1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤBẢO LÃNH NHTM
1.1.6 Phân loại bảolãnh ngân hàng
Hiện nay trên thế giới áp dụng rất nhiều các loại hình bảo lãnh. Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau có thể phân chia bảo lãnh làm nhiều loại:
1.1.6.1. Phân loại theo bản chất của bảo lãnh - Bảo lãnh đồng nghĩa vụ
Đây được coi là một loại hình bảo lãnh mang tính truyền thống, bảo lãnh đồng nghĩa vụ có đặc điểm là ngân hàng và người được bảo lãnh có cùng nghĩa vụ. Tuy nhiên, nghĩa vụ của khách hàng là nghĩa vụ đầu tiên và chỉ khi có sự xác nhận nghĩa vụ này bị vi phạm thì ngân hàng mới thực hiện nghĩa vụ bổ sung của mình. Đặc điểm này gây bất lợi cho Ngân hàng, Ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong trường hợp bất kể lý do gì người được bảo lãnh không hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng cơ sở. Chính vì thế mà ngân hàng thường xuyên phải can thiệp quá sâu vào giao dịch hợp đồng giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh để tìm hiểu về khả năng hoàn thành nghĩa vụ và đốc thúc việc hoàn thành nghĩa vụ của người được bảo lãnh, tránh trường hợp người này không có sự nỗ lực cố gắng hết sức trong việc hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Chính vì đặc trưng đó nên loại bảo lãnh này thường được dùng chủ yêu trong giao dịch ở phạm vi nội địa mà ít được sử dụng trong quan hệ quốc tế.
- Bảo lãnh độc lập
Trái với bảo lãnh đồng nghĩa vụ, trong bảo lãnh độc lập, nghĩa vụ của ngân hàng và của người được bảo lãnh hoàn toàn độc lập, tách rời nhau. Ngân hàng chỉ tiến hành thanh toán cho người thụ hưởng khi những điều kiện thanh toán đã được thỏa mãn. Trong thực tiễn, bảo lãnh độc lập được coi là một loại hình bảo lãnh hiện đại.
Bảo lãnh độc lập đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng và người thụ hưởng, vì vậy nó đang được sử dụng phổ biến trong quan hệ thương mại quốc tế hiện nay.
1.1.6.2 Phân loại theo mục đích bảo lãnh
- Bảo lãnh vay vốn: Là cam kết của tổ chức tín dụng với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ trả nợ thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả hoặc không trả đầy đủ, đúng hạn nợ vay đối với bên nhận bảo lãnh
- Bảo lãnh thanh toán: Là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thanh toán của mình khi đến hạn.
- Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của TCTD với bên mời thầu, để đảm bảo nghĩa vụ tham gia dự thầu của khách hàng. Trường hợp khách hàng phải nộp phạt do vi phạm quy định đấu thầu mà không nộp hoặc không nộp đầy đủ tiền phạt cho bên mời thầu thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện thay.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh, đảm bảo việc thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ của khách hàng theo hợp đồng đã ký với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải bồi thường cho bên nhận bảo lãnh mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì TCTD sẽ phải thực hiện thay.
- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước: Là cam kết của TCTD với bên nhận bảo lãnh về việc đảm bảo nghĩa vụ hoàn trả tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng đã ký kết với bên nhận bảo lãnh. Trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng và phải hoàn trả tiền ứng trước mà không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ thì tổ chức tín dụng sẽ thực hiện ngay.
- Bảo lãnh đối ứng: Là cam kết của tổ chức tín dụng (bên bảo lãnh đối ứng) với bên bảo lãnh về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho bên bảo lãnh, trong trường hợp bên bảo lãnh thực hiện bảo lãnh và phải trả thay cho khách hàng của bên bảo lãnh đối ứng với bên nhận bảo lãnh.
- Bảo lãnh xác nhận: Là cam kết bảo lãnh của TCTD đối với bên nhận bảo lãnh, về việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của bên bảo lãnh đối với khách hàng.
