2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân
2.2.2. Chính sách QTRR tín dụng trong cho vay KHCN tại Techcombank
2.2.2.1. Những quy định của ngành
Ngày 22/4/2005, Thống đốc NHNN đã ký QĐ số 493/2005/QĐ-NHNN, ban hành kèm theo Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động NH của TCTD. Trong đó, tại khoản 1 Điều 4 quy định:
“Trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng (TCTD) phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của TCTD”.
Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, NHTM thực hiện phân loại nợ căn cứ theo kết quả xếp hạng khách hàng từ hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - dựa trên sự đánh giá tổng hợp về tình hình tài chính, phi tài chính, kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của khách hàng... Đây cũng là phương thức đang được các ngân hàng trên thế giới áp dụng.
Ngày 21/01/2013, Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thay thế cho Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
Ngày 20/11/2014, NHNN đã ban hành Thông tư 36/2014/TT-NHNN thay thế Thông tư 13/2011/TT-NHNN. Ngày 27/05/2016, NHNN ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN với nhiều sửa đổi bổ sung Thơng tư 36/2014/TT-NHNN. Trong đó đáng lưu ý là sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 17, theo đó các ngân hàng thương mại được sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung hạn và dài hạn theo tỷ lệ tối đa với lộ trình như sau: từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016: 60%; từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến 31 tháng 12 năm 2017: 50%; từ ngày 01 tháng 01 năm 2018: 40%;
2.2.2.2. Hệ thống văn bản của Techcombank
Bên cạnh việc tuân thủ các quy định của NHNN, Techcombank cũng xây dựng riêng một hệ thống văn bản, quy định riêng hướng dẫn cụ thể để phù hợp với đặc điểm hoạt động cũng như đối tượng khách hàng của mình, cụ thể:
Năm 2010, Techcombank ban hành Quy chế quản lý rủi ro tín dụng, là văn bản quy định một cách thống nhất khung quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng nhằm quản lý một cách tồn diện các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động tín dụng, giúp ngân hàng phát triển một cách lành mạnh, an toàn và hiệu quả, đạt được các mục tiêu chiến lược và mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Hàng năm Techcombank ln rà sốt, sửa đổi bổ sung chính sách quản trị rủi ro cho phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh cũng như các nguyên tắc quản trị rủi ro theo chuẩn quốc tế. Đặc biệt hiện nay Techcombank đang tiến hành bước chuẩn bị về nhân lực, công nghệ và kế hoạch triển khai theo công văn 1601/NHNN-TTGSNH ngày 17/3/2014 của NHNN về việc thực hiện Hiệp ước vốn Basel II; trong đó Techcombank là một
trong 10 NHTM được lựa chọn thí điểm áp dụng Basel II theo lộ trình từ năm 2015- 2018.
Quy chế quản lý rủi ro tín dụng quy định thực hiện đầy đủ khung pháp lý quản lý rủi ro tín dụng bao gồm chiến lược, cơ cấu tổ chức, chính sách cũng như các quy trình kiểm sốt tín dụng đối với việc khởi tạo, giám sát và quản lý các giao dịch tín dụng và danh mục tín dụng của Techcombank.
Căn cứ vào quy chế chung về quản lý rủi ro tín dụng, Techcombank xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng và khung quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Quy trình cấp tín dụng, quy trình nhận và quản lý tài sản đảm bảo, quy trình kiểm sốt sau vay, quy trình quản lý và xử lý nợ có vấn đề...
2.2.2.3. Mơ hình quản trị rủi ro của Techcombank
Techcombank hiện tại đang áp dụng mơ hình ba tuyến phịng thủ và quản trị rủi ro tồn ngân hàng. Ưu việt của mơ hình này là tất cả thành viên trong hệ thống đều phải tham gia q trình quản trị rủi ro. Do vậy, mơ hình này đảm bảo mọi rủi ro trong mỗi tác vụ của ngân hàng được nhận diện, kiểm soát và giảm thiểu.
