Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV, NV và các lực lượng tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 80)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ ở

3.2.1. Tăng cường nhận thức cho CBQL, GV, NV và các lực lượng tham

trường mầm non

a. Mục tiêu biện pháp

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV và các lực lượng liên quan về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống SDD đối với sự phát triển thể lực, trí lực, về nội dung và hình thức hoạt động phịng chống SDD ở trường mầm non, yêu cầu về năng lực của người giáo viên để tổ chức hoạt động phòng chống SDD cho trẻ em.

b. Nội dung biện pháp

Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động phòng chống SDD, mối quan hệ giữa tổ chức hoạt động phòng chống SDD và phát triển thể lực, trí lực cho trẻ em mầm non thơng qua biện pháp tuyên truyền, vận động trong mỗi đầu kỳ học từ các GV, lựa chọn hoạt động phòng chống SDD phù hợp;

Nhận thức về nội dung, hình thức tổ chức hoạt động phòng chống SDD trong nhà trường cần tăng khả năng lựa chọn các nội dung tương ứng với hình thức thực hiện triển khai dựa trên cơ sở vật chất nhà trường, nguồn lực của nhà

trường; các đối tác, lực lượng (nhà tài trợ, phụ huynh HS) về hỗ trợ hoạt động phòng chống SDD;

Nhận thức về yêu cầu năng lực của người GV trong tổ chức hoạt động phòng chống SDD cho trẻ em các trường mầm non, bản thân GV chủ động tìm tịi, nâng cao khả năng học tập, biên tập, sáng tạo trong quá trình triển khai hình thức hoạt động phịng chống SDD, do đó bản thân GV vừa nâng cao chun mơn đồng thời phải học hỏi các chương trình hoạt động phịng chống SDD của Bộ, Sở, Phòng GD&ĐT hàng năm khi được cử tham gia. Những GV này sẽ có trách nhiệm truyền đạt lại kiến thức cho toàn bộ GV trong nhà trường về hoạt động phịng chống SDD theo chương trình nhà trường.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Tổ chức học tập, nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc để cán bộ, giáo viên hiểu và thống nhất quan điểm trong cơng tác quản lý, tổ chức hoạt động phịng chống SDD, tránh nhìn nhận một cách phiến diện.

Các nhà quản lý đặc biệt là các cán bộ lãnh đạo cần hiểu rõ các chức năng giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình đào tạo là quan trọng hơn cả, cần phải được coi trọng, quan tâm ngang nhau, không được xem nhẹ chức năng nào, để từ đó họ có định hướng đúng đắn trong cơng tác chỉ đạo hoạt động quản lý q trình hoạt động phịng chống SDD của nhà trường.

Tổ chức các buổi tập huấn về hoạt động phòng chống SDD ở trường mầm non, từ đó nâng cao nhận thức cho giáo viên về hoạt động phòng chống SDD: Mục tiêu hoạt động, nội dung hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động, vai trò của giáo viên trong tổ chức hoạt động và ý nghĩa của hoạt động phòng chống SDD đối với trẻ em mầm non.

Cần cung cấp cho cha mẹ trẻ những kiến thức, thông tin về xu thế chăm sóc trẻ em thế giới, bài học các nước đã thành công bằng con đường đầu tư cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hoạt động phòng chống SDD. Để PHHS tạo điều kiện cho con em mình tham gia hoạt động phịng chống SDD có hiệu quả cung cấp cho phụ huynh kiến thức về đặc điểm tâm lý lứa tuổi mầm non, nắm được chương trình đào tạo của nhà trường, yêu cầu của GD & ĐT bằng nhiều hình thức thơng qua buổi họp phụ huynh, toạ đàm, trị chuyện riêng khi tiếp xúc với PHHS. GV mời PHHS cùng tham gia một số hoạt động

Tổ chức các hội thảo bàn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động phòng chống SDD đối với việc tiến hành và phát triển thể lực, trí lực của trê em nhằm tìm ra một quan điểm đúng đắn về vấn đề này. Tổ chức diễn đàn nhằm phát huy quyền làm chủ và huy động tiềm năng, trí tuệ của đội ngũ CB, GV trong nhà trường tham gia xây dựng nề nếp, trật tự kỷ cương trong hoạt động của nhà trường. Trên cơ sở thu nhận những ý kiến kết luận bổ ích, phù hợp từ các chuyên gia, nhà trường tiến hành xây dựng thành các quy định nội bộ để tổ chức thực hiện.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trưởng trường mầm non cần nhận thức đúng đắn và thấy được tầm quan trọng của hoạt động phịng chống SDD Từ đó có kế hoạch cụ thể cho việc bồi dưỡng về nhận thức cũng như nghiệp vụ cho GV hiểu và triển khai hoạt động phòng chống SDD.

- Hiệu trưởng cần chỉ đạo xây dựng các nội dung thi đua cho hoạt động phòng chống SDD một cách cụ thể cho GVMN

- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về hoạt động phòng chống SDD cho các lực lượng GD.

