Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu 0375 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại NH xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 92)

2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤBẢO LÃNH TẠ

2.3.3 Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1 Hạn chế

Trong tình hình kinh doanh cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay,

tuy đã có rất nhiều nỗ lực và đã đạt được những kết quả kinh doanh nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, doanh số phát hành bảo lãnh và số món bảo lãnh phát hành giai đoạn 2014-2015 có dấu hiệu chững lại và có sự tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 2015- 2016 nhưng còn rất yếu và chưa có dấu hiệu đột phá. Tỷ trọng dư nợ bảo lãnh/Tổng dư nợ bình quân khoảng 12% tương đương so với mặt bằng chung nhóm ngân hàng có cùng quy mô (theo Cafef.vn) nhưng về giá trị tuyệt đối còn thấp so với toàn hàng (do yếu tố quy mô). Đối tượng bảo lãnh chủ

yếu tập trung vào 04 đối tượng: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,

bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước và bảo lãnh thanh toán. Trong đó, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh trả trước chiếm tỷ trọng lớn bình quân khoảng 22%, đây

là loại bảo lãnh chứa đựng nhiều rủi ro hơn so với các loại bảo lãnh còn lại. Đặc biệt là bảo lãnh trả trước, đây là loại bảo lãnh khó kiểm soát rủi ro nhất

trong số các loại bảo lãnh. Trong cùng một khoảng thời gian khách hàng có thể

thực hiện nhiều công trình, dự án. Do vậy, tiền ứng trước của từng công trình sẽ khó để phân định của từng dự án với nhau, để theo dõi được dòng tiền này cán bộ ngân hàng phải mất rất nhiều thời gian và công sức để giám sát chặt chẽ

hoạt động của khách hàng, đối chiếu chứng từ thu chi đúng theo từng dự án một. Trên thực tế, phần lớn các ngân hàng đang không kiểm soát được việc này, đây sẽ là lỗ hổng nếu như khách hàng gặp khó khăn đột xuất trong kinh doanh hay khi khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng.

Thứ hai, theo bảng thống kê sau cho thấy mật độ các PGD và chi nhánh trong toàn ngành ngân hàng khá đông dẫn đến tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt:

Hệ thống ngân hàng hiện nay có khoảng hơn 10.000 điểm giao dịch, dẫn

(Nguồn: Cafefvn)

Qua biểu đồ trên cho thấy, số luợng các điểm giao dịch của PG Bank còn rất mỏng so với toàn hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay đã có những dấu hiệu cho thấy lợi thế cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng nói

chung, bảo lãnh nói riêng đang đứng trước nguy cơ sụt giảm. Bên cạnh đó, cơ chế về bảo lãnh chưa thật linh hoạt, áp dụng cứng nhắc cho tất cả đối tượng khách hàng, chưa có cơ chế ưu đãi phí cho khách hàng thường xuyên, truyền thống. Đây là vấn đề đáng quan tâm và cần được khắc phục.

Thứ ba, những khoản bảo lãnh lớn hiện nay đang tập trung chủ yếu ở nhóm khách hàng truyền thống có tình hình tài chính tốt, điều này giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng và đáp ứng được mục tiêu an toàn nhưng hạn chế khả năng mở rộng tìm kiếm và phát triển khách hàng mới và bị phụ thuộc vào nhóm khách hàng này. Do vậy, nếu không được thường xuyên quan tâm, chăm sóc khách hàng chuyển quan hệ sang TCTD khác thì số dư bảo lãnh cũng như thu nhập từ hoạt động này sẽ biến động mạnh. Mặt khác,đối tượng khách hàng cá nhân có nhu cầu về sản phẩm bảo lãnh chưa được đẩy mạnh tiếp cận và khai

thác, các sản phẩm cho khách hàng cá nhân khá nghèo nàn và chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Khi phát sinh những món bảo lãnh có điều kiện khác biệt hoặc không theo mẫu thư của Ngân hàng thì phải trình qua các cấp mất nhiều thời gian, gây ảnh hưởng đến công việc của khách hàng.

