Nội dung quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 34)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Nội dung quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng chotrẻ ở

trường mầm non

1.4.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non trường mầm non

Lập kế hoạch là một chức năng cơ bản của quản lý, cần xác định những vấn đề như: nhận định và phân tích tình hình, bối cảnh; dự báo khả năng; lựa chọn, xác định các mục tiêu, mục đích và hoạch định con đường, cách thức biện pháp để đạt được mục tiêu, mục đích của q trình. Trong mỗi kế hoạch thường bao gồm nội dung như: xác định hình thành mục tiêu, xác định và đảm bảo về các điều kiện, nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu và cuối cùng là quyết định xem hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra. Lập kế hoạch quản lý hoạt động phòng chống SDD cho trẻ ở trường mầm non, người cán bộ quản lý trường học cần thực hiện các nội dung sau:

- Đánh giá thực trạng của nhà trường liên quan đến hoạt động phòng chống SDD, làm rõ điều kiện nguồn lực đáp ứng cho hoạt động phòng chống SDD;

- Xác định các mục tiêu có tính khả thi của hoạt động phịng chống SDD; - Lựa chọn được những hoạt động phòng chống SDD tiến hành theo tháng, kỳ, năm học, cách thức tiến hành, quan tâm đến nội dung của hoạt động truyền thông SDD cho giáo viên, phụ huynh.

- Kế hoạch về nguồn lực của nhà trường, cơ sở vật chất, tài chính trong hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non;

- Xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non theo thời gian, địa điểm, hình thức (định kỳ,

đột xuất, thường xuyên), bộ máy nhân sự tham gia đánh giá.

1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non trường mầm non

Tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống SDD cho học sinh mầm non có liên quan mật thiết đến việc nâng cao chất lượng sức khỏe cả thể chất, tinh thần, giúp trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất trong nhà trường. Quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch gồm:

- Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động phòng chống SDD do Hiệu trưởng làm trưởng ban, và đại diện của các giáo viên ở các lớp mầm non, các tổ chức trong và ngồi nhà trường có liên quan.

- Giải thích mục tiêu, u cầu, của kế hoạch hoạt động phòng chống SDD. Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch phịng chống SDD sao cho có hiệu quả. - Sắp xếp, bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm quản lý, huy động cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho thực hiện kế hoạch. Khi sắp xếp bố trí nhân sự thực hiện kế hoạch hoạt động phòng chống SDD, Hiệu trưởng phải biết được phẩm chất và năng lực của từng người, điểm mạnh, điểm yếu, nếu cần có thể phân cơng theo từng “ê kíp” để cơng việc được tiến hành một cách thuận lợi và có hiệu quả.

- Giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống SDD trong trường mầm non là trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường, song đặc biệt là đội ngũ giáo viên trực tiếp dạy dỗ là rất quan trọng trong quá trình phát hiện trẻ SDD, chậm lớn,…

- Bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động phòng chống SDD cho giáo viên, huy động và phân phối các nguồn lực để tiến hành hoạt động phòng chống SDD cho trẻ em mầm non.

- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện hoạt động phòng chống SDD diễn ra một cách thường xuyên, hiệu quả, các lực lượng giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dục có ảnh hưởng tới hoạt động đó là: các đồn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường và ngoài nhà trường, phụ huynh, giáo viên, cán bộ quản lý …

1.4.3. Chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non ở trường mầm non

Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống SDD là sự can thiệp của Hiệu trưởng vào tồn bộ q trình quản lý hoạt động phịng chống SDD để bảo đảm việc thực hiện hoạt động phòng chống SDD được diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả. Cơng tác chỉ đạo hoạt động phịng chống SDD sẽ đạt hiệu quả cao nếu trong quá trình chỉ đạo Hiệu trưởng biết kết hợp giữa sử dụng uy quyền, thuyết phục, động viên khích lệ và tơn trọng, tạo điều kiện cho người dưới quyền được phát huy năng lực và thực hiện hiệu quả hoạt động phịng chống SDD. Cơng tác chỉ đạo thực hiện hoạt động phòng chống SDD trong trường mầm non được tiến hành như sau:

- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động phòng chống SDD:

+ Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên của giáo viên như: Xây dựng kế hoạch cá nhân có nội dung phịng chống SDD cho trẻ mầm non theo từng độ tuổi phát triển;

+ Xây dựng nội dung hoạt động phòng chống SDD với các nội dung như: hoạt động diễn ra ở đâu, của lớp nào, như thế nào? vai trò của giáo viên ra sao? thời gian, hình thức, nội dung thực hiện có đúng quy định, quy trình chăm sóc không?....

