Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 98 - 107)

- NHNN cần xây dựng kế hoạch cụ thể liên quan đến áp dụng Basel II và III theo đó nhấn mạnh đến việc phân loại ngân hàng trong triển khai Basel II & III. Cụ thể, nên áp dụng kinh nghiệm của Mỹ và Trung Quốc trong việc phân loại thành 3 nhóm NHTM: Loại Ngân hàng Áp dụng Basel II & III bao gồm các ngân hàng có quy mô lớn và hoạt động quốc tế. Bắt buộc các Ngân hàng có quy mô lớn hoạt động nội địa và khuyến khích các Ngân hàng có quy mô nhỏ Áp dụng Basel I.

- Cần trao quyền cho Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng đúng như khuyến nghị trong trụ cột II của hiệp ước Basel II. Ðặc biệt, cho phép Cơ quan thanh tra, giám sát có chính sách và chế tài cụ thể đối với từng NHTM không đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu.

- Thực hiện nghiên cứu mô hình xác định mức độ ảnh hưởng đến thị trường tài chính và nền kinh tế khi một NHTM bị phá sản. Ðiều này sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các quyết định của NHNN đối với các NHTM gặp khó khăn về tài chính cũng như không đảm bảo được mức độ an toàn. Mô hình này cần phân biệt

rõ mức độ ảnh hưởng của các ngân hàng với quy mô khác nhau tới nền kinh tế và thị trường tài chính.

- Xác định lộ trình áp dụng mức an toàn vốn theo quy chuẩn Basel III thông qua việc: (i) quy định mức đủ vốn tự có thực; (ii) quy định về tấm đệm vốn chống rủi ro chu kỳ kinh tế; (iii) quy định tấm đệm vốn chống rủi ro hệ thống từ sự liên thông của các thị trường.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM được tham gia các dự án hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu và hạ tầng công nghệ cho NHNN và các NHTM. Việc đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng đội ngũ cán bộ của NHNN và NHTM để triển khai Basel II luôn là ưu tiên hàng đầu trong thời gian qua cũng như trong các năm tiếp theo.

- Nghiên cứu, ban hành các quy định cụ thể để các NHTM áp dụng chuẩn xác, kịp thời các công cụ bảo hiểm cho hoạt động tín dụng như: bảo hiểm tiền vay, quyền chọn và các công cụ tài chính phái sinh khác. Đồng thời, tổ chức đào tạo, hướng dẫn các nghiệp vụ trên để giúp các NHTM vừa đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, vừa phòng ngừa và phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia (CIC). CIC là một trong những kênh thông tin quan trọng giúp ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng; từ đó, góp phần nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. Chính vì vậy, CIC không những cần mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lượng thông tin cung cấp. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các tổ chức tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia là rất cần thiết chẳng hạn như: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về khách hàng để lưu ý các NHTM, các thông tin chi tiết về số ngày quá hạn và tần suất nợ quá hạn của 1 khách hàng đối với từng khoản vay; phần cuối cung cấp thông tin về lịch sử tín dụng cá nhân... Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập

cũng như cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và nhanh chóng. Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về khách hàng để cạnh tranh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm.. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân là một nội dung quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của một NHTM và một hệ thống NHTM của một quốc gia, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại của hệ thống NHTM khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ (vấn đề mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế thị trường). Việc hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân một cách hiệu quả để tận dụng tối ưu các nguồn lực hiện có nhằm mục đích vừa giảm thiểu rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận cho các tài sản có đang là đòi hỏi vô cùng bức thiết đối với các NHTM nói chung và Techcombank nói riêng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Thông qua việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Techcombank, luận văn đã tổng hợp lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM nói chung, tại Ngân hàng Techcombank nói riêng.

Từ cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng được nêu tại Chương I, Chương II luận văn tập trung phân tích thực trạng rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Techcombank qua các năm 2014-2016, đánh giá những thành tích cũng như những tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, phân tích nguyên nhân của những tồn tại này.

Sau khi tổng hợp được các hạn chế còn tồn tại, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Techcombank, cùng một số kiến nghị với Chính Phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Techcombank nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, đặc biệt là rủi ro tín dụng cá nhân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Hữu Hạnh, Quản trị rủi ro ngân hàng, Nhà xuất bản lao động, Hà nội 2013.

2. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 2015.

3. Đinh Xuân Cường và Nguyễn Trúc Lê, Đòn bẩy để các ngân hàng thương mại

Việt Nam tiếp cận hiệp ước về vốn Basel II, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN-

Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 3/2014,Tr.10-16.

4. Trương Thị Hồng và Lê Thị Minh Ngọc, Xếp hạng tín dụng khách hàng cá

nhân tại ngân hàng thương mại Việt Nam – thực trạng và những hạn chế cần hoàn thiện, Diễn đàn nghiên cứu về tài chính tiền tệ, số 21(414)/2014, tr.17-

tr.21.

5. Lê Bá Cường, Quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay khách hàng cá

nhân tại ACB chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng,

Hà nội 2012.

