1.3.1 Kinh nghiệm từ NHTM nước ngoài
Trong xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ nhu hiện nay, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng đuợc đẩy mạnh, cùng với đó nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo lãnh ngân hàng cũng ngày càng tăng lên. Đây là lĩnh vực được các ngân hàng trong nước cũng như quốc tế không ngừng đẩy mạnh. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong mảng dịch vụ ngoài tín dụng nói chung và hoạt động bảo lãnh nói riêng, đây là các đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước. Một số ngân hàng nổi bật như HSBC, City Bank, Bank of Tokyo...Do đó, việc học hỏi và vận dụng kinh nghiệm từ những ngân hàng lớn này vào thực tế tình hình tại Việt Nam là điều cần thiết. Lợi nhuận của các Ngân hàng này tại Việt Nam 70-80% thu từ dịch vụ, chỉ khoảng 10-15% thu từ tín dụng, điều đó cho thấy các dịch vụ ngoài tín dụng đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của các ngân hàng này, đây là xu hướng phát triển an toàn do các dịch vụ ngoài tín dụng được đánh giá là rủi ro thấp hơn tín dụng. Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại các ngân hàng này như sau:
Các ngân hàng này có chuyên môn nghiệp vụ về bảo lãnh rất thuần thục và chuyên nghiệp rất cao, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế. Cùng với đó họ có quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu chí về tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời
hạn hoàn trả vốn, các yếu tố tác động đến quá trình thực thi dự án và vấn đề đảm bảo cho việc phát hành cam kết bảo lãnh. Mặt khác, việc giải quyết tra nh chấp trong thực hiện bảo lãnh đuợc thoả thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng. Các ngân hàng này rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thuờng là trọng tài quốc tế mà cả hai bên thống nhất lựa chọn ở nuớc sở tại của ngân hàng, của khách hàng hoặc nuớc thứ ba.
Trong quy trình bảo lãnh, bên cạnh việc phân cấp nghiệp vụ, việc giám sát luôn đuợc tiến hành, nhằm đảm bảo tính hệ thống chặt chẽ và minh bạch, theo đúng quy trình nghiệp vụ, thể hiện thông qua hệ thống giám sát nội bộ đuợc thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ ở chính đến các chi nhánh, trực tiếp do Tổng giám đốc chỉ đạo và điều hành. Bộ phận giám sát nằm tại chi nhánh và làm việc độc lập với giám đốc chi nhánh, do đó đảm bảo đuợc tính khách quan, hiệu lực và hiệu quả của công tác này. Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động cung cấp dịch vụ bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động cung cấp dịch vụ bảo lãnh.
Mặt khác, với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia nên việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất đuợc các ngân hàng này chú trọng và có kế hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, uu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện việc bán chéo sản phẩm. Ngoài ra với lợi thế mạng luới rộng khắp, uy tín quốc tế các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiện xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu, mặc dù các ngân hàng nội địa đang rất yếu. Đây đuợc đánh giá là một dịch vụ ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong nghiệp vụ này, các ngân hàng nuớc ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận bảo lãnh cho phía khách hàng và nguợc lại.
Điều này cho thấy uy tín quốc tế là vấn đề rất quan trọng của khách hàng đề nghị bảo lãnh cũng nhu ngân hàng đối tác bảo lãnh cho khách hàng.
1.3.2 Kinh nghiệm của một số NHTM trong nước
Một số NHTM trong nuớc có kết quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tốt đang tập trung chủ yếu và đuợc xếp vào nhóm I là các ngân hàng sau: Vietinbank, BIDV, Vietcombank với mức tăng truởng về doanh số bảo lãnh hàng năm bình quân 12,7% và có tỷ trọng lãi thuần từ bảo lãnh trên tổng lãi thuần chiếm bình quân 4,7% (Theo cafef.vn). Các sản phẩm bảo lãnh ngày càng đa dạng và hoàn thiện đáp ứng đuợc nhu cầu của khách hàng. Một số nguyên nhân dẫn đến hiệu quả trên nhu sau:
Đây là những ngân hàng có lịch sử lâu dài ở Việt Nam, đi cùng với nó là thuơng hiệu và uy tín cũng đuợc phần lớn nguời dân biết đến hơn hẳn các Ngân hàng thuơng mại khác. Hơn nữa, họ có mạng luới rộng khắp trên cả nuớc
tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng giao dịch cũng là yếu tố vô cùng quan trọng thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Tổng du nợ của những ngân hàng này cũng rất lớn bình quân khoảng 700.000 tỷ đồng/1 ngân hàng, trong khi tổng du nợ nền kinh tế hiện nay khoảng 6 triệu tỷ đồng, nhu vậy mỗi ngân hàng chiếm khoảng 11,7% tổng du nợ. Do tín dụng chiếm tỷ lệ lớn nên thuờng đồng nghĩa các hoạt động khác cũng đuợc kéo theo, khi khách hàng đã có quan hệ tín dụng với những ngân hàng này thì khi phát sinh nhu cầu sử dụng
dịch vụ khác các ngân hàng này sẽ đuợc tiếp cận hoặc nắm đuợc thông tin sớm hơn, cơ hội để đuợc thực hiện giao dịch cũng vì thế mà tăng lên.
1.3.3 Bài học kinh nghiệm
- Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng phong cách phục vụ khách hàng chuẩn mực. Ngân hàng cần đào tạo đội ngũ nhân viên tu vấn am hiểu nghiệp vụ, sản phẩm của ngân hàng để có thể đáp ứng yêu cầu và tu vấn cho khách hàng bất cứ lĩnh vực nào.
- Xây dựng quy trình, quy chế chặt chẽ, có bộ phận pháp chế chuyên biệt để tu vấn và hỗ trợ kịp thời tránh được rủi ro cho khách hàng và ngân hàng, nhanh chóng xử lý những trường hợp khác biệt chưa có quy định rõ ràng sẽ gây lúng túng cho đơn vị kinh doanh, từ đó gây chậm trễ cho khách hàng
- Thúc đẩy công tác bán chéo sản phẩm, tạo điều kiện cho nhân viên phát huy được mối quan hệ và khai thác tối đa được nguồn nhân lực sẵn có.
- Tập trung đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm để phù hợp với nhu cầu của thị trường trong từng thời kỳ, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của ngân hàng mình so với các ngân hàng bạn.
- Có chính sách chăm sóc đặc biệt với những khách hàng truyền thống tốt để giữ và phát triển mối quan hệ với khách hàng, có chính sách để khuyến khích khách hàng giới thiệu khách hàng, đây là một kênh Marketing rất hiệu quả để đưa hình ảnh của ngân hàng đi xa hơn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Trong chương I, luận văn đã hệ thống hoá lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại các NHTM, trong đó luận văn đã trình bày một cách có chọn lọc cơ sở lý luận chung về dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh ngân hàng. Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHTM.
Luận văn đã nêu một số kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, những ngân hàng nội địa có tình hình kinh doanh bảo lãnh tốt,từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào điều kiện thực tế của Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex trong bối cảnh hiện tại và sẽ được trình bày chi tiết trong chương II luận văn này.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG XĂNG DẦU PETROLIMEX
GIAI ĐOẠN 2014-2016