Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 28)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1.Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non

1.3. Mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng

1.3.1.Đặc điểm phát triển của trẻ mầm non

a. Đặc điểm sinh lý

- Vào thời kì từ 01-06 tuổi mỗi năm trẻ tăng trung bình 2.000g. Chức năng các bộ phận bắt đầu hoàn thiện và tổ chức não trưởng thành 100% lúc trẻ được 06 tuổi;

- Trẻ tự điều khiển một số động tác khéo léo hơn và sống tập thể, thích bạn bè. Khi vào mẫu giáo trẻ nói sõi, hát được, ngâm thơ, học đếm, học vẽ;

- Đây là tuổi răng sữa, trẻ bắt đầu nhai được các thức ăn cứng của người lớn và rất chán ăn đồ lỏng mềm của tuổi nhũ nhi. Vì vậy, trẻ rất dễ chán ăn nếu như mẹ cứ duy trì chế độ ăn sữa và bột. Ở lứa tuổi này hệ thống miễn dịch bắt đầu hoạt động tốt hơn [9,] [10]

b. Đặc điểm tâm lý

- Ở lứa tuổi này, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ yếu của trẻ, trẻ sẽ học được chức năng của đồ vật xung quanh, nhờ đó mà tâm lí của trẻ phát triển mạnh và cũng học được những quy tắc hành vi trong xã hội; Từ những hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đó, trẻ nảy sinh nhu cầu dùng ngơn ngữ giao tiếp với người lớn. Cho đến tuổi mẫu giáo thì trị chơi là hoạt động chủ yếu của trẻ giúp hình thành trí tưởng tượng, nhân cách và tư duy.

- Vào giai đoạn này, trẻ tiếp xúc rộng rãi với môi trường nên dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như: sởi, ho gà, VGSV… nếu không được tiêm chủng đầy đủ;

- Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt hơn, các bệnh nhiễm trùng giảm nhưng dễ mắc các bệnh dị ứng như viêm cầu thận cấp, hen suyễn;

- Do đó, để phịng ngừa các bệnh lí có thể mắc phải, trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung iot trong khẩu phần ăn mỗi ngày; tham gia các chương trình tiêm chủng bảo vệ sức khỏe cũng như tuân thủ khám sức khỏe định kì. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được tham gia các lớp học kĩ năng, phòng ngừa các tình huống khẩn cấp cũng như tai nạn xảy đến bất ngờ trong cuộc sống [9,] [10].

c. Đặc điểm trong tính cách

- Nếu trẻ em dưới 01 tuổi hồn tồn phụ thuộc vào sự chăm sóc của người lớn thì ở lứa tuổi từ 01 đến 06 tuổi (thời kì răng sữa), trẻ bắt đầu có nhu cầu học hỏi và nhận thức nhiều hơn. Đây là thời điểm bố mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ tự chăm sóc bản thân mình. Bố mẹ nên tập trung thơi thúc khả năng tìm hiểu nguyên nhân - kết quả. Bên cạnh đó là tìm hiểu ngun nhân tiếng khóc của trẻ (trẻ khóc vì vấn đề sức khỏe, đói, khát, hoảng sợ, nhớ mẹ, mè nheo,… ) và xử lí khéo léo, tránh tạo cho bé thói quen xấu “trả thù và đổ lỗi”;

- Trong độ tuổi mầm non, trẻ ln cho mình là trung tâm và thường chưa biết đặt mình vào vị trí của người khác. Trẻ sẽ có biểu hiện như khơng muốn chia sẻ bất cứ những gì là của mình cho người khác (giữ khư khư hoặc giành đồ chơi từ tay người khác). Lúc này, cần dạy cho trẻ học cách quan tâm và sẻ chia với những người xung quanh hơn là trách mắng trẻ;

- Cũng vào độ tuổi này, khả năng chấp nhận ấm ức của trẻ sẽ tăng lên và trẻ có thể chờ đợi để cho đến khi có được thứ mà mình thích. Vì thế, người lớn nên có cách bảo ban, dạy dỗ mềm mỏng nhưng phải thật cứng rắn để đạt được hiệu quả giáo dục cao [9,] [10].