Nguồn: Techcombank, Báo cáo nội bộ, 2016
Sơ đồ 2.1: Mơ hình ba tuyến phịng thủ tại Techcombank
Ba tuyến phịng thủ tại Techcombank được xây dựng bao gồm ba tuyến như mô tả trong Sơ đồ 2.1:
Tuyến phòng thủ thứ nhất là các khối kinh doanh, bán hàng, chi nhánh, các Mơ hình ba tuyến
phòng thủ
- ĐVKD, chi nhánh - Các đơn vị vận hành
tại hội sở
- Khối quản trị rủi ro
đơn vị vận hành tại hội sở,... Nhiệm vụ chính của các đơn vị này là xác định, đánh giá, ngăn ngừa, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh (cho vay) và các quy trình vận hành khác; bảo vệ lợi ích của đơn vị thông qua việc tự đánh giá rủi ro và kiểm sốt tính hiệu quả của từng đơn vị.
Tuyến phịng thủ thứ 2 chính là Khối quản trị rủi ro và Khối Com & Legal (pháp chế). Nhiệm vụ của tuyến là độc lập đánh giá và kiểm soát (kiểm tra và cân đối) tính hiệu quả của hệ thống ở tuyến phịng thủ thứ nhất; quản lý rủi ro chính thơng qua việc thiết lập khẩu vị rủi ro/chính sách cho vay, xây dựng quy trình/hướng dẫn thẩm định và cho vay, theo dõi, cảnh báo sớm, quản trị danh mục, giám sát các chương trình kiểm sốt nội bộ, tn thủ. Tại Techcombank, tuyến phòng thủ thứ hai này được chia nhỏ ra thành các bộ phận chuyên biệt với các chức năng cụ thể, có thể quản lý rủi ro một cách chi tiết và chuyên sâu nhất.
Tuyến phịng thủ thứ ba là bộ phận Kiểm tốn nội bộ - bộ phận trực thuộc Ban kiểm sốt và khơng thuộc Ban điều hành của ngân hàng nên việc đánh giá với 2 tuyến phòng thủ trước và các rủi ro có thể xảy ra được độc lập, khách quan.
Trong năm 2016, mảng quản lý tuân thủ của Techcombank đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Hệ thống kiểm soát được hoạt động đồng bộ và gắn kết trên cả 3 tuyến phòng thủ, đặc biệt với sự tham gia từ tuyến phòng thủ của bộ phận Vận hành chi nhánh và Kiểm sốt tn thủ Vùng đã góp phần nhận diện sớm rủi ro, giảm thiểu đáng kể các vi phạm nghiêm trọng và từng bước kiểm soát việc khắc phục tổn thất. Công tác quản trị rủi ro hoạt động cũng được định hình qua việc hồn thiện cơng cụ chính sách, xây dựng lộ trình triển khai các quy định an tồn vốn Basel II (được ban hành bởi Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng) cùng sự tăng cường giám sát, điều phối xử lý khắc phục rủi ro góp phần cải thiện trạng thái Bản đồ nhiệt Rủi ro (Heatmap) toàn ngân hàng. Nhờ đó, các rủi ro phát sinh đều được nhận diện sớm, xử lý ngay từ giai đoạn đầu, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tại Techcombank.
2.2.2.4. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro, khẩu vị rủi ro
tiêu phát triển chiếm lĩnh thị trường, đi đơi với việc kiểm sốt, tích cực giảm nợ xấu của ngân hàng. Khẩu vị rủi ro của Techcombank quy định các giới hạn cho vay dựa theo các tiêu chí: điều kiện nhân thân và ngành nghề, mục đích vay vốn, thu nhập và nguồn trả nợ, lịch sử tín dụng, tài sản bảo đảm, tỷ lệ cho vay, kiểm soát danh mục dựa trên các chỉ số rủi ro cơ bản. Tuyên bố khẩu vị rủi ro của Techcombank được cập nhật định kỳ hàng năm, đảm bảo quản lý vốn thận trọng và hiệu quả, quản lý thanh khoản an toàn. Hoạt động chấp nhận rủi ro phải tương xứng với lợi nhuận mang lại đã được Techcombank xây dựng.
Nhìn chung, khẩu vị rủi ro được Techcombank xây dựng khá cụ thể và kỹ lưỡng dựa trên cơ sở tính tốn, đo lường các khả năng sinh lời và hậu quả của các hoạt động. Năm 2016, ngân hàng đã đạt mục tiêu duy trì nợ xấu ở mức 2,11% trên tổng dư nợ cho vay.
