1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤBẢO LÃNH NHTM
1.1.5 Chức năng, vai trò của bảolãnh ngân hàng
- Chức năng đảm bảo
Đây là chức năng quan trọng nhất của bảo lãnh ngân hàng. Theo chức năng này người thụ hưởng sẽ nhận được sự bồi thường về mặt tài chính trong
trường hợp người được bảo lãnh vi phạm cam kết. Tuy nhiên, người thụ hưởng chỉ được phép đòi tiền theo thư bảo lãnh nếu xuất trình được những chứng từ cần thiết theo đúng các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh. Mặt khác, do chịu trách nhiệm thực hiện cam kết ngân hàng phát hành bảo lãnh cũng thường xuyên kiểm tra, giám sát, tạo ra một áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm về phía người được bảo lãnh.
- Chức năng tài trợ
Trong hợp đồng thầu hoặc hợp đồng mua bán có giá trị lớn, thời gian hiệu lực kéo dài, nhu cầu tài trợ cho dự án là rất cần thiết. Các nhà đầu tư hoặc người bán gặp rất nhiều khó khăn về mặt tài chính và chịu nhiều rủi ro nếu như phải hoàn tất các hạng mục hoặc toàn bộ hợp đồng mới được thanh toán. Do vậy, để công trình tiến hành thuận lợi, chủ thầu hoặc người mua thường tạm ứng trước cho từng công đoạn với điều kiện nhà thầu phải có bảo lãnh của ngân hàng đứng ra cam kết sẽ hoàn trả lại số tiền ứng trước đó. Do vậy dịch vụ bảo lãnh ngân hàng được coi như một công cụ tài trợ.
- Bảo lãnh được sử dụng như là một công cụ để đôn đốc thực hiện nghĩa vụ hoàn thành hợp đồng
Sau khi ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh đối với bên nhận bảo lãnh, nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng thì bên nhận bảo lãnh có quyền truy đòi số tiền bảo lãnh. Do vậy, bảo lãnh dã tạo áp lực đốc thúc bên được bảo lãnh phải hoàn thành nghĩa vụ của mình đúng như trong cam kết.
- Bảo lãnh được sử dụng như một công cụ để đánh giá
Bảo lãnh ngân hàng giúp bên nhận bảo lãnh có những đánh giá nhất định
về năng lực tài chính và hoạt động của bên đối tác thông qua việc ngân hàng có
chấp thuận hay không chấp thuận bảo lãnh. Bởi vì ngân hàng là một định chế tài
chính có chuyên môn cao, có khả năng phân tích đánh giá được tình trạng khách
hàng của mình. Do vậy, việc ngân hàng không sẵn sàng chấp thuận bảo lãnh cho
đối tác chứng tỏ rằng họ chưa ổn về mặt tài chính hoặc năng lực sản xuất, kinh doanh, từ đó bên nhận bảo lãnh sẽ có những đánh giá với thông tin đầy đủ hơn.
1.1.5.2 Vai trò của bảo lãnh ngân hàng - Đối với doanh nghiệp
Trong các quan hệ kinh tế không phải lúc nào các đối tác cũng tin tưởng nhau do rất nhiều nguyên nhân. Vì thế, để đảm bảo an toàn quan hệ làm ăn, bên cung cấp thường yêu cầu bên kia phải có bảo lãnh của ngân hàng thì giao dịch mới thực hiện. Do đó bảo lãnh ngân hàng đôi khi là yêu cầu bắt buộc để bước đầu giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với hợp đồng. Ngoài ra, bảo lãnh giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản vay vốn đáng kể, có thêm nguồn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động và doanh nghiệp chỉ phải trả một khoản phí tương đối thấp.
- Đối với ngân hàng bảo lãnh
Trước hết, thông qua việc cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng nhận được một khoản phí bảo lãnh. Bên cạnh đó, bảo lãnh còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm của NHTM, giúp NHTM giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Đồng thời, bảo lãnh cũng là biện pháp hữu hiệu trong việc thu hút và giữ chân khách hàng một vấn đề quan trọng trong tình hình cạnh tranh về các mặt như lãi suất, phí... như hiện nay. Ngoài ra, hoạt động bảo lãnh cũng là một trong những hoạt động góp phần khẳng định uy tín, vị thế
và khả năng tài chính của một NHTM nên rất được các ngân hàng chú trọng
- Đối với nền kinh tế
Bảo lãnh ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Hoạt động này đã thực sự trở thành công cụ thông dụng nhằm đảm bảo thực thi nghĩa vụ , đặc biệt là nghĩa vụ tài chính trong các giao dịch ở hầu hết các quốc gia và trên toàn thế giới.