Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 76)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.3. Nội dung khảo sát

Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về phòng chống SDD và thực trạng quản lý phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Thực trạng tổ chức phòng chống SDD và thực trạng quản lý phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phòng chống SDD và thực trạng quản lý phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn ý kiến chuyên viên cán bộ quản lý phịng giáo dục đào tạo huyện Định Hóa, phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên về những nội dung liên quan đến quản lý phòng chống suy dinh dưỡng ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động phòng chống SDD cho trẻ em mầm non tại địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ hoạt động: Nghiên cứu các các tài liệu văn bản, các kế hoạch hoạt động, báo cáo tổng kết cơng tác quản lý hoạt động phịng chống SDD của Hiệu trưởng các trường mầm non địa bàn huyện Định Hóa.

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp quan trọng nhất về nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phòng chống SDD của Hiệu trưởng các trường mầm non địa bàn huyện Định Hóa. Đề tài sử dụng 02 mẫu phiếu để khảo sát trên CBQL và GV mầm non về các nội dung khảo sát ở trên.

2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê Excel 2010 để tính và kiểm tra số liệu khi thu thập thông tin từ CBQL và GVMN.

Dựa vào những kết quả thu được, tiến hành xử lý kết quả khảo sát bằng cách tính điểm cho các mức độ, trên cơ sở điểm của các mức độ tính trung bình (ĐTB) theo cách như sau:

* Đối với mức độ quan trọng: rất quan trọng (4 điểm), quan trọng (3 điểm), bình thường (2điểm), khơng quan trọng (1 điểm);

* Đối với mức độ đánh giá nội dung: rất đồng ý (4 điểm), đồng ý (3 điểm);

phân vân (2điểm), không đồng ý (1 điểm);

* Đối với mức độ thực hiện: rất thường xuyên (4 điểm), Thường xuyên (3 điểm); Bình thường (2 điểm), khơng thường xun (1 điểm);

* Đối với kết quả thực hiện: Rất hiệu quả (4 điểm), Hiệu quả (3 điểm); Trung bình (2 điểm), khơng hiệu quả (1 điểm);

Cơng thức xác định điểm trung bình k = (n-1)/n = (4-1)/4 = 0,75. Dựa vào ĐTB thu được, tiến hành lượng giá như sau:

Bảng 2.2. Ý nghĩa của điểm số bình quân

Mức Khoảng điểm Ý nghĩa

4 3,25-4,00 Rất quan trọng/Rất thường xuyên/rất hiệu quả/hoàn toàn đồng ý

3 2,51-3,24 Quan trọng/thường xuyên/hiệu quả/đồng ý 2 1.76 - 2,50 Bình thường/trung bình/phân vân

1 1,00 - 1,75 Không quan trọng/không thường xuyên/không hiệu quả/không đồng ý

2.3. Thực trạng hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBQL, GVMN về hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa

Để tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan tọng của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em mầm non, tác giả sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 1 khảo sát tại 06 trường mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa. Kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.3:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.3: Tầm quan trọng của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa

Tầm quan trọng

Khơng quan

trọng Bình thường Quan trọng Rất quan trọng

Điểm TB Ý nghĩa điểm

BQ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Phát triển thể chất của trẻ em 10 8,33 14 11,67 36 30 60 50 3,22 Quan trọng

Phát triển trí tuệ của

trẻ em 5 4,17 20 16,67 21 17,5 74 61,67 3,37 Rất quan trọng

Giảm nguy cơ mắc

bệnh cho trẻ em 18 15,00 18 15,00 52 43,33 32 26,67 2,82 Quan trọng

Giúp trẻ em tăng

trưởng bình thường 8 6,67 24 20,00 24 20 64 53,33 3,2 Quan trọng

Nâng cao tầm vóc và thể lực trẻ em 16 13,33 22 18,33 27 22,5 55 45,83 3,01 Quan trọng Kiểm sốt có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em 14 11,67 20 16,67 32 26,67 54 45 3,05 Quan trọng

Kết quả đánh giá cho biết điểm trung bình đạt 3,11 với ý nghĩa nhận thức là quan trọng các CBQL và GV đánh giá với các nội dung thành phần đánh giá từ 2,82 - 3,37 điểm. Cụ thể:

Nội dung đánh giá “Phát triển trí tuệ của trẻ em” đạt 3,37 điểm và “Phát triển thể chất của trẻ em” đạt 3,22 điểm, xếp mức đánh giá rất quan trọng, kết quả này cho thấy các trường nhận thức được vấn đề dinh dưỡng giúp cho trẻ em phát triển tư duy, khả năng, chú ý, ghi nhớ có chủ định thơng qua chế độ dinh dưỡng đảm bảo, nguồn dinh dưỡng được tuyển chọn giúp cho trẻ em phát triển nhận thức. Nguồn dinh dưỡng đảm bảo làm cho trẻ em được phát triển về hệ cơ, xương, giúp các em có một sức khỏe tốt để có thể vui chơi, vận động hàng ngày.

Nội dung đánh giá “Giúp trẻ em tăng trưởng bình thường” đạt 3,2 điểm, xếp mức rất quan trọng, hiện nay đánh giá trẻ em theo lứa tuổi dựa trên căn cứ số đo về cân nặng, chiều cao, từ đó xác định chỉ số BMI, nguồn dinh dưỡng đáp ứng về các chất khoáng, vitamin, chất béo, chất đạm,…đảm bảo cho các em được cân đối dinh dưỡng hàng ngày, giúp các em có thể lực bình thường (khơng béo phì, hoặc khơng suy dinh dưỡng mất kiểm sốt). Qua đánh giá ý kiến phỏng vấn sâu CBQL cho rằng “Trẻ em cần một sức khỏe bình thường để có thể vui chơi, học tập và tăng trưởng theo đúng lứa tuổi phát triển”. Điều này cho thấy các trường đã nâng cao được sự nhận thức về tầm quan trọng của phòng chống SDD từ bậc mầm non.

Nội dung đánh giá “Kiểm sốt có hiệu quả tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em” đạt 3,05 điểm, đánh giá là quan trọng, các trường hiện nay đã xây dựng hoạt động phòng chống SDD nhất là trẻ em mầm non ở huyện miền núi như Định Hóa, điều kiện kinh tế và xã hội cịn khó khăn nhưng các trường đảm bảo dinh dưỡng cơ bản cho trẻ em nhằm kiểm sốt tình trạng dư thừa chất hoặc quá thiếu chất trong bữa ăn bán trú.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

giá mức quan trọng. Các CBQL và GV đều cho biết thể trạng trẻ em cải thiện chủ yếu qua dinh dưỡng hàng ngày, cho nên hoạt động phòng chống SDD cần được phổ biến tuyên truyền nhằm phát triển thể lực, chiều cao giúp trẻ em ở huyện miền núi có điều kiện đảm bảo phát triển tầm vóc từ lứa tuổi mầm mon.

Nội dung đánh giá cho thấy các CBQL, GV đều có nhận thức rất tốt về tầm quan trọng của hoạt động phòng chống SDD cho trẻ em mầm non. Với sự nhận thức như vậy sẽ là điều kiện thuận lợi giúp cho nhà trường triển khai, tổ chức các hoạt động phòng chống SDD và hoạt động quản lý phịng chống SDD có hiệu quả hơn.