Thứ tư, ngân hàng chưa thực sự làm được điều là ngân hàng mà khách hàng đầu tiên có thể nghĩ ngay đến khi có nhu cầu bảo lãnh, chưa đưa được những hình ảnh thay đổi tích cực đến với khách hàng. Đây là hạn chế trong việc quảng bá hình ảnh ngân hàng và thu hút khách hàng. Việc nghiên cứu thị trường, tiếp cận khách hàng chưa được chuyên nghiệp, công tác quảng cáo chưa thường xuyên, còn rời rạc, công tác tiếp thị còn yếu kém, chưa có kế hoạch tiếp thị và chính sách khách hàng cụ thể do chưa hình thành bộ phận chuyên trách về tiếp thị. Hiện tại ở PG Bank, Bộ phận Marketing đang phải kiêm nhiệm quá nhiều phần công việc: Xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển mạng lưới và Marketing, do đó công tác Marketing chưa thực sự đạt được hiệu quả như yêu cầu. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn chưa có được những cơ chế hoạt

I Ký quỹ 100%_______________ 0,05% tối đa 50 USD/lần Miễn phí______ 0,08% giá trị tối II Ký quỹ dưóí 100%___________

hoạt động Maketing của ngân hàng. Chính sách đãi ngộ tuy đã có những cải cách tích cực nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề chảy máu chất xám và một số vấn đề khác về nhân lực. Các quy định về tài chính còn bó buộc nên đã hạn chế các hoạt động quảng bá của ngân hàng.

Thứ năm, ra ngân hàng chưa thể hiện được tính chuyên nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, chưa thực hiện được những bảo lãnh có tính phức tạp cao và giá trị lớn. Trong công tác tác nghiệp hoạt động bảo lãnh vẫn còn những hạn chế nhất định. Về phục vụ khách hàng chưa đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh. Thời gian khách hàng chờ cam kết bảo lãnh được phát hành còn lâu và mức phí chưa thực sự cạnh tranh, thu hút khách hàng. Thao tác thực hiện chưa được quy định một cách cụ thể và chuẩn hóa. Hiện nay nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện trên Modul Trade Finance (Tài trợ thương mại). Tuy nhiên, các công đoạn thực hiện vẫn còn khá thủ công và công nghệ chưa hỗ trợ tối đa nhu cầu người sử dụng. Do thiếu cán bộ nên không thể chuyên môn hóa nghiệp vụ hoàn toàn, một cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều công việc nên đôi khi quá tải trong công việc, điều này làm giảm chất lượng phục vụ khách hàng.

Thứ sáu, từ số liệu trên cho thấy, hiện nay bảo lãnh tại PG Bank đang tập trung phần lớn vào bảo lãnh ngắn hạn chiếm >70%, điều này sẽ gây ra biến động lớn nếu hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh không được đầu tư phát triển, khi những món bảo lãnh giá trị lớn đến hạn số dư sẽ biến động rất lớn, gây ra biến động về thu nhập cho Ngân hàng, làm giảm hiệu quả kinh doanh từ dịch vụ.

Thứ bảy, hiện nay cơ chế chính sách và môi trường pháp lý của nước ta chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chúng ta chưa có luật về bảo lãnh. Hoạt động bảo lãnh được thực thi theo các văn bản dưới luật như: Thông tư số

07/2015/TT-NHNN; Quy chế bảo lãnh Ngân hàng, hướng dẫn quy chế bảo lãnh Ngân hàng... mà các văn bản này thường xuyên được sửa đổi, bổ sung gây khó khăn cho việc thực thi bảo lãnh. Vì thế đã cản trở khá lớn việc mở rộng và phát triển công tác bảo lãnh.

Thứ tâm, mức phí bảo lãnh của PG Bank chưa thực sự cạnh tranh, so với biểu phí các ngân hàng khác chưa thực sự hấp dẫn khách hàng. Đối với những khách hàng tốt đã có quan hệ được áp dụng chính sách phí ưu đãi với phê duyệt riêng, tuy nhiên với khách hàng mới nếu áp dụng theo biểu phí thì không hấp dẫn khách hàng, nếu áp dụng chính sách ưu đãi thì phải trình qua nhiều phòng ban gây mất thời gian ảnh hưởng đến công việc của khách hàng. Do đó, đây là yếu tố khá quan trọng đang ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PG Bank.