+ Chỉ đạo giáo viên chuẩn bị hoạt động theo chủ điểm, chủ đề hoạt động phòng chống SDD;

- Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phịng chống SDD nhất là các hình thức truyền thơng chương trình phịng chống SDD (trực tiếp và gián tiếp)

- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình hoạt động phòng chống SDD. Hiệu trưởng cần phải: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình phịng chống SDD; Căn cứ vào kế hoạch học tập các lớp mầm non theo từng độ tuổi; Căn cứ vào đặc điểm phát triển của trẻ mầm non theo độ tuổi; Căn cứ vào điều kiện tài chính, cơ sở vật chất của nhà trường, từ đó chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động phịng chống SDD và thực hiện kế hoạch hoạt hoạt động phòng chống SDD.

- Hiệu trưởng chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động phịng chống SDD như các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính để hoạt động phịng chống SDD được tiến hành thuận lợi.

- Chỉ đạo giáo viên nhận xét đánh giá kết quả hoạt động phòng chống SDD. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động phịng chống SDD nhằm tìm ra ngun nhân, thực trạng của hoạt động phịng chống SDD, có biện pháp cải thiện nhằm nâng cao sức khỏe thể chất cho trẻ mầm non đạt hiệu quả. Đánh giá bằng hình thức nhận xét kết quả thực hiện trước và sau thực hiện hoạt động phịng chống SDD của trẻ mầm non thơng qua các chỉ số sức khỏe cân nặng, chiều cao,…

1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non trường mầm non

Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng trong cơng tác quản lý nói chung, là q trình đo lường kết quả thực hiện so sánh với những điều đã được vạch ra trong khâu lập kế hoạch dựa vào sự phân tích những thơng tin thu được, đối chiếu kết quả đạt được với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Người quản lý nếu chỉ biết đề ra kế hoạch hoạt động mà không đề ra kế hoạch kiểm tra thì chưa hồn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy, mà cơng tác kiểm tra trong nhà trường, đặc biệt là kiểm tra hoạt động phịng chống SDD ln đuợc đặt ra hàng đầu. Các hình thức kiểm tra bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

báo cáo đánh giá thực hiện so với kế hoạch về chương trình phịng chống SDD; - Kiểm tra đột xuất nhiều khâu:

+ Công tác nuôi dưỡng trẻ: Kiểm tra giao nhận thực phẩm, kiểm tra khâu chế biến sống chín; (sau khi sơ chế xong cho lên cân xem có đúng lượng quy đổi khơng, có bị thất thốt thực phẩm); kiểm tra định luợng khi chia ăn, kiểm tra lý thuyết các cô nuôi về định lượng, cách chế biến món ăn và vệ sinh an tồn thực phẩm; kiểm tra sổ tính ăn của kế tốn; kiểm tra việc thực hiện quy trình rửa tay, rửa mặt và tổ chức giờ ăn cho trẻ trên lớp.

+ Kiểm tra giữa thực tế hoạt động của giáo viên đối với thực hiện mục tiêu tổ chức hoạt động phịng chống SDD.

Kết thúc q trình kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng phải tổ chức rút kinh nghiệm, chỉ ra được những mặt đạt được, những mặt chưa được của hoạt động, qua đó cơng nhận những giá trị và những đóng góp của giáo viên đối với hoạt động phòng chống SDD. Do vậy việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống SDD cần phải khách quan, chính xác, trung thực, tồn diện, hệ thống, cơng khai, kịp thời, bám sát vào yêu cầu của chương trình, mục tiêu của hoạt động phịng chống SDD cho lứa tuổi mầm non.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)