Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ ở

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền và phối hợp với phụ huynh

tại trường mầm non

a. Mục tiêu biện pháp

Phối hợp với các bậc cha mẹ không chỉ giúp cha mẹ và giáo viên có kiến thức chăm sóc trẻ một cách có khoa học mà cịn giúp cho cha mẹ hiểu được thêm công việc của giáo viên ở lớp cũng như giáo viên hiểu được hoàn cảnh và điều kiện sống của trẻ ở gia đình để có biện pháp giáo dục phù hợp, tạo nên mối quan hệ thân thiết cởi mở, thân thiện giữa phụ huynh và giáo viên. Phối hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khỏe của trẻ theo định kỳ.

b. Nội dung biện pháp

Thông qua buổi họp ban đại diện hội cha mẹ học sinh, chúng tôi trao đổi kế hoạch chăm sóc trẻ tại trường, để họ thấy được tầm quan trọng của công tác nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường luôn song hành và không thể tách rời nhau. Từ đó họ phối hợp cùng giáo viên ở lớp tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, cuối năm của lớp về cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ tại trường.

- Chỉ đạo phụ trách y tế của trường tuyên truyền tới toàn thể các bậc phụ huynh cho con đi tiêm chủng mở rộng tại trường do y tế xã, thị trấn về tiêm, tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh theo các công văn về bệnh như: Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, sởi phát ban, dịch cúm gia cầm, tiêu chảy, thuỷ đậu…Bằng các hình thức phù hợp như: Tranh ảnh, Pano áp phích, bảng tin, loa đài.

- Tổ chức thi tạo môi trường cho trẻ hoạt động, thi tuyên truyền ngay trong lớp học, với những nội dung và hình thức cung cấp những thơng tin có tính thời sự, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm và kết quả chăm sóc của nhà trường đến toàn thể các bậc phụ huynh. Nội dung tuyên truyền được tiến hành lồng ghép theo chủ đề hàng tháng.

Tuyên truyền khám sức khoẻ định kỳ của y tế xã, thị trấn tới các bậc phụ huynh. Nếu cháu có bệnh đề nghị phụ huynh cho trẻ đi khám ở tuyến trên đề nghị điều trị kịp thời. Thông báo kết quả cân đo của các lớp, sức khoẻ của từng trẻ có nguy cơ dưới và nguy cơ trên để phụ huynh nắm được và có kế hoạch cùng giáo viên chăm sóc trẻ.

c. Cách thức thực hiện biện pháp

Hướng dẫn cách chăm sóc ni dưỡng trẻ sau khi ốm, cách lên thực đơn và ăn uống theo thực đơn, cách chế biến trong bữa ăn và thức ăn bổ sung cho trẻ giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Ngồi ra để cơng tác phịng chống béo phì và suy dinh dưỡng đạt kết quả cao, cùng giáo viên phối hợp với bố mẹ tăng cường cách chăm sóc trẻ đặc biệt như sau:

* Đối với các cháu thể trạng gầy khơng tăng cân:

- Tìm ngun nhân: Trẻ đang mắc bệnh hoặc mới khỏi bệnh chưa phục hồi, kém ăn, thiếu ăn, thiếu chất dinh dưỡng, thiếu ngủ, vui chơi không phù hợp, do các bà mẹ thiếu kiến thức về nuôi con hay cho trẻ ăn quà vặt trước bữa ăn, cho con ăn không đủ chất, không đúng giờ.

- Cách khắc phục:

+ Phối hợp với gia đình, quan tâm theo dõi, gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ chu đáo, thường xun động viên, khích lệ cho trẻ ăn hết xuất, điều chỉnh chế độ ăn, chú ý thức ăn bổ sung, tăng lượng ăn tinh bột, các món xào, rán có nhiều mỡ, uống thêm sữa và nước hoa quả…

+ Tổ chức cho trẻ được hoạt động thể lực giúp trẻ ăn ngon miệng, nghỉ ngơi thoải mái đảm bảo đủ thời gian ngủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

* Đối với các cháu ở thể béo phì và có biểu hiện béo phì: - Biện pháp giảm tốc độ tăng cân:

+ Điều chỉnh chế độ ăn hợp lý, hạn chế ăn: Bánh kẹo, đường mật, kem, sữa đặc có đường, sữa béo, các món ăn quay, xào, rán. Ăn nhiều rau xanh, quả ít ngọt, ăn điều độ, khơng ăn q no khơng bỏ bữa, khơng bị q đói, ăn nhiều vào bữa sáng, giảm nhẹ vào chiều tối, không nên ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.

+ Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể lực như: chạy, nhảy dây, đá bóng, leo cầu thang, đi bộ, lao động tự phục vụ, giúp đỡ bố mẹ, cô giáo và các bạn.

+ Hạn chế xem ti vi, video, trò chơi điện tử.

+ Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn hàng ngày và hoạt động của trẻ.

- Thông qua các ngày hội ngày lễ như: ngày 20/10, ngày 20/11, ngày 8/3 phối hợp với cơng đồn nhà trường phát động phong trào thi đua: Hội thi “ cô nuôi giỏi”, “cơ chăm sóc giỏi” mời ban đại diện cha mẹ học sinh đến dự đông viên các cơ. Đồng thời đây cũng là hình thức tuyên truyền để phụ huynh hiểu được cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ ở trường. Bằng nhiều hình thức nội dung thiết thực đã giúp cho các bậc phụ huynh hiểu được một số kiến thức kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ như:

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi, cách cho trẻ ăn bổ xung, phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh, cách giữ gìn mơi trường cho sạch sẽ., thống mát, các điều kiện chăm sóc trẻ ở trường ở nhà.

Phụ huynh cho con đi học đúng giờ, khơng cịn tình trạng phụ huynh cho trẻ mang quà vặt đến lớp. Họ sẵn sàng ủng hộ nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất trí nâng mức tiền ăn lên để đảm bảo cho con họ có bữa ăn đủ chất, đủ lượng ở trường.

d. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Phối hợp với cha mẹ trong việc thực hiện chương trình chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho trẻ về kiến thức chăm sóc cũng như theo dõi sức khoẻ của trẻ theo định kỳ bằng biểu đồ tăng trưởng.

- Phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc thực hiện chương trình giáo dục trẻ (giáo viên cùng kết hợp với cha mẹ trẻ giúp trẻ thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục theo từng chủ đề).

Nhà trường yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch hoạt động của mình khơng chỉ mang tính chất thơng báo mà quan trọng hơn là coi cha mẹ học sinh như một “kênh” thông tin hữu hiệu để giúp nhà trường có thêm những ý tưởng hay, cách làm mới trong các hoạt động của mình.

3.2.4. Chỉ đạo cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)