đa 1 triệu

1 Số tiền bảo lãnh chưa ký quỹ____ 1.

1 Phí phát hành________________ Theo thỏathuậnMax 50 USD '________ 0,15%/tháng 0,2%/tháng_____ 1.

2 Sửa đổi bảo lãnh_____________ 1.2.

1 Sửa đổi tăng/ gia hạn bảo lãnh___ Thu như mục 1_______ Như phát hành Như phát hành 1.2.

2

Sửa đổi khác________________ 50 USD/lần 200.000 VND/lần

300.000 VND/lần 1.

3 Gi ải tỏa bảo lãnh_____________ 1.3.

1 Giải tỏa do hết hiệu lực________ Miễn phí____________ Miễn phí_______ Miễn phí_______ 1.3.

2

Giải tỏa theo đề nghị của khách hàng 30 USD/lần 200.000 VND/lần 500.000 VND/ĩần" 1.

4 Thanh toán bảo lãnh___________

0,1% giá trị Min 20 USD

hiện nay, môi trường kinh tế ở nước ta vẫn còn nhiều biến động và bất ổn. Nhiều chính sách và cơ chế quản lý của Chính phủ còn trong quá trình sửa đổi và điều chỉnh. Ngoài ra những ảnh hưởng gần đây của thị trường thế giới khiến cho tỷ giá và giá cả trong nước biến động bất thường. Đây cũng là nguyên nhân tác động đến hoạt động bảo lãnh.

Nguyên nhân thứ hai dẫn đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PG Bank trong giai đoạn này chưa hiệu quả đến từ thông tin sáp nhập với Vietin bank. Do việc sáp nhập kéo dài, dẫn đến tâm lý cán bộ nhân viên trì trệ, làn sóng chuyển việc diễn ra từ Hội sở đến các Chi nhánh gây xao động tâm lý cho người ở lại, không tập trung phát triển kinh doanh, trong giai đoạn 2014- 2015 việc tăng trưởng phải có ý kiến của bên Vietin bank nên lại càng kéo động lực tăng trưởng đi xuống, cũng từ đó việc phát triển khách hàng mới rất khó khăn do tâm lý e ngại, bảo lãnh nước ngoài giảm thiểu đáng kể do uy tín của ngân hàng bị giảm sút...

Thứ ba, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện, thống nhất. Ở Việt Nam chưa có bộ luật riêng cho nghiệp vụ bảo lãnh mà chịu sự điều chỉnh của các văn bản dưới luật của NHNN. Các văn bản này không có sự đồng bộ hay thay đổi lại chưa chặt chẽ. Chưa xây dựng được một cơ chế quản lý rủi ro đối với nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, do đó tác động không nhỏ đến hoạt động bảo lãnh.

Thứ tư, quy trình bảo lãnh chưa hoàn thiện nên tác nghiệp bảo lãnh chưa được chuẩn hóa, cách thức thực hiện chưa chuyên nghiệp và chưa rút ngắn được thời gian phục vụ khách hàng. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu bảo lãnh để tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng có vướng mắc về thủ tục, hồ sơ tài sản thế chấp, mức phán quyết của chi nhánh nên một số trường hợp không cấp được bảo lãnh, mất đi cơ hội kinh doanh của cả khách hàng và ngân hàng. Ngoài ra có trường hợp khách hàng ký quỹ 100% giá trị bảo lãnh nhưng thủ tục chưa đơn giản dẫn đến làm kém đi hình ảnh của ngân hàng.

Thứ năm, thông tin bất cân xứng ảnh hưởng đến hiệu quả công tác thẩm định . Việc thu thập thông tin khách hàng phần lớn phụ thuộc nhiều vào khả năng nắm bắt thông tin tín dụng (CIC), tuy nhiên tính thời sự của CIC chưa cao có khi trễ đến nửa tháng nên đôi khi dư nợ gần nhất của khách hàng chưa được cập nhật, nếu đó là những phát sinh dư nợ lớn thì mang đến kết quả thẩm định hoàn toàn khác biệt.

