tín dụng tại Agrbank Ninh Sơn, Ninh Thuận
Sau khi phân tích thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, cùng với việc sử dụng phiếu khảo sát các cán bộ tại Agribank Ninh Sơn và một số chi nhánh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, có thể thấy được bức tranh tổng quan về RRTD cũng như quản lý RRTD tại chi nhánh.
Công việc khảo sát cán bộ quản lý tín dụng, cán bộ tín dụng và các cán bộ thuộc các phòng ban khác của Agribank trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, có 97 phiếu trả lời của cán bộ ngân hàng (trong đó 78 phiếu của cán bộ ở bộ phận tín dụng). Dữ liệu thu nhập được từ phiếu khảo sát được xử lý và tiến hành phân tích, với mục tiêu chỉ ra những ý kiến từ các đối tượng khảo sát về thông tin đối tượng khảo sát, những nhận định về nguyên nhân mà công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng còn gặp khó khăn. Đây là căn cứ quan trọng mà tác giả sử dụng trong quá trình phân tích và giải thích nguyên nhân những điểm hạn chế trong công tác quản lý RRTD của ngân hàng trong thời gian qua.
2.3.3.1. Kết quả khảo sát thông tin của cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng tại chi nhánh Ninh Sơn và các chi nhánh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trực thuộc Agribank Ninh Thuận
Kết quả thống kê theo Bảng 2.8 cho thấy, kinh nghiệm của cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng có tuổi nghề từ trên 5 năm chiếm 70,5% nhóm cán bộ khảo sát. Có thể nói rằng kinh nghiệm đóng góp của cán bộ làm việc lâu năm trong nghề góp phần tích cực trong công tác quản lý và giám sát tín dụng, cán bộ có tuổi nghề cao sẽ đóng góp ý kiến khảo sát sát thực với công việc chuyên môn hơn. Với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, thì tỷ lệ khách hàng vay ở lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đến 31/12/2017 chiếm 78,2% (với 32.578 khách hàng), cao hơn nhóm khách hàng ở khu vực thành thị; tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 73,3% trên tổng dư nợ cho vay của Agribank Ninh Thuận. Dư nợ mà cán bộ ngân hàng quản lý khá lớn, với mức quản lý trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 47,4% và trên 100 tỷ đồng cán bộ
ngân hàng quản lý 33,3%. Số lượng khách hàng quản lý tập trung vào nhóm từ 500 khách hàng trở, chiếm 78,2%/CBTD. Có thể thấy việc cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu khách hàng của ngân hàng.
Bảng 2.8. Thống kê thông tin cán bộ ngân hàng tham gia khảo sát
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ
1. Kinh nghiệm làm công tác tín dụng
Từ 1 đến 5 năm 23 29,5% Từ 5 đến 10 năm 22 28,2% Trên 10 năm 33 42,3% 78 100% 2. Vị trí công tác Ban lãnh đạo 11 14,1% Trưởng/phó phòng 14 17,9% Cán bộ tín dụng 53 67,9% 78 100% 3. Địa bàn quản lý Thành Thị 20 25,6% Nông thôn 58 74,4% 78 100% 4. Dư nợ quản lý Dưới 50 tỷ đồng 15 19,2% Từ 50 đến 100 tỷ đồng 37 47,4% Trên 100 tỷ đồng 26 33,3% 78 100%
5. Số lượng khách hàng đang quản lý
Dưới 500 khách hàng 17 21,8%
Từ 500 đến 1.000 khách hàng 35 44,9%
Trên 1.000 khách hàng 26 33,3%
78 100%
2.3.3.2. Kết quả khảo sát về quy trình, thủ tục cho vay của Agribank đối với cán bộ quản lý tín dụng và cán bộ tín dụng tại chi nhánh Ninh Sơn và các chi nhánh trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận trực thuộc Agribank Ninh Thuận