- Các loại bảo lãnh khác pháp luật không cấm và phù hợp với thông lệ quốc tế
1.1.6.3 Phân loại theo phương thức phát hành bảo lãnh - Bảo lãnh trực tiếp:
Bảo lãnh trực tiếp là bảo lãnh trong đó ngân hàng bảo lãnh chịu trách nhiệm phát hành bảo lãnh trực tiếp theo yêu cầu của người được bảo lãnh. Sauk hi ngân hàng đã bồi thường cho người thụ hưởng bảo lãnh, người được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành.
Bảo lãnh trực tiếp thông thường có ba bên tham gia: Ngân hàng phát hành bảo lãnh, người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh. Trường hợp người thụ hưởng bảo lãnh là người nước ngoài có thể có thêm ngân hàng ở cùng quốc gia với người thụ hưởng bảo lãnh trong vai trò ngân hàng thông báo.
Sơ đồ 1.1: Bảo lãnh trực tiếp
(3)
(1) Người được bảo lãnh và người thụ hưởng thỏa thuận hợp đồng chính
(2) Người được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng
(3) Ngân hàng bảo lãnh phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo
(4) Ngân hàng thông báo thông báo cho người thụ hưởng về bảo lãnh của ngân hàng phục vụ người mua
(5) Trường hợp này Ngân hàng phát hành bảo lãnh trực tiếp đến người thụ hưởng không qua Ngân hàng thông báo
- Bảo lãnh gián tiếp
Bảo lãnh gián tiếp hay còn gọi là bảo lãnh đối ứng là một loại bảo lãnh được ngân hàng phát hành (Ngân hàng thứ hai) theo chỉ thị của một Ngân hàng trung gian phục vụ cho người được bảo lãnh (Ngân hàng thứ nhất). Bảo lãnh của Ngân hàng thứ hai được dựa trên một bảo lãnh khác (Bảo lãnh đối ứng) của Ngân hàng thứ nhất. Người được bảo lãnh không bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành bảo lãnh (Ngân hàng thứ hai) mà chính ngân hàng phát hành bảo lãnh đối ứng (Ngân hàng thứ nhất) thực hiện việc bồi hoàn. Sau đó người được bảo lãnh thực hiện việc bồi hoàn cho Ngân hàng thứ nhất khoản tiền ngân hàng thứ nhất đã trả cho Ngân hàng thứ hai.
(1) Người được bảo lãnh (A) và người được thụ hưởng (B) thỏa thuận hợp đồng chính
(2) Người được bảo lãnh đề nghị ngân hàng phục vụ mình (Ngân hàng thứ
nhất) phát hành bảo lãnh đối ứng cho Ngân hàng phát hành (Ngân hàng thứ hai)
(3) Ngân hàng thứ nhất phát hành bảo lãnh đối ứng cho ngân hàng thứ hai
(4) Ngân hàng thứ hai phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng thông qua ngân hàng thông báo
(5) Ngân hàng thông báo thông báo cho người thụ hưởng về bảo lãnh của Ngân hàng thứ hai
(6) Ngân hàng thứ hai có thể phát hành bảo lãnh trực tiếp đến người thụ
hưởng không qua ngân hàng thông báo
- Bảo lãnh được xác nhận
Bảo lãnh được xác nhận là việc xác nhận của một ngân hàng đối với một bảo lãnh do một ngân hàng khác phát hành để xác nhận lại tính đảm bảo của bảo lãnh. Bảo lãnh được xác nhận thường phát sinh trong trường hợp người thụ hưởng muốn một ngân hàng khác trong nước có uy tín với người thụ hưởng xác nhận bảo lãnh do một ngân hàng nước ngoài phát hành
Người được bảo lãnh và người được thụ hưởng thỏa thuận hợp đồng chính
(1) Người được bảo lãnh chỉ thị phát hành bảo lãnh (2) Ngân hàng phát hành bảo lãnh
(3) Ngân hàng xác nhận xác nhận bảo lãnh và là ngân hàng thông báo
- Đồng bảo lãnh
