3.2. Một số kiến nghị tăng cƣờng quản lý RRTD tại Agribank Ninh Sơn
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng
Trong chiến lược RRTD thì vấn đề nổi bật hơn cả là nội dung về chính sách tín dụng và qui trình tín dụng. Mục tiêu của chính sách quản trị RRTD là xác định rõ nội dung cần thực hiện để hạn chế và kiểm soát rủi ro. Trong chính sách này, cần qui định rõ những bộ phận và cá nhân chịu trách nhiệm về các quyết định quản lý rủi ro, qui định việc xây dựng mô hình quản lý rủi ro, thiết lập hệ thống đo lường rủi ro một cách toàn diện, đồng thời đánh giá được tác động của các nguyên nhân gây ra RRTD như rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống.
Một trong những giải pháp hàng đầu trong việc nâng cao chất lượng quản lý RRTD, đó là hoàn thiện và chuẩn hóa chính sách tín dụng đối với từng nhóm khách hàng khác nhau trong từng thời kỳ, cụ thể: Thực trạng chung trong chính sách tín dụng của Agribank hiện nay vẫn là tập trung vào nhóm khách hàng cá nhân, hộ gia đình, phát triển ổn định và đem lại lợi ích đều đặn hàng năm mà bỏ quên việc tiếp cận, mở rộng các khách hàng pháp nhân. Việc tập trung cho vay vào các nhóm
khách hàng cá nhân, hộ gia đình mặc dù hết sức quan trọng, nhưng tập trung quá lớn vào nhóm này đã làm quá tải trong việc quản lý khách hàng của CBTD, làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng. Vì vậy Agibank Ninh Sơn cần phải có chính sách tiếp cận và phát triển khách hàng pháp nhân, ưu tiên hơn với khách hàng pháp nhân mới vừa gia tăng lợi ích, vừa phân tán được rủi ro tín dụng, vừa giảm tải được việc quản lý số lượng khách hàng nhiều nhưng tổng dư nợ thấp đối với CBTD, gia tăng phát triển dịch vụ đối với nhóm khách hàng này. Đây là mục tiêu cũng như giải pháp của Agribank trong năm 2018 cũng như những năm tiếp theo.
Chính sách về bảo đảm tiền vay cũng là một trong những khía cạnh cần phải khắc phục trong chính sách tín dụng tại Agribank Ninh Sơn. Việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng theo Nghị định 55 của Chính Phủ chi nhánh nên áp dụng linh hoạt để mở rộng và phát triển khách hàng, tăng trưởng dư nợ đối với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; Đối với các chính sách tín dụng mà Agribank đang áp dụng theo Quyết định 438/QĐ- HĐTV-TD ngày 08/05/2017 đối với khách hàng cá nhân và pháp nhân có thể cấp tín dụng không có bảo đảm tối đa 100% hoặc 50% để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Đây cũng là chính sách tốt để Agribank Ninh Sơn tiếp cận và mở rộng khách hàng pháp nhân.
Trong thẩm định dự án phải chú trọng đến năng lực pháp lý của người vay và đặc biệt là kế hoạch về khả năng sinh lời của dự án, kế hoạch trả nợ trên cơ sở gắn những yếu tố về chi phí thu nhập của dự án với các yếu tố tương đương trên thị trường và xu hướng biến động của chúng trong tương lai. Tuy nhiên, không quá coi trọng vào tài sản thế chấp. Ngân hàng phải phân định cán bộ tín dụng theo dõi tình hình sử dụng vốn trong suốt dự án chứ không chỉ chú trọng ở riêng giai đoạn đầu và cuối như hiện nay.
Đối với việc định giá TSBĐ là bất động sản (ngoại trừ quyền sử dụng đất được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất) thì việc định giá TSBĐ trên cơ sở theo thông tin như: Giá chuyển nhượng đăng báo tại thời điểm định giá; giá trị hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tương ứng cùng loại;
giá trị theo tài liệu của phòng Tài nguyên và Môi trường; Công ty môi giới bất động sản, sàn giao dịch bất động sản,....Tuy nhiên, việc định giá TSBĐ tại Chi nhánh thiếu tham chiếu các thông tin trên, mỗi cán bộ tín dụng định giá khác nhau, không thống nhất trong chi nhánh. Đây cũng là nguyên nhân gây thất thoát tài sản nếu RRTD xảy ra; đồng thời chi nhánh nên thành lập tổ thẩm định TSBĐ để minh bạch và an toàn hơn trong công tác thẩm định TSBĐ cho CBTD cũng như trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng.