Khát quát về tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc luận văn

2.1. Khát quát về tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa,

2.1. Khát quát về tình hình giáo dục mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

Phòng GD&ĐT chỉ đạo 24 các trường mầm non triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, tình thương trách nhiệm trong các trường mầm non, nâng cao đạo đức nghề nghiệp trong chăm sóc, giáo dục trẻ. 100% các trường thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo, coi trọng việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp; tạo cơ hội, động viên, khuyến khích giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục học tập và sáng tạo; ngăn ngừa và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo.

Bảng 2.1: Quy mơ các trường mầm non địa bàn huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu ĐVT Năm học 2016-2017 Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 1.Số lượng Trường 24 24 24 2.Quy mô trẻ Trẻ 1.116 1.156 1.146 3.Số nhóm lớp Lớp 203 205 222 3.1.Trẻ Lớp 48 45 48 3.2.Mẫu giáo Lớp 155 160 174

4.Quy mô giáo viên Người 526 541 565

Hiện nay các trường mầm non địa bàn huyện Định Hóa là các trường mầm non cơng lập với 24 trường ổn định qua các năm 2016-2018. Quy mô trẻ đến

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trường có biến động, năm học 2016-2017 đạt 1.116 trẻ, năm học 2017-2018 đạt 1.156 trẻ, năm học 2018-2019 đạt 1.146 trẻ, năm học này giảm do một số trẻ chuyển trường ra ngoài huyện (do cha mẹ di chuyển chỗ ở). Số nhóm lớp tăng đáng kể, năm học 2016-2017 có 203 lớp (trong đó có 48 lớp trẻ và 155 lớp mẫu giáo); năm học 2017-2018 có 205 lớp (trong đó có 45 lớp trẻ và 160 lớp mẫu giáo); năm học 2018-2019 có 222 lớp (trong đó có 48 lớp trẻ và 174 lớp mẫu giáo). 24 trường tổ chức 100% các nhóm lớp ăn bán trú tại trường cho 6450 trẻ chiếm tỷ lệ 100%, Phịng Giáo dục huyện Định Hóa đã chỉ đạo các trường hợp đồng mua thực phẩm với địa chỉ tin cậy, thực đơn thay đổi theo mùa, giao nhận thực phẩm hàng ngày, chế biến theo quy tắc bếp 1 chiều, cân đối khẩu phần ăn hợp lý, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Cán bộ quản lý, nhân viên nấu ăn được tập huấn công tác VSATTP.

Về quy mô giá viên mầm non tăng, năm học 2016-2017 có 526 người, năm học 2017-2018 có 541 người và năm học 2018-2019 có 565 người. Phịng Giáo dục huyện đã chỉ đạo các trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, sau khi đánh giá mỗi cán bộ giáo viên đều có kế hoạch tự bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Nghiêm túc xây dựng kế hoạch và nghiêm túc thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16/3/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hay thừa về các chỉ tiêu cân nặng, chiều cao do thiếu hay thừa năng lượng và thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Theo báo cáo Sở y tế tỉnh Thái Nguyên 2018, 2019 về tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non trên địa bàn huyện Định Hóa như sau: Năm 2018 có 126 em (chiếm tỷ lệ (126/1156)*100% = 10,89%), và 2019 có 114 em (chiếm tỷ lệ (114/1146)*100%=9,45%), mặc dù giảm nhưng so với các huyện khác trong tỉnh chiếm vẫn còn cao, đứng sau huyện Võ Nhai 16,21%; cao hơc các huyện như huyện Đại Từ chiếm 6,37%, huyện Phú Bình 5,41%, huyện Phổ Yên 5,02%...

Các trường mầm non thực hiện nghiêm túc Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học. Triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học”, đưa các nội dung của cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” thành các hoạt động thường xuyên trong các trường mầm non. Đẩy mạnh các giải pháp xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp; có đủ nhà vệ sinh cho giáo viên và học sinh đảm bảo yêu cầu sạch sẽ. Đưa các nội dung giáo dục văn hoá truyền thống lồng ghép vào các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khoá phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương và Chương trình giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 39 - 41)