Để hoạt động bảo lãnh được lành mạnh, giảm bớt rủi ro trong thẩm định khách hàng cho các ngân hàng, Chính phủ cần phải có quy định chặt chẽ hơn đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, cụ thể đối với việc thành lập doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp... phải được tiến hành thanh tra, giám sát định kỳ không báo trước tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp; thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp đảm bảo tính chính xác của các số liệu trên báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng.
Nghiệp vụ bảo lãnh liên quan rất nhiều đến vấn đề tài sản thế chấp, đất đai trong khi đây là vấn đề phức tạp, còn tồn tại nhiều bất cập. Chính phủ cần ban hành luật sở hữu tài sản, các văn bản duới luật liên quan đến sở hữu tài sản, chuyển nhuợng, thế chấp tài sản.. .thống nhất, toàn diện và khoa học, hạn chế tối đa những điểm không đồng bộ giữa các văn bản pháp luật đã ban hành.
Chính phủ cần ổn định môi truờng chính trị xã hội và môi truờng kinh tế vĩ mô, tạo lập một hành lang pháp lý rõ ràng, chặt chẽ và thuận lợi cho dịch vụ bảo lãnh của ngân hàng
KẾT LUẬN
Bảo lãnh ngân hàng là một dịch vụ truyền thống của các NHTM, nó vừa là dịch vụ có thu phí vừa mang tính chất nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Vì vậy, hoạt động bảo lãnh có những đặc thù nhất định và cũng chứa đựng trong đó những rủi ro như hoạt động tín dụng, đòi hỏi NHTM phải có sự quan tâm toàn diện khi phát triển hoạt động này để phát triển an toàn và hiệu quả.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh của NHTM đóng góp về thu nhập từ phí, giảm sự phụ thuộc thu nhập từ lãi vay, bên cạnh đó có ý nghĩa góp phần đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của khách hàng
Với mong muốn góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PG Bank, đề tài đã nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề sau:
Hệ thống hóa lý luận về nghiệp vụ bảo lãnh của NHTM, trong đó luận văn đã trình bày có chọn lọc cơ sở lý luận chung về bảo lãnh, bảo lãnh ngân hàng; quan niệm về hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh ngân hàng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả và những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh.
Phản ảnh thực trạng hoạt động bảo lãnh của PG Bank từ năm 2014 đến năm 2016, qua đó đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và những nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PGB trong thời gian qua.
Luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như thống kê, so sánh, phân tích... để phản ánh, đánh giá khách quan thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PG Bank.
Từ thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo lãnh cùng với định hướng hoạt động của ngân hàng, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PGB cho những năm tiếp theo. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ bảo lãnh tại PG Bank
được xây dựng với mục tiêu góp phần tăng trưởng hoạt động này nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng, tạo nên sự phát triển bền vững, đóng góp vào sự phát triển chung của ngân hàng. Luận văn đưa ra hệ thống giải pháp gồm 6 nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp phát triển khách hàng, nhóm giải pháp hạn chế rủi ro, nhóm giải pháp bổ trợ.... Trong đó, những giải pháp có ý nghĩa thực tiễn như:
- Tập trung phát triển khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xây dựng, bốc xúc vận chuyển
- Xây dựng chính sách sản phẩm độc đáo và khác biệt
- Áp dụng chính sách giá năng động
- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ bảo lãnh, phát triển thêm những sản phẩm mới như bảo lãnh thuế nhà đất, bảo lãnh du học, bảo lãnh khám chữa bệnh ở nước ngoài, bảo lãnh nộp các loại thuế.
- Đồng thời, luận văn cũng có một số kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, với Ngân hàng nhà nước để các giải pháp mang tính khả thi hơn
Mặc dù tác giả đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, đề tài khó tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của Qúy thầy cô, bạn bè và những cá nhân, tập thể có liên quan đến lĩnh vực bảo lãnh ngân hàng để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Báo cáo tài chính năm 2014, 2015, 2016 của Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex.
2. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2015), quy định về bảo lãnh ngân
hàng được ban hành theo thông tư số 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015
3. Ngân hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex (2008), quy trình bảo lãnh tại PG Bank được ban hành theo quyết định 183/2008/QĐ-TGĐ ngày 14/04/2008
4. Giáo trình Thanh toán quốc tế & Tài trợ ngoại thương. NXB Thống kê 5. Tô Ngọc Hưng (2014),Tín dụng ngân hàng, NXB Học viện ngân
hàng
6. Trần Hà Minh Thắng (2009), Giải pháp phát triển hoạt động bảo
lãnh ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ kinh kế trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, tr 16-17
7. Trương Thị Như Ý (2012), Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Nam , Luận văn thạc sĩ kinh tế Đại học Đà Nằng, Đà Nang