- Giáo viên phải nhận thức đúng về hoạt động phịng chống SDD và có kế hoạch tuyên truyền thuyết phục cha mẹ trẻ tham gia.

3.2.2. Hồn thiện cơng tác tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động PCSDD cho CBQL, GV, NV và các lực lượng tham gia hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non

a. Mục tiêu biện pháp

Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc ni dưỡng cho trẻ trong trường mầm non đòi hỏi mỗi cán bộ giáo viên trong nhà trường phải tự học bỗi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn. Vậy làm thế nào để các lực lượng có trình độ chun sâu về lĩnh vực chăm sóc ni dưỡng trẻ, bản thân là một cán bộ quản lý trẻ cần được tham quan học tập các trường bạn, những đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo ni dưỡng trong và ngồi huyện mình cơng tác.

b. Nội dung biện pháp

* Đối với giáo viên

- Chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung: Bồi dưỡng kiến thức chăm sóc, dinh dưỡng qua tham dự các lớp tập huấn của Phòng giáo dục tổ chức nhằm nâng cao nhận thức về dinh dưỡng cho trẻ.

- Hướng dẫn cân đo, theo dõi sức khoẻ cho trẻ trong lớp.

- Tổ chức các buổi thảo luận nhằm trao đổi kinh nghiệm trong công tác chăm sóc trẻ, về cách tổ chức giờ ăn cho khoa học hợp lý. Vì trên thực tế, việc tổ chức giờ ăn cho trẻ ở các trường mầm non cô giáo mới chỉ lưu ý giờ ăn làm sao cho trẻ ăn hết xuất chứ chưa chú ý đến việc tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng, làm sao để trẻ có tâm lý thoải mái khi ăn. Đặc biệt là cách chăm sóc những trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì.

VD: Đối với những trẻ suy dinh dưỡng, trong giờ ăn của trẻ yêu cầu giáo viên phải ln động viên khuyến khích trẻ ăn hết xuất. Kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thức ăn khác nhau một cách thoải mái.

- Cùng Phó hiệu trưởng phụ trách chun mơn hội thảo giáo dục chuyên đề giáo dục thể chất với mục đích tăng cường cho trẻ tham gia các trò chơi vận động, các trò chơi dân gian nhằm phát triển thể chất cho trẻ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

VD: Trong các giờ học và hoạt động vui chơi giáo viên giải thích cho trẻ thấy được tác dụng của từng loại thức ăn, ăn đầy đủ sẽ làm cho cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào, mơi đỏ tóc đen, thông minh học giỏi, nếu ăn không đủ chất sẽ gầy cịm ốm yếu. Hoặc nhóm thực phẩm bột đường chất béo ta nên ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ làm cho cơ thể béo phì…

* Đối với cô nuôi:

- Tạo điều kiện cho 100% cô nuôi được tham gia học và bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về nuôi dưỡng qua các lớp tập huấn của Phòng giáo dục, của trung tâm y tế huyện tổ chức. Tổ chức cho cô nuôi thảo luận tại trường sau đợt học tập như:

+ Về kiến thức vệ sinh an tồn thực phẩm, thực hiện quy trình bếp một chiều, thực hành tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh trong chế biến, thực hiện tốt công tác tiếp phẩm và giao nhận thực phẩm, yêu cầu trong chế biến và bảo quản thực phẩm, chú trọng công tác vệ sinh khu vực chế biến, đồ dùng, dụng cụ nhà bếp và vệ sinh môi trường bếp…

+ Cách xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa thay đổi theo tháng, phù hợp với tiền ăn của trẻ, nhằm đáp ứng với nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

+ Cách tính định lượng xuất ăn/trẻ, cách chia sao cho đủ lượng.

+ Cách chọn và thay thế thực phẩm phù hợp với nguồn thực phẩm có sẵn ở địa phương, cách tính chi tiết khẩu phần ăn, điều chỉnh các chất dinh dưỡng nói chung và tỉ lệ các chất dinh dưỡng trong ngày, đảm bảo cân đối đủ chất.

+ Cách chế biến sống: Rửa rau, nhặt rau, thái rau, trần thịt, lọc cá, bóc tơm…

+ Thơng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn đầu tháng, tổ chức trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho đồng nghiệp về cách nấu món ăn sáng tạo do kinh nghiệm lâu năm làm công tác nuôi dưỡng: Cách nấu chè, nấu cháo, nấu súp khai vị.

* Đối với nhân viên phụ trách y tế của trường

- Hướng dẫn kế hoạch cân đo, theo dõi sức khoẻ của trẻ toàn trường, những trẻ béo phì và trẻ suy dinh dưỡng. Hàng ngày cùng giáo viên theo dõi cân đo của trẻ béo phì và suy dinh dưỡng.