2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun

Để tìm hiểu thực trạng triển khai các nội dung hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun, chúng tơi sử dụng câu hỏi số 2 phục lục 1 để khảo sát trên CBQL và GV kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.4: Đánh giá CBQL, GV về thực trạng nội dung hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Tầm quan trọng Rất không đồng ý Không đồng ý Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB Ý nghĩa điểm BQ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Nêu được tầm quan trọng của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non, cách nhận biết và nguyên nhân thường gặp

15 12,50 14 11,67 36 30 55 45,83 3,09 Đồng ý

Vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non

5 4,17 20 16,67 21 17,5 74 61,67 3,37

Hoàn toàn đồng ý Phổ biến kế hoạch chương trình hoạt

động phịng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non trong nhà trường

15 12,50 18 15,00 52 43,33 35 29,17 2,89 Đồng ý

Phối hợp với phụ huynh về chương trình phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non

15 12,50 24 20,00 24 20 57 47,50 3,03 Đồng ý

Điểm trung bình 3,11 Quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Kết quả quan sát cho thấy đại đa số các CBQL và GV đều đồng ý với các nội dung cho hoạt động phòng chống SDD tại nhà trường, các nội dung đánh giá cụ thể như sau:

Nội dung đánh giá “Vai trò, trách nhiệm của giáo viên trong hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non” đạt 3,37 điểm, xếp mức hồn tồn đồng ý. Có thể khẳng định để làm tốt hoạt động phịng chống SDD đòi hỏi phải triển khai nội dung này nhằm thể hiện được vai trò, trách nhiệm của GVMN, bởi họ là lực lượng rất quan trọng, là người trực tiếp phổ cập kiến thức, tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu về vai trò của dinh dưỡng cho khả năng phát triển các khía cạnh của trẻ. Bên cạnh đó, GVMN là người trực tiếp chăm sóc trẻ, qua quan sát, ghi chép đánh trẻ có đảm bảo hoạt động vận động, học tập, tham gia hoạt động trường hay không. Ý kiến của CBQL cho rằng “GVMN là người bám sát thực

hiện các hoạt động phòng chống SDD của nhà trường cho nên phải là người trực tiếp ghi chép và phản ánh hoạt động này để nhà trường điều chỉnh/thay đổi các chế độ dinh dưỡng phù hợp”, còn ý kiến GV cho rằng “nội dung này quan trọng bởi lẽ chúng tơi hàng ngày chăm sóc trẻ, nhất là trẻ em miền núi chúng tơi rất mong muốn đảm bảo bữa ăn chính, bữa ăn phụ cho trẻ phát triển tầm vóc như trẻ em ở thành thị”

Nội dung đánh giá “Nêu được tầm quan trọng của hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non, cách nhận biết và nguyên nhân thường gặp” đạt 3,09 điểm, xếp mức đồng ý. Đây là nội dung yêu cầu GVMN phải quan sát, tổng hợp lại sau các chương trình cải thiện bữa ăn, khẩu phần ăn trẻ hàng ngày, cách nhận biết trẻ suy dinh dưỡng (dấu hiệu về vóc dáng, sinh lý, sự vận động…), bởi GVMN là người hàng hàng chăm sóc, ni dưỡng trẻ em, nên sự thay đổi của trẻ mầm non phải hiểu và nắm được để báo cáo cho CBQL, từ đó CBQL mới

biết và nắm được thực trạng, đưa ra biện pháp cải thiện hoạt động phịng chống SDD cho trường mình phụ trách.

Nội dung đánh giá “Phối hợp với phụ huynh về chương trình phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non” đạt 3,03 điểm, xếp mức đồng ý. Trẻ đến trường được GVMN chăm sóc nhưng cần có sự kết hợp của cả phụ huynh trong việc phòng chống SDD, tại nhà trường được đảm bảo dinh dưỡng qua bữa ăn có sự giám sát của cha mẹ học sinh, tuy nhiên điều kiện gia đình trẻ khác nhau nhất lại ở huyện miền núi như Định Hóa, trẻ em sẽ ít đảm bảo một cách đều đặn về mặt dinh dưỡng nhưng GVMN trao đổi với phụ huynh ít nhất đảm bảo một số bữa trong tuần về lượng đạm, chất béo, tinh bột, rau xanh, quả,…đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ em. Nội dung này được nhà trường rất quan tâm, ý kiến CBQL “chúng tôi đều triển khai sự phối hợp của nhà trường với phụ huynh thông qua buổi họp phụ huynh hoặc trường hợp phát hiện đột xuất tình trạng SDD của một số trẻ cụ thể đều cảnh báo và đưa lời khuyên cho gia đình các cháu”