Việc thẩm định các dự phán đang phải dựa nhiều vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng mà kinh nghiệm thì không tránh khỏi những sai sót và mang tính cảm quan. Bên cạnh đó, thiếu chuyên môn hóa sẽ gia tăng rủi ro trong tác nghiệp và giảm chất lượng phục vụ khách hàng. Mặt khác, công tác kiểm tra, kiểm soát về bảo lãnh khá sơ sài chưa có giám sát thường xuyên tiến độ thực hiện hợp đồng trong thời gian bảo lãnh còn hiệu lực.

Thứ sáu, chỉ tiêu thu ngoài lãi phần lớn phân bổ cho mảng doanh nghiệp, mảng bán lẻ được phân bổ chỉ tiêu rất thấp do đó các sản phẩm bảo lãnh mới chỉ chú trọng vào khách hàng doanh nghiệp, chưa chú trọng phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân. Do đó, hoạt động bán chéo sản phẩm bảo lãnh cũng không phát huy tác dụng, làm lãng phí nguồn nhân lực sẵn có, giảm tính năng động của nhân viên.

Thứ bảy, một nguyên nhân khác ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh là vốn tự có của PG Bank hiện nay đang khá thấp (~ 3.500 tỷ đồng), điều này cho thấy PG Bank không thể cấp bảo lãnh cho những món có giá trị lớn do quy định về tỷ lệ cấp tín dụng cho khách hàng bị giới hạn bởi vốn tự có. Đây là rào cản rất lớn ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh dịch vụ nói chung và bảo lãnh nói riêng của PG Bank. Với những món bảo lãnh có giá trị lớn, PG Bank khó giữ được khách hàng do tâm lý e ngại về sự rườm rà trong hồ sơ nếu khách hàng sử dụng hình thức đồng bảo lãnh, thường khách hàng sẽ xin cấp bảo lãnh tại các TCTD khác có đủ năng lực để thuận tiện và đơn giản hơn cho công việc của mình.

Thứ tám, đi cùng với những nguyên nhân trên, mức phí bảo lãnh là yếu tố khá quan trọng để khách hàng đưa đến quyết định có quan hệ với PG Bank hay không. Với mức phí hiện nay tại PG Bank chưa thực sự cạnh tranh và nằm trong nhóm TCTD có mức phí hấp dẫn khách hàng. Ngoài ra, mức phí được áp dụng cứng nhắc theo xếp hạng khách hàng và quyền miễn, giảm phí thuộc về Ban Tổng giám đốc. Do đó, khi nhu cầu bảo lãnh của khách hàng phát sinh, yêu cầu mức phí ưu đãi thì quá trình cấp bảo lãnh cho khách hàng sẽ mất nhiều

thời gian hơn. Từ đó ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị kinh doanh (do không có quyền quyết định), ảnh hưởng tới công việc kinh doanh của khách hàng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của PG Bank.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn phân tích thực trạng về hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PG Bank trong 3 năm gần đây. Luận văn đã đi vào phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh theo cơ cấu (Theo loại bảo lãnh, đối tượng khách hàng, thời gian, hình thức bảo đảm) ; phản ánh thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh theo các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Qua đó, luận văn đã chỉ được những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PG Bank trong thời gian qua. Cụ thể những hạn chế, tồn tại trong hoạt động bảo lãnh tại PG Bank như:

- Mạng lưới còn ít so với toàn hàng

- Vốn điều lệ thấp

- Sản phẩm bảo lãnh chưa đa dạng

- Mức phí bảo lãnh không hấp dẫn khách hàng, chưa thực sự linh hoạt

- Chưa đa dạng hóa đối tượng đầu tư

- Còn hạn chế trong công tác quảng bá sản phẩm

- Quy trình bảo lãnh chưa hoàn thiện đầy đủ

Đây là cơ sở thực tế để tác giả có cách nhìn đúng đắn về thực trạng hoạt động bảo lãnh tại PG Bank và từ đó có những giải pháp và kiến nghị cụ thể để khắc phục được những hạn chế hiện tại nhằm góp phần phát triển hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG XĂNG DẦU PETROLIMEX

3.1 MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINHDOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI PG BANK

Một phần của tài liệu 0375 giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại NH xăng dầu petrolimex luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w