Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

a. Văn bản của Nhà nước, chính phủ

Hàng năm nhà nước, chính phủ đưa ra các định hướng chung cho giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Các văn bản điều hành đề cập đến hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng cho học sinh các lứa tuổisức khỏe, thể chất và tinh thần cho trẻ em ở trường mầm non. Đối với chính sách của từng chương trình hoạt động phòng chống SDD được phân cấp và triển khai từ Bộ đến các Đơn vị trường các địa phương, các Luật, văn bản đều có nội dung quy định và điều chỉnh hoạt động này.

b. Chính sách phát triển của Ngành

Sức khoẻ là yếu tố không thể thiếu của con người, để thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh, sáng tạo, có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu rất lớn.

Việc phòng chống suy dinh duỡng trẻ em là một chiến lược mang ý nghĩa quốc gia dân tộc đã được Đảng nhà nước chú trọng đầu tư vì tương lai của chất lượng dân số Việt Nam.

Xác định được tầm quan trọng của công tác này trong thời gian qua, các cấp Đảng uỷ, chính quyền, các trường học, đã triển khai chiến lược một cách rộng khắp. Ngành giáo dục mầm non đã xác định rõ mục tiêu giáo dục là: “Trẻ

khoẻ mạnh hồn nhiên, bước đầu giao tiếp với người xung quanh có thói quen ăn uống” theo Quyết định 55/QĐ ngày 03 tháng 02 năm 1990 của Bộ Giáo dục Đào

tạo Quyết định về mục tiêu, kế hoạch đào tạo nhà trẻ - trường mẫu giáo.

Phụ huynh tham gia đánh giá quản lý hoạt động phòng chống SDD, bởi đây là lực lượng trực tiếp đến hoạt động phòng chống SDD cho trẻ. Sự nhận thức, sự hiểu biết và chia sẻ của phụ huynh sẽ là điều kiện quan trọng trong phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động phòng chống SDD. Phụ huynh biết tình hình sức khỏe của trẻ qua các cuộc họp, các buổi đón, trả trẻ tạo cơ hội trao đổi trực tiếp cho phu huynh, từ đó giúp cho giáo viên và phụ huynh nắm được cá tính của từng trẻ để có biện pháp uốn nắn kịp thời, tạo điều kiện cho phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ có hiệu quả.

d. Điều kiện kinh tế gia đình

Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm ban đầu đối với quá trình xã hội hóa của con trẻ/cá nhân, ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của con trẻ. Điều kiện kinh tế gia đình ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn của trẻ, nếu gia đình nào có điều kiện kinh tế đảm bảo thì trẻ sẽ có ít nguy cơ SDD hơn các gia đình ở vùng nông thôn, vùng núi khó khăn...với kinh tế eo hẹp thì trẻ em có nhiều nguy cơ bị SDD hơn.

e. Thể trạng trẻ em

Để đánh giá sự phát triển thể chất của trẻ em, có thể dựa vào việc theo dõi sự phát triển về cân nặng, chiều cao, vòng đầu, vòng ngực, vòng cánh tay, vòng đùi và tỷ lệ giữa các phần của cơ thể, nhưng quan trọng nhất là cân nặng. Do đó tại mỗi trường, địa bàn cần đánh giá thể trạng trẻ em khi thực hiện hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng tại trường mầm non là quá trình tác động từ hiệu trưởng đến các giáo viên, giúp GV có năng lực hợp tác, kỹ năng thực hiện các nội dung về hoạt động phòng chống SDD sao cho có hiệu quả. Qua các hoạt động về phòng chống SDD, GV hiểu đây là điều kiện cần để trẻ em lứa tuổi mầm non được hoàn thiện phát triển về thể chất và tâm hồn.

Ngoài khái niệm đã nêu, chúng tôi đã xác định được công tác quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng tại trường mầm non với chủ thể quản lý là hiệu trưởng, đối tượng quản lý là giáo viên mầm non và trẻ em mầm non và sự phối hợp trong và ngoài nhà trường trong phòng chống suy dinh dưỡng. Nội dung quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng tại trường mầm non gồm 4 chức năng của người Hiệu trưởng: Lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá.

Để thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, Hiệu trưởng yêu cầu các giáo viên không ngừng trau dồi, cập nhật kiến thức về quản lý và quản lý hoạt động phòng chống SDD mình thực hiện. Bên cạnh đó, họ còn phải quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động phòng chống SDD gồm: các yếu khách quan và các yếu tố chủ quan tác động ảnh hưởng.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 36 - 39)