6. Nguyễn Xuân Khánh, Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay tại

ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- CN Bỉm Sơn, Luận văn thạc sĩ kinh

tế, Trường đại học Thương Mại, Hà nội 2014.

7. Nguyễn Thu Trang, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học Thương Mại, Hà nội 2015.

8. Techcombank, Báo cáo thường niên 2014, Hà nội 2015. 9. Techcombank, Báo cáo thường niên 2015, Hà nội 2016. 10. Techcombank, Báo cáo thường niên 2016, Hà nội 2017. 11. Techcombank, Báo cáo nội bộ 2016, Hà nội 2016.

12. Techcombank, Quy trình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ

13. Techcombank, Quy định hướng dẫn xếp hạng tín dụng phân loại nợ và xét duyệt

của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Hà nội 2015.

14. Techcombank , Quy trình quản lý và xử lý nợ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương

Việt Nam, Hà nội 2015.

15. Techcombank, Quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Ngân

hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Hà nội 2016.

Website

1. Duy Thái, Triển khai thực hiện Basel II: Nhiều ngân hàng phải tăng vốn, Thời báo tài chính việt nam, tại địa chỉ: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/tien- te-bao-hiem/2016-03-14/trien-khai-thuc-hien-basel-ii-nhieu-ngan-hang-phai- tang-von-29590.aspx, truy cập ngày 15/12/2016.

2. Lê Thị Thanh Tân và Đặng Thị Việt Đức, Xếp hạng tín dụng khách hàng thể

nhân tại trung tâm thông tin tín dụng quốc gia việt nam, Tạp chí tài chính, tại

địa chỉ: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/xep-hang-tin-dung- khach-hang-the-nhan-tai-trung-tam-thong-tin-tin-dung-quoc-gia-viet-nam- 99934.html, truy cập ngày 16/12/2016.

PHỤ LỤC 1. MÔ HÌNH QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

PHỤ LỤC 2. Kết quả kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2014-2016 (triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Chênh lệch (2015/2014)

Chênh lệch (2016/2015)

Triệu đồng % Triệu đồng % I. Thu nhập lãi thuần 5.871.341 7.208.380 8.722.140 1.337.039 22,77 1.513.760 21 II. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.023.872 1.138.975 1.389.549 115.103 11,24 250.574 22 III. Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động kinh

doanh vàng, ngoại hối 22.898

(192.002) -

- - - -

IV. Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động mua bán

chứng khoán kinh doanh 97.227

303.577 -

- - - -

V. Lãi/(lỗ) thuần từ hoạt động mua bán

chứng khoán đầu tư 63.770

(152.229) -

- - - -

VI. Lãi/(lỗ) từ hoạt động khác (76.679) 1.026.426 - - - - -

VII. Thu nhập từ góp vốn, mua CP 4.993 10.815 - - - - -

VIII. Chi phí hoạt động (3.309.131) (3.682.803) (4.161.567) - - - -

IX. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 3.698.291 5.661.139 8.519.889 1.962.848 53,07 2.858.750 50,5 X.Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (2.281.270) (3.623.934) (4.523.783)

XI. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.417.021 2.037.205 3.996.106 620.184 43,77 1.958.901 96,16 XII. Chi phí thuế TNDN (335.163) (508.017) (799.221)

XIII. Lợi nhuận sau thuế 1.081.858 1.529.188 3.196.885 447.330 41,34 909.297 59,46

PHỤ LỤC 3. QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG TẬP TRUNG TẠI TECHCOMBANK

Chi nhánh/PGD Trung tâm phê duyệt CVKH Lãnh đạo CN/PGD CVTĐ CGPD CGPD ngoại lệ Q U Y T R ÌN H C P T ÍN D N G C H O K H Á H H À N G C Á N H Â N

Nguồn: Quy trình cấp tín dụng tại Techcombank năm 2016

Tiếp nhận hồ sơ, xử lý kết quả Thông báo khách hàng Kiểm soát và ký đề xuất phê duyệt

Kiểm tra, đánh giá phân loại hồ sơ Thông báo kết quả Bổ sung hồ sơ Trình ngoại lệ Cho ý kiến Phê duyệt Phê duyệt Đầy đủ Không đầy đủ N Y Ngoại lệ Không ngoại lệ

PHỤ LỤC 4. QUY TRÌNH GIẢI NGÂN TẠI TECHCOMBANK CN/PGD Khối vận hành CVKH CVQLCT KSCT CVQLTD KSTD T R ÌN H K IỂ M S O Á T G IẢ I N G Â N

Nguồn: Quy trình cấp tín dụng tại Techcombank năm 2016

Kiểm tra nội dung phê duyệt Thỏa thuận, ký hợp đồng với khách hàng Bổ sung hồ sơ Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trước giải ngân Lưu hồ sơ tín dụng, Kiểm soát sau vay

Kiểm tra hồ sơ, soạn hồ sơ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ trước giải ngân Kiểm soát nội dung soạn thảo Kiểm soát hồ sơ trước giải ngân Hạch toán giải ngân Phê duyệt giải ngân Hạch toán thu nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)