2.2.3. Các hoạt động QTRR trong cho vay KHCN tại Techcombank.
Hiện nay Techcombank đang áp dụng quy trình quản trị rủi ro theo bốn nội dung cơ bản như đã nêu ở tại Sơ đồ 1.1 (Chương I). Khối quản trị rủi ro với những bộ phận chuyên trách riêng biệt thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo phân cơng từng thời kỳ, đảm bảo hoạt động quản trị rủi ro được tốt nhất nhằm hạn chế rủi ro, tăng lợi nhuận cho Ngân hàng.
2.2.3.1. Nhận diện và xác định rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay
Các rủi ro đến từ phía khách hàng được nhận diện chủ yếu thông qua những bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như: CVKH, lãnh đạo CN, chuyên viên định giá. Techcombank đã có những hướng dẫn, quy định tham chiếu cụ thể để bộ phận này có thể tác nghiệp một cách dễ dàng nhất, có thể nhận diện được rủi ro từ phía khách hàng vay một cách đầy đủ nhất: hướng dẫn nhận tài sản đảm bảo, hướng dẫn thẩm định khách hàng cá nhân có TSĐB và khơng có TSĐB, quy trình cấp tín dụng cá nhân, quy định về khẩu vị rủi ro với KHCN ...
Ngoài ra, rủi ro đến từ khách hàng cũng sẽ được các nhóm quản trị rủi ro nghiên cứu gián tiếp thơng qua các cơng cụ, dữ liệu. Ví dụ: Hệ thống cảnh báo sớm
(EWS – Early Warning System) nhằm đảm bảo rằng các vấn đề tín dụng tiềm tàng của khách hàng sẽ được nhận diện ở giai đoạn sớm nhất, xây dựng một kho dữ liệu để cải thiện tính tồn vẹn và chất lượng thơng tin, đặc biệt là thơng tin tín dụng, làm nền tảng vững chắc để xây dựng các mơ hình tín dụng và các kỹ thuật tiên tiến để theo dõi khoản vay.
Giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn Techcombank chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tập trung tăng trưởng tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân. Số lượng hồ sơ vay vốn tăng nhanh dẫn đến khâu nhận diện hồ sơ ban đầu KYC (Know your customers) cịn bị bng lỏng. Các CVKH vì lo chạy chỉ tiêu nên chưa thu thập được đầy đủ thông tin khách hàng như phương án vay vốn, nguồn thu và tài sản đảm bảo, ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. Ngồi ra, công việc thẩm định giá đôi khi bị quá tải, thiếu nguồn dữ liệu so sánh để định giá tài sản được chính xác, giúp ngăn ngừa rủi ro.
2.2.3.2. Hệ thống luân chuyển hồ sơ và xếp hạng tín dụng KHCN trong quy trình phê duyệt tín dụng tập trung tại Techcombank.
Hệ thống luân chuyển hồ sơ và xếp hạng tín dụng KHCN tại Techcombank được triển khai trên phần mềm LOS là một bộ phận quan trọng trong quy trình phê duyệt tín dụng tập trung (xem Mục 2.2.1.2). Hạng tín dụng của một khách hàng cá nhân được xác định dựa trên tổng điểm số tín dụng mà khách hàng đó đạt được. Mức xếp hạng tối thiểu hay cut-off là mức điểm tín dụng tối thiểu để Techcombank chấp nhận cấp tín dụng cho khách hàng.
XHTD tại Techcombank được xây dựng theo phương pháp định tính và định lượng trong hai phần: tài chính và phi tài chính. Phương pháp định tính được Techcombank áp dụng theo mơ hình 6C, phương pháp định lượng được áp dụng kết hợp theo mơ hình VantageScore, FICO như đã nêu ở Chương I.
Hạng tín dụng của một khách hàng cá nhân được xác định dựa trên điểm số tín dụng mà khách hàng đó đạt được, trong đó điểm tín dụng được tính dựa trên điểm của các chỉ tiêu theo các nhóm quy định dưới đây. Để đảm bảo tính chính xác, cơng bằng
và khách quan cho cơng tác chấm điểm tín dụng, thơng tin chi tiết điểm số cho từng chỉ tiêu sẽ không được công bố rộng rãi và được chia thành các nhóm chỉ tiêu lớn sau:
- Nhóm chỉ tiêu về nhân thân bao gồm: tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thời gian cư trú, phương tiện đi lại, phương tiện thơng tin, nơi cư trú.