Nội dung đánh giá “Phổ biến kế hoạch chương trình hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng trẻ mầm non trong nhà trường” đạt 2,89 điểm, nội dung này được CBQL triển khai ngay đầu năm học cho toàn thể GVMN, kế hoạch này dựa trên đánh giá của GVMN tổng hợp thực trạng năm học trước, đánh giá chung về tình hình phịng chống SDD tại trường, từ đó làm căn cứ lập kế hoạch cho năm sau. Kế hoạch được thơng qua và gửi lên Phịng Giáo dục huyện làm căn cứ xác lập cho chương trình hành động của huyện về phịng chống SDD cho trẻ em mầm non.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các nội dung triển khai hoạt động phòng chống SDD đối với trẻ em các trường mầm non huyện Định Hóa cần căn cứ vào đặc điểm phát triển để lựa chọn và thiết kế nội dung phù hợp, trong thời gian tới CBQL các trường mầm non cần làm tốt hơn nữa công tác bồi dưỡng năng lực chuyên môn, cung cấp tài liệu, đặc biệt là nâng cao kiến thức về hoạt động phịng chống SDD cho GVMN để họ có năng lực đáp ứng nhiệm vụ giáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

dục và tổ chức hoạt động phịng chống SDD theo chương trình của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo.

2.3.3. Thực trạng các hình thức hoạt động phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Ngun

Tìm hiểu về các hình thức thể hiện của hoạt động phịng chống SDD chúng tơi sử dụng câu hỏi 3 phụ lục 1, Kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng các hình thức hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên đạt điểm trung bình chung là 2,51 điểm. Cụ thể:

Bảng 2.5: Thực trạng về hình thức của hoạt động phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Tầm quan trọng

Khơng

thường xun Bình thường

Thường xun Rất thường xuyên Điểm TB Ý nghĩa điểm BQ Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ %

Tuyên truyền 15 12,50 33 27,50 26 21,67 46 38,33 2,86 Thường

xuyên

Tập huấn 25 20,83 26 21,67 46 38,33 23 19,17 2,56 Thường

xuyên

Hội thảo 36 30,00 25 20,83 39 32,50 20 16,67 2,36 Bình thường

Câu lạc bộ 32 26,67 21 17,50 47 39,17 20 16,67 2,46 Bình thường

Phương tiện truyền thơng (Internet, Sách,

báo,,) 34 28,33 35 29,17 20 16,67 31 25,83 2,4 Bình thường

Phim ảnh, âm thanh 25 20,83 35 29,17 49 40,83 11 9,17 2,38 Bình thường

Thơng tin đại chúng (tivi, đài phát thanh,

loa truyền thanh, báo, tạp chí, bản tin…) 22 18,33 37 30,83 40 33,33 21 17,50 2,5

Thường xuyên Các tài liệu truyền thơng khác (áp phích,

tranh gấp, tranh lật, sách hướng dẫn…) 26 21,67 28 23,33 41 34,17 25 20,83 2,54

Thường xuyên

Hình thức “Tuyên truyền” 2,86 điểm, xếp mức thường xuyên. Có thể nói rằng, hình thức này tỏ ra là thực hiện thường xuyên do dễ làm, chi phí thấp, nhà trường thực hiện hoạt động này qua GVMN, các GVMN sẽ tuyên truyền tới phụ huynh học sinh, các GV trong cùng tổ nhóm, từng lớp, làm cho nhận thức về mức độ cần thiết, vai trò của phòng chống SDD trẻ em được nâng lên. Ý kiến giáo viên cho rằng “đây là hình thức đơn giản, dễ thực hiện, chúng tơi có thể tun truyền với phụ huynh thơng qua các buổi họp cho các con, bên cạnh đó các bậc phụ huynh cập nhật tình hình sức khỏe trẻ em nhanh chóng”, ý kiến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 41 - 76)