Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 28 - 30)

1.3. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN của NHTM

1.3.3. Nội dung của công tác quản trị rủi ro tín dụng

...3. Thiết lập khung pháp lý hoạt động cho vay

Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Bao gồm: điều kiện cho vay, hạn mức, lãi suất, kỳ hạn, phạm vi, các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác… Chính sách tín dụng được phản ánh thơng qua các nội dung cụ thể về điều kiện cho vay, hạn mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất và mức đảm bảo cho mỗi khoản tín dụng.

Các tiêu chuẩn điều kiện về hạn mức cho vay được quy định trong từng sản phẩm cụ thể, đối với từng khách hàng.

Rủi ro đi liền với lợi nhuận, đó chính là sự đánh đổi. Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng cần xác định rõ khẩu vị rủi ro và đánh giá mức độ rủi ro mong muốn có xứng đáng với lợi ích, mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu chiến lược của ngân hàng hay không. Khẩu vị rủi ro là khả năng, cách thức, mức độ và phạm vi chấp nhận rủi ro nhằm đạt được những mục tiêu hoạt động, kinh doanh mà ngân hàng theo đuổi. Làm được điều này, ngân hàng sẽ hạn chế được rủi ro ở mức thấp nhất, và tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng.

...4. Xây dựng quy trình tín dụng

Quy trình tín dụng là trình tự tổ chức thực hiện các bước kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản, chỉ rõ cách làm, trình tự các bước từ khi bắt đầu đến khi kết thúc một giao dịch thuộc chức năng, nhiệm vụ của cán bộ tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có liên quan. Vì vậy, ngân hàng cần xây dựng quy trình tín dụng khoa học, hợp lý giúp bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng.

...5. Thiết lập chiến lược, xây dựng văn hóa quản trị rủi ro

Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng nằm trong chiến lược quản trị rủi ro chung của toàn ngân hàng, là kế hoạch tổng thể thống nhất của ngân hàng về công tác quản trị rủi ro do ban điều hành dự thảo và được hội đồng quản trị, hội đồng thành viên phê duyệt. Chiến lược quản trị rủi ro cho ngân hàng có thể trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm.

Chiến lược quản trị RRTD phải phù hợp với tình hình hiện tại của ngân hàng và thị trường, phải phù hợp với chiến lược chung của ngân hàng. Chiến lược quản trị RRTD được xây dựng rõ ràng sẽ giúp cho các bộ phận tham gia vào quá trình quản trị rủi ro có thể hình dung được mục tiêu, đích đến trong cơng tác quản trị rủi ro, tránh việc hiểu sai, lệch lạc, không nhất quán giữa các bộ phận.

Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro cũng rất quan trọng. Văn hóa quản trị rủi ro được cấu thành từ những giá trị, chiến lược, mục tiêu, niềm tin đối với rủi ro, từ đó

định hình cho mỗi nhân viên ngân hàng những quan điểm về sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi ích. Văn hóa quản trị rủi ro mạnh đồng nghĩa với việc tất cả nhân viên, các cấp quản lý đều hiểu được rõ mục tiêu, chiến lược, ln đặt lợi ích của ngân hàng song hành với lợi ích cá nhân.

...6. Tổ chức bộ máy quản lý

Trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng thường hình thành khối chuyên trách quản trị rủi ro với nhiều cấp độ quản lý. Trong trường hợp này, có sự phân định rõ ràng ở từng cấp trong ngân hàng và quản lý rủi ro là quá trình thực hiện từ trên xuống và từ dưới lên. Tại cấp cao nhất là việc xác định mục tiêu thu nhập với giới hạn rủi ro. Trong quá trình quản lý thực hiện từ trên xuống, mục tiêu chung của ngân hàng sẽ được cụ thể hóa bằng những chỉ dẫn cho các bộ phận chức năng, và cho những người quản lý có trách nhiệm. Những chỉ dẫn này bao gồm mục tiêu thu nhập, giới hạn rủi ro và các văn bản hướng dẫn chính sách quản trị rủi ro. Việc giám sát và lập báo cáo được định hướng từ dưới lên trên, bắt đầu từ giao dịch và kết thúc với những mức rủi ro đã được tổng hợp.

Nói tóm lại, tổ chức quản lý rủi ro kinh doanh nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng có liên quan đến nhiều hệ thống cấp bậc trong ngân hàng từ trên xuống dưới, nhằm tổng hợp rủi ro và khả năng sinh lời của ngân hàng để kiểm soát và giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 28 - 30)