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ bao gồm: mức thu nhập hàng tháng, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu hàng tháng, loại hình cơng việc, thời gian cơng tác, giá trị tài sản khách hàng hiện đang sở hữu, giá trị các khoản nợ, số người sống phụ thuộc.
- Nhóm chỉ tiêu về tài sản đảm bảo (TSĐB): loại hình TSĐB, chủ sở hữu TSĐB là khách hàng hay bên thứ ba, giá trị TSĐB, giá trị khoản vay trên TSĐB.
- Nhóm chỉ tiêu về quan hệ với các tổ chức tín dụng bao gồm: uy tín của khách hàng trong giao dịch tín dụng, quan hệ với Tecchombank.
Căn cứ vào tổng số điểm đạt được, khách hàng sẽ được phân loại như sau:
Bảng 2.4: Bảng phân loại xếp hạng khách hàng cá nhân theo điểm số
STT Điểm Xếp hạng 1 610-619 AAA 2 600-609 AA 3 590-599 A 4 580-589 BBB 5 571-579 BB 6 570 B 7 559-569 CCC 8 549- 559 CC 9 530-549 C
Mức xếp hạng tối thiểu (cut-off) đối với các khách hàng để được xem xét cấp tín dụng sẽ được quy định cụ thể theo từng sản phẩm/vùng miền theo Bảng 2.5:
Bảng 2.5: Bảng xếp hạng tín dụng tối thiểu theo sản phẩm Sản phẩm Mức xếp hạng tối thiểu (cutoff)
Miền Bắc – Nam Miền Trung
Cho vay mua ô tô B
Cho vay mua nhà BB B
Tiêu dùng thế chấp bất động sản BB B
Thấu chi có TSĐB BB B
Thấu chi khơng có TSĐB BBB
Thẻ tín dụng B
Tín chấp tiêu dùng B
Nguồn: Techcombank, Quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân, năm 2016
Bộ phận trực tiếp sử dụng hệ thống xếp hạng gồm các User:
(1) User chấm điểm: Chuyên viên thẩm định thuộc trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung, khối quản trị rủi ro. Các user này căn cứ vào số liệu trên hồ sơ và nội dung thẩm định khách hàng sẽ nhập vào hệ thống xếp hạng.
(2) User duyệt kết quả: Các trưởng nhóm, chuyên gia phê duyệt thuộc trung tâm thẩm định và phê duyệt tín dụng tập trung, khối quản trị rủi ro. Căn cứ vào điểm số xếp hạng, cùng với kinh nghiệm cá nhân, các thông tin trong hồ sơ để đưa ra kết quả xếp hạng cuối cùng và các khuyến nghị nếu có.
Có thể nói, quy trình phê duyệt tín dụng tập trung của Techcombank đã đạt được những thành cơng nhất định: tự động hóa, giảm thời gian cho vay, hệ thống xếp hạng đã bao gồm những chỉ tiêu cơ bản phản ánh năng lực của khách hàng, giúp ra quyết định cho vay và tính lãi suất cho vay chính xác và khách quan hơn.
Tuy nhiên, số lượng thông tin cần thiết để xếp hạng còn nhiều và chưa được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tế thị trường và nhu cầu thực tế của khách hàng; thời gian ra quyết định tín dụng chưa đạt bằng benchmark của các ngân hàng quốc tế; hệ thống thơng tin ra quyết định tín dụng chưa đầy đủ, chưa có các thơng tin mềm, thơng tin cứng cịn hạn chế.
2.2.3.3. Cơng tác ứng phó, quản lý RRTD trong hoạt động cho vay KHCN Cơ cấu danh mục cho vay để phân tán rủi ro:
Ngân hàng đã và đang đa dạng hóa danh mục cho vay: theo kỳ hạn, theo sản phẩm, theo ngành kinh tế, theo đối tượng khách hàng nhằm ngăn ngừa RRTD tập trung vào một số khách hàng, ngành nghề, ngành hàng…Cụ thể như năm 2012, 2013, Techcombank đã hạn chế ở mảng cho vay kinh doanh bất động sản do hiện tượng bong bóng bất động sản, chuyển dịch dần cơ cấu sang khách hàng cá nhân vay mua nhà để ở và vay tiêu dùng để giảm rủi ro cho Techcombank, nhưng đến