây dựng cho việc xếp hạng khách hàng đơn lẻ, chưa thiết kế được các dấu hiệu cảnh báo sớm và chính sách phân quyền phù hợp; phần mềm hiện tại được xây dựng cho phép các cán bộ tín dụng nắm được cơ chế vận hành của hệ thống xếp hạng nội bộ, do đó cán bộ tín dụng có điều kiện để chỉnh sửa thông tin khách hàng theo ý kiến chủ quan của mình dẫn đến điểm và hạng của khách hàng khơng được phản ánh chính xác.

c. Chấm điểm và xếp hạng khách hàng trong quản lý rủi ro tín dụng

Tính đến hết năm 2014, Agribank đã hoàn thành cơ bản việc chấm điểm khách hàng theo đúng quy định của NHNN Việt Nam và cơ bản tiến gần tới thông lệ quốc tế. Do đặc thù khách hàng cá nhân, hệ thống mới tiến hành chấm điểm và xếp hạng khách hàng cá nhân có dư nợ từ 500 triệu đồng trở lên và khách hàng doanh nghiệp.

Việc xếp hạng doanh nghiệp chỉ nhằm mục đích quản lý rủi ro và hỗ trợ cho công tác ra quyết định cấp tín dụng được thể hiện trên tờ trình thẩm định của cán bộ tín dụng và lưu trữ thông tin khách hàng. Trong thời gian qua, Agribank đã xây dựng chính sách cụ thể đối với từng nhóm khách hàng. Trên cơ sở báo cáo kết quả

triển khai thực tế của các đơn vị cho vay Hội sở chính sẽ có trách nhiệm đánh giá, rút kinh nghiệm và chỉnh sửa quy trình để đảm bảo phù hợp với thực tiễn và cơng nghệ hố chương trình chấm điểm nhằm tự động hố q trình ra quyết định và uỷ quyền mức phán quyết đến các chi nhánh. Cụ thể quy trình tại Agribank Ninh Sơn như sau: Cán bộ tín dụng trực tiếp chấm điểm và xếp hạng khách hàng; Trưởng, phó phịng Kế hoạch – Kinh doanh có nhiệm vụ kiểm sốt, phê duyệt việc chấm điểm và xếp hạng của cán bộ tín dụng.

- Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng:

+ Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc quyết định cấp tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tín dụng.

+ Xét trên góc độ quản lý tồn bộ danh mục tín dụng, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng còn nhằm mục đích phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn; ước lượng được mức vốn đã cho vay sẽ khơng thu hồi được để trích lập dự phịng tổn thất tín dụng.

- Nguyên tắc chấm điểm tín dụng: Trong q trình chấm điểm tín dụng, cán bộ tín dụng sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng, cụ thể: Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng do cán bộ tín dụng xác định được sau khi phân tích tiêu chí đó, điểm tổng hợp là điểm để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. Trọng số là mức độ quan trọng của từng tiêu chí chấm điểm tín dụng (chỉ số tài chính hoặc yếu tố phi tài chính) xét trên góc độ tác động rủi ro tín dụng.

- Phân nhóm khách hàng: Do tính chất khác nhau giữa các khách hàng, để chấm điểm khách hàng được chính xác và khoa học, Agribank phân chia khách hàng vay thành hai nhóm: Nhóm khách hàng doanh nghiệp; nhóm khách hàng cá nhân (bao gồm cá nhân và hộ gia đình).

- Các cơng cụ chấm điểm tín dụng:

+ Bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng, đối với mỗi loại khách hàng như đã phân loại trên đây, Agribank sử dụng bảng tiêu chuẩn đánh

giá các tiêu chí để chấm điểm tín dụng. Bảng chấm điểm tín dụng của mỗi khách hàng dựa trên các tiêu chuẩn định tính (tiêu chí phi tài chính) như: Năng lực và kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, vị trí trên thị trường, quan hệ với khách hàng, với ngân hàng ....

+ Bảng các chỉ số tài chính chuẩn: Là một cơng cụ để chấm điểm tín dụng dựa trên một số chỉ số tài chính căn bản như tỷ lệ thanh toán ngắn hạn, tỷ số vốn vay...

- Chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp: Agribank xếp hạng khách hàng doanh nghiệp thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D (xem Phụ lục số 01). Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng của khách hàng doanh nghiệp trong quản lý RRTD tại Agribank Ninh Sơn được thực hiện qua các bước (xem Phụ lục số 02).

- Bộ chỉ tiêu và phương pháp chấm điểm khách hàng doanh nghiệp

+ Bộ chỉ tiêu khách hàng doanh nghiệp: Khách hàng doanh nghiệp được chấm điểm bằng phương pháp đánh giá các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính để chấm điểm khách hàng doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở 34 ngành đã được xác định sẵn phù hợp với đặc thù hoạt động và cơ cấu tín dụng của Agribank. Ứng với mỗi ngành có một bộ chỉ tiêu chấm điểm khách hàng doanh nghiệp. Mỗi bộ chỉ tiêu gồm 60 chỉ tiêu: 14 chỉ tiêu tài chính và 46 chỉ tiêu phi tài chính (xem Phụ lục số 03, 04, 05).

Thang điểm tài chính: 100 Thang điểm phi tài chính: 100

Điểm của khách hàng = Điểm các chỉ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh ninh sơn, tỉnh ninh thuận (Trang 49 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)