Bảng 2.9. Thống kê về quy chế, quy trình thủ tục cho vay của Agribank
Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ
1. Cơ chế cho vay của Agribank
Rất phù hợp 6 7,7%
Phù hợp 40 51,3%
Chưa phù hợp 32 41,0%
78 100%
2. Thủ tục, quy trình cho vay của Agribank
Đơn giản 10 12,8%
Phức tạp 68 87,2%
78 100%
3. Tính pháp lý về các biểu mẫu hồ sơ cho vay của Agribank
Chặt chẽ 32 41,0%
Chưa chặt chẽ 46 59,0%
78 100%
4. Vướng mắc khi giải quyết cho vay
Yếu tố pháp lý 32 41,0%
Thủ tục hồ sơ 29 37,2%
Thông tin khách hàng 17 21,8%
78 100%
5. Yếu tố thường lo lắng khi quyết định cho vay
Rủi ro 43 55,1%
Hồ sơ không đảm bảo 12 15,4%
Thông tin khách hàng chưa chính xác 16 20,5%
Yếu tố khác 7 9,0%
78 100%
Theo kết quả khảo sát tại Bảng 2.9, đánh giá về cơ chế cho vay của Agribank, mức đánh giá phù hợp chỉ ở mức trung bình với 51,3% cán bộ lựa chọn phù hợp, và 41% cán bộ đánh giá cơ chế cho vay của ngân hàng là chưa phù hợp. Đây cũng là nguyên nhân cần phải xem xét và kiến nghị với Agribank trong quá trình tham gia dự thảo các quy định về cơ chế cho vay của Agribank.
Đánh giá về quy trình, thủ tục cho vay của ngân hàng, có tới 87,2% cán bộ đánh giá là phức tạp. Hiện nay, Agribank đã thay đổi hàng loạt các văn bản cho vay áp dụng theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN, thay vào đó các thủ tục, biểu mẫu cho vay nhiều và phức tạp. Tương tự, yếu tố về pháp lý cũng được đánh giá chưa cao, 59% lựa chọn tính pháp lý về các biểu mẫu, hồ sơ cho vay của Agribank là chưa chặt chẽ, những điểm hạn chế này được nhắc nhiều trong các biên bản của đoàn kiểm tra, thanh tra của NHNN, và một lần nữa có thể thấy những điểm này vẫn còn tồn tại và chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả.
Đánh giá về những vướng mắc khi giải quyết cho vay, cán bộ gặp những khó khăn nhất định đối với yếu tố pháp lý của bộ hồ sơ với 41% lựa chọn, tiếp theo là thủ tục, hồ sơ với 37,2%. Vướng mắc về thông tin khách hàng là 21,8% lựa chọn.
Sự lo lắng khi giải quyết cho vay của cán bộ là lớn nhất, với tỷ lệ 55,1% đối với yếu tố sợ rủi ro. Bởi lẽ, trong thời gian qua Agribank liên tục xảy ra các đại án xuất phát từ nguyên nhân rủi ro tín dụng, cán bộ tín dụng luôn trong tình trạng sợ rủi ro, sợ trách nhiệm khi ký xét duyệt cho vay.
2.3.4.3. Kết quả khảo sát thông tin nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Sau khi phân tích thực trạng chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh, cùng với việc sử dụng phiếu khảo sát các cán bộ tại Agribank Ninh Sơn và cán bộ các chi nhánh trực thuộc Agribank Ninh Thuận, có thể thấy được bức tranh tổng quan về quản lý rủi ro tín dụng cũng như quản lý RRTD tại chi nhánh. Từ bảng kết quả (Bảng 2.10) sau khi tổng hợp từ phiếu khảo sát, tác giả nhận thấy có 10 nguyên nhân được đánh giá là rất phổ biến gây ra RRTD, dựa trên tỷ lệ lựa chọn đồng ý từ 50% trở lên. Theo quan điểm của tác giả, các nguyên nhân được chọn lựa trên có
tính phổ biến rất phù hợp với tình hình thực tế của các chi nhánh trực thuộc Agribank Ninh Thuận. Tác giả đồng tình với các nguyên nhân trên.
