Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Các tác động phòng chống suy dinh dưỡng trong phạm vi nhà trường đều hướng đến mục tiêu phát triển trí tuệ, thể lực do đó đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non phải xuất phát từ mục tiêu của hoạt động hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non. Các biện pháp đề xuất phải có nội dung triển khai thực hiện, cách thức tổ chức thực hiện biện pháp phải hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển nguồn lực quốc gia. Mỗi biện pháp đề xuất hướng đến mục tiêu của biện pháp, nội dung và cách thức thực hiện của từng biện pháp tuy thế nhưng mục tiêu của từng biện pháp đến cùng là nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu phát triển trí lực và thể lực cho trẻ từ bậc mầm non.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tồn diện, hệ thống

Các biện pháp tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non cần phải mang tính đồng bộ, tồn diện và hệ thống nhằm khắc phục những hạn chế của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ cũng như khắc phục những hạn chế của cơng tác tổ chức quản lý hoạt động phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non hiện nay.

Các biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý của Hiệu trưởng về hoạt động giáo dục nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội, thể chất của trẻ em. Quá trình quản lý hoạt động

phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non thực tiễn chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý h hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non phải đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.

3.1.3. Ngun tắc đảm bảo tính khả thi

Biện pháp đề xuất cần hướng đến cải thiện những tồn tại, hướng đến nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục bậc mầm non. Quá trình đề xuất biện pháp cần xuất phát từ các điều kiện thực tiễn của các trường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên và điều kiện văn hóa, kinh tế địa phương để triển khai. Biện pháp phải có tính bao qt, cấp thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi; đáp ứng được mục đích của ngành về chương trình phịng chống SDD cho trẻ mầm non. Mỗi nhà trường, mỗi lứa tuổi trẻ em đều có những đặc điểm, điều kiện riêng để áp dụng, do vậy, biện pháp tổ chức hoạt động phòng chống SDD đưa ra phải phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi, nghĩa là phải tổ chức thực hiện được và mang lại những hiệu quả nhất định.

Biện pháp đưa ra cần thể hiện tính hiệu quả đối với trẻ em (người tham gia thụ hưởng hoạt động): phát triển thể lực, trí lực, các khía cạnh giáo dục như nhận thức, kỹ năng, thái độ theo lứa tuổi.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Hiệu quả thực tiễn: Trẻ em các trường có cơ hội được phát triển thể lực, trí lực, một cách tồn diện, các hoạt động phịng chống SDD mang tính cộng đồng, phổ cập trên địa bàn.

Hiệu quả sử dụng nguồn lực, thời gian: Đảm bảo cân đối chi phí bỏ ra với kết quả thu được cho mỗi CBQL, GV thực hiện và cho công tác giáo dục và thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thi nhiệm vụ chính trị địa phương, khơng gây lãng phí nguồn lực, thu hút được cao nhất sự quan tâm của phụ huynh, mọi người trong xã hội.

Hiệu quả lâu dài: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững an ninh chính trị của địa phương, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu quả nền giáo dục quốc gia ngay từ bậc mầm non thơng qua thể lực, trí lực của trẻ em.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 80)