1.3.2. Mục tiêu, ý nghĩa của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non

Mục tiêu của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non giúp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, đảm bảo trẻ 100% được chăm sóc sức khỏe - ăn uống đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh phịng bệnh đầy đủ, không xảy ra dịch bệnh trong nhà trường, tổ chức ni dưỡng chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng tại trường, đồng thời giúp cán bộ giáo viên nhân viên làm cơng tác chăm sóc ni dưỡng trẻ có kiến thức, kỹ năng chăm sóc ni dưỡng trẻ tốt hơn, hiểu sâu hơn về ý nghĩa của việc phòng chống suy dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ. Trên cơ sở đó biết cách xây dựng kế hoạch, chăm sóc ni dưỡng trẻ, tự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp điều kiện chăm sóc ni dưỡng trẻ trong trường mầm non.

Trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ là rất cao. Hơn thế nữa cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, tính theo cân nặng ở trẻ nhỏ cân từ 100 - 120Kcal cân nặng/ ngày. Nhưng ở người lớn chỉ cần 100 Kcal cân nặng/ ngày. Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo đầy đủ các chất và cân đối phối hợp, hợp lý đủ 4 nhóm thực phẩm trong một ngày. Nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng rất cao, trẻ thường hiếu động thích chạy nhảy. Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trị là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Nếu như trẻ được người lớn chăm sóc ni dưỡng tốt ngay từ đầu, ngay từ khi rất nhỏ thì khi trẻ mới được vào trường mầm non thì trẻ ln được khoẻ mạnh thơng minh, hồn nhiên, ít ốm đau. Tạo điều kiện cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh cũng là tiền đề tốt cho trẻ bước vào ngưỡng cửa của trưịng tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đang còn là vấn đề thời sự ở các nước nghèo và đang phát triển. Suy dinh duỡng làm cho trẻ em dễ bị cảm nhiễm với các bệnh nhiễm trùng, nhất là các bệnh đường hô hấp, đường ruột và khi mắc thì diễn biến xấu hơn, gia tăng tỉ lệ tử vong. SDD là điều kiện thuận lợi để các bệnh lý này xảy ra và kéo dài, làm cho trẻ em ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng nên SDD ngày càng trở nên nặng nề hơn. SDD làm trẻ em kém phát triển về thể chất. Mức độ chậm phát triển tăng song song với thời gian kéo dài của bệnh và nhóm tuổi của trẻ. Như vậy, SDD vừa ảnh hưởng trước mắt, trực tiếp đến phát triển của trẻ; vừa dẫn đến các hậu quả khơng khắc phục được như tầm vóc người trưởng thành thấp bé, kết quả học tập kém, giảm khả năng lao động người lớn và ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân. Mặt khác, điều trị SDD phức tạp, tốn kém, trong khi việc phát hiện sớm và dự phịng SDD có thể thực hiện được nhờ các biện pháp chăm sóc sức khoẻ ban đầu.

Bên cạnh đó, thực hiện hoạt động phịng chống SDD cho trẻ ở trường mầm non giúp cho đối tượng tự nhận ra các hoạt động liên quan đến một vấn đề sức khoẻ, dinh dưỡng; Giúp các lực lượng tự chọn giải pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề sức khoẻ đó; Những thay đổi về nhận thức, thái độ, niềm tin và thực hành đối với một vấn đề sức khoẻ để nhằm tạo nên thói quen mới, nếp sống mới lành mạnh hơn có lợi hơn cho sức khoẻ.

Chính vì vậy, hoạt động phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non là rất quan trọng. Nhà trường sẽ định hướng và can thiệp các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dinh dưỡng cho trẻ mầm non, thực hiện biện pháp giáo dục, tuyên truyền cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng sức khỏe cho trẻ để phát triển cả thể chất và tinh thần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 25 - 28)