- Biết phối hợp cùng phụ trách ni theo dõi vệ sinh an tồn thực phẩm, trong khâu bảo quản, chế biến và lưu mẫu thức ăn hàng ngày đúng quy định. Từ những biện pháp làm trên đã cho thấy chất lượng chăm sóc ni dưỡng trẻ của trường nâng lên rõ rệt. Các cô giáo đã tổ chức được nhiều hoạt động lồng ghép giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục. Biết cách tổ chức sắp xếp giờ ăn cho trẻ khoa học hợp lý hơn. Các cơ ni có nhiều sáng tạo trong chế biến món ăn, tạo cảm giác mới lạ, hấp dẫn cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Trước tiên, hiệu trưởng tiến hành đánh giá, phân loại GV từ đó xác định yêu cầu rèn luyện. Khi tổ chức chỉ đạo phải có sự thống nhất ở trong tổ, nhóm chun mơn. Mọi GV phải nghiên cứu kỹ nội dung, thao tác thực hiện phải thống nhất, q trình thực hiện có lơgic chặt chẽ. Qua thực tế hoạt động, GV sẽ nhận thấy những mặt mạnh yếu của mình để cùng nhau trao đổi nâng cao tay nghề. Sau đó, hình thành và rèn kỹ năng tổ chức hoạt động phòng chống SDD cho GV.

Để tổ chức hoạt động phòng chống SDD đạt hiệu quả, nhà trường cần có đội ngũ CBGV có năng lực vững vàng, có uy tín với đồng nghiệp, đặc biệt là phải có khả năng huy động các lực lượng tham gia hoạt động. Để có nguồn nhân lực này thì nhà trường phải chủ động trong đào tạo, bồi dưỡng.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Tạo điều kiện về thời gian cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng. - Tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV và có thể đưa vào thi đua.

- Báo cáo viên tham gia tập huấn phải thực sự là chuyên gia về hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng.

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh tại trường mầm non tại trường mầm non

a. Mục tiêu biện pháp

Phối hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà cịn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Phối hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ.

b. Nội dung biện pháp

Thông qua buổi họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh, chúng tôi trao đổi kế hoạch chăm sóc trẻ tại trường, để họ thấy được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường luôn song hành và không thể tách rời nhau. Từ đó họ phối hợp cùng giáo viên ở lớp tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, cuối năm của lớp về cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ tại trường.

- Chỉ đạo phụ trách y tế của trường tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh cho con đi tiêm chủng mở rộng tại trường do y tế xã, thị trấn về tiêm, tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo các công văn về bệnh như: Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi phát ban, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy, thuỷ đậu…Bằng các hình thức phù hợp như: Tranh ảnh, Pano áp phích, bảng tin, loa đài.

- Tổ chức thi tạo môi trường cho trẻ hoạt động, thi tuyên truyền ngay trong lớp học, với những nội dung và hình thức cung cấp những thơng tin có tính thời sự, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và kết quả chăm sóc của nhà trường đến toàn thể các bậc phụ huynh. Nội dung tuyên truyền được tiến hành lồng ghép theo chủ đề hàng tháng.

Tuyên truyền khám sức khoẻ định kỳ của y tế xã, thị trấn tới các bậc phụ huynh. Nếu cháu có bệnh đề nghị phụ huynh cho trẻ đi khám ở tuyến trên đề nghị điều trị kịp thời. Thông báo kết quả cân đo của các lớp, sức khoẻ của từng trẻ có nguy cơ dưới và nguy cơ trên để phụ huynh nắm được và có kế hoạch cùng giáo viên chăm sóc trẻ.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Hướng dẫn cách chăm sóc ni dưỡng trẻ sau khi ốm, cách lên thực đơn và ăn uống theo thực đơn, cách chế biến trong bữa ăn và thức ăn bổ sung cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Ngồi ra để cơng tác phịng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả cao, cùng giáo viên phối hợp với bố mẹ tăng cường cách chăm sóc trẻ đặc biệt như sau:

* Đối với các cháu thể trạng gầy không tăng cân:

- Tìm nguyên nhân: Trẻ đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh chưa phục hồi, kém ăn, thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, vui chơi không phù hợp, do các bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn không đủ chất, không đúng giờ.

- Cách khắc phục:

+ Phối hợp với gia đình, quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo, thường xuyên động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ ăn, chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món xào, rán có nhiều mỡ, uống thêm sữa và nước hoa quả…

+ Tổ chức cho trẻ được hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

* Đối với các cháu ở thể béo phì và có biểu hiện béo phì: - Biện pháp giảm tốc độ tăng cân:

+ Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, sữa béo, các món ăn quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, ăn điều độ, khơng ăn q no khơng bỏ bữa, khơng bị q đói, ăn nhiều vào bữa sáng, giảm nhẹ vào chiều tối, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực như: chạy, nhảy dây, đá bóng, leo cầu thang, đi bộ, lao động tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 80)