Trong những giao dịch kinh tế, thương mại lớn, khả năng rủi ro cao, hoặc vượt mức cho vay và bảo lãnh tối đa của TCTD đối với một khách hàng do Chính phủ và Ngân hàng Trung ương quy định thì các ngân hàng phải cùng nhau thực hiện đồng bảo lãnh cho một khách hàng hoặc một dự ánSơ đồ 1.4: Đồng bảo lãnh
(1) Người được bảo lãnh và người được thụ hưởn thỏa thuận hợp đồng chính
(2) Người được bảo lãnh yêu cầu phát hành bảo lãnh
(3) Ngân hàng chính dàn xếp hợp đồng bảo lãnh cùng với các ngân hàng đồng bảo lãnh
(4a,4b) Ngân hàng chính phát hành bảo lãnh cho người thụ hưởng, chuyển trực tiếp hoặc qua Ngân hàng thông báo
Các thành viên tham gia đồng bảo lãnh sẽ chọn một ngân hàng bảo lãnh làm ngân hàng đầu mối. Ngân hàng bảo lãnh chính sẽ thay mặt nhóm ngân hàng đồng bảo lãnh phát hành cam kết bảo lãnh cho toàn bộ số tiền hoặc nghĩa vụ bảo lãnh; nhận các giấy tờ, tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng và thu phí bảo lãnh đồng thời phân chia lại phí cho các ngân hàng tham gia theo tỷ lệ đã thỏa thuận.
Các ngân hàng còn lại sẽ cam kết với ngân hàng chính thông qua các bảo
lãnh đối ứng theo tỷ lệ mình tham gia trong đồng bảo lãnh. Khi ngân hàng bảo lãnh chính phải thanh toán cho người thụ hưởng thì có quyền truy đòi các ngân hàng thành viên đồng bảo lãnh số tiền mà họ đã cam kết trong bảo lãnh đối xứng.
1.1.6.4 Căn cứ theo điều kiện thanh toán
- Bảo lãnh vô điều kiện
Bảo lãnh vô điều kiện là loại bảo lãnh mà ngân hàng phát hành sẽ phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngay khi bên nhận bảo lãnh yêu cầu không được phép trì hoãn. Khi đó bên nhận bảo lãnh chỉ cần xuất trình một văn bản yêu cầu thanh toán àm không cần phải có thêm văn bản nào khác chứng minh rằng bên được bảo lãnh đã vi phạm những điều khoản có trong cam kết bảo lãnh. Loại bảo lãnh này tạo ra lợi thế rất lớn cho bên nhận bảo lãnh vì họ có quyền yêu cầu thanh toán bất cứ lúc nào trong thời gian hiệu lực của bảo lãnh khi họ nhận thấy bên được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên nó gây bất lợi rất lớn cho phía ngân hàng và bên được bảo lãnh, do việc bồi thường mang tính chủ quan nên khả năng xảy ra gian lận lừa đảo từ bên nhận bảo lãnh khá cao.
- Bảo lãnh có điều kiện
Là loại bảo lãnh ngân hàng mà trong đó bên nhận bảo lãnh muốn nhận tiền bồi thường phải xuất trình các giấy tờ do bên thứ ba xác nhận hay phán quyết của tòa án chứng minh rằng bên được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Loại bảo lãnh này giúp bên được bảo lãnh và ngân hàng giảm bớt nguy cơ bị lừa đảo vì việc bồi thường chỉ có thể tiến hành nếu có sự xác nhận của bên thứ ba nên nó mang tính khách quan hơn. Tuy nhiên nó lại gây bất lợi khá lớn cho bên nhận bảo lãnh do thời giant hanh toán bị kéo dài. Để được bồi thường, bên nhận bảo lãnh phải đề nghị bên thứ ba xác nhận việc vi phạm của bên
Ngoài những loại bảo lãnh trên đây, dựa theo cách thức phát hành còn có một số loại bảo lãnh khác như: Bảo lãnh giáp lưng; bảo lãnh xác nhận được sử dụng chủ yếu trong các quan hệ kinh tế, tài chính quốc tế
1.1.7 Các loại rủi ro trong dịch vụ bảo lãnh ngân hàng1.1.7.1 Rủi ro đối với Ngân hàng bảo lãnh