Bảng 2.10. Thống kê nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
TT Nội dung Đồng ý Tỷ lệ Không
đồng ý Tỷ lệ Ý kiến khác Tỷ lệ Tổng cộng 1
Năng lực, kinh nghiệm của CBTD chưa đáp ứng, chưa có sự phân công phù hợp với khả năng
70 72% 23 24% 4 4% 97
2 Cán bộ thiếu đạo đức, trách nhiệm nghề
nghiệp, thông đồng với KH 61 63% 33 34% 3 3% 97
3 Không chấp hành nghiêm túc quy trình
tín dụng 65 67% 26 27% 6 6% 97
4 CBTD không thường xuyên giám sát
trước, trong và sau khi giải ngân 65 67% 24 25% 8 8% 97
5 Khó khăn trong việc kiểm soát các
chứng từ, hồ sơ KH cung cấp 50 52% 36 37% 11 11% 97
6
Áp lực từ hoàn thành chỉ tiêu công việc, tăng quy mô không đồng thời với tăng chất lượng tín dụng
63 65% 25 26% 9 9% 97
7 Thẩm định TSBĐ chưa đảm bảo chất
lượng 64 66% 29 30% 4 4% 97
8 Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại
chi nhánh chưa hiệu quả 47 48% 35 36% 15 15% 97
9 Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
chưa sát thực tế 25 26% 54 56% 18 19% 97
10 Chấm điểm tín dụng KH và xếp hạng
khách hàng còn nhiều bất cập 56 58% 30 31% 11 11% 97
11 Mô hình quản lý RRTD chưa phù hợp 57 59% 23 24% 17 18% 97
12 Nguyên nhân khác 56 58% 18 19% 23 24% 97
Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía các chi nhánh thể hiện rõ ràng nhất với nguyên nhân là năng lực, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được công việc, chưa có sự phân công phù hợp với khả năng của cán bộ tín dụng, tỷ lệ đồng ý của nguyên nhân này là 72%. Tiếp theo là nguyên nhân không chấp hành nghiêm túc quy trình tín dụng với tỷ lệ đồng ý là 67%. Nguyên nhân nữa là cán bộ tín dụng không thường xuyên giám sát trước, trong và sau khi giải ngân, có 67% lựa chọn đồng ý. Nguyên nhân rủi ro từ việc thẩm định tài sản chưa đảm bảo chất lượng với 66% tỷ lệ đồng ý. Áp lực từ hoàn thành chỉ tiêu công việc, tăng quy mô không đồng thời với tăng chất lượng tín dụng, với tỷ lệ 65%. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân như cán bộ thiếu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp, thông đồng với khách hàng, tỷ lệ 63%; mô hình quản lý rủi ro tín dụng chưa phù hợp là 59%; chấm điểm tín dụng khách hàng và xếp hàng khách hàng còn nhiều bất cập là 58%; khó khăn trong việc kiểm soát các chứng từ, hồ sơ khách hàng cung cấp là 52% và nguyên nhân rủi ro khác là 58%. Phân loại nợ và trích lập DPRR chưa sát với thực tế là nguyên nhân có sự đồng ý thấp nhất, với tỷ lệ 25%.
Như vậy, với tỷ lệ các nguyên nhân đều nhận được sự đồng ý cao, với trên 50% lựa chọn, đã cho thấy, các nguyên nhân được nêu ra đang là những điểm còn hạn chế từ phía các chi nhánh của ngân hàng, khiến cho tình hình rủi ro tín dụng tại ngân hàng đang có những diễn biến phức tạp.
0,0% 10,0% 20,0% 30,0% 40,0% 50,0% 60,0% 70,0% 80,0% 72,2% 62,9% 67,0% 67,0% 51,5% 64,9% 66,0% 48,5% 25,8% 57,7% 58,8% 57,7%
Kết quả khảo sát nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Tỷ lệ
Biểu đồ 2.4. Các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng
Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu khảo sát