Huy động và cho vay của Techcombank giai đoạn 2014-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 44)

Đơn vị tính: (tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng (%) 2015/14 2016/15 Tổng huy động 131.690 142.240 173.449 8 21,94 Từ tổ chức kinh tế 43.889 48.643 58.135 10,83 19,5 Từ cá nhân 87.801 93.597 115.314 6,6 23,2 Tổng cho vay 80.308 111.626 142.616 39 27,76 Cho vay KHCN 30.903 49.570 67.555 60,4 36,28 Cho vay KHDN 49.405 62.056 75.061 25,6 20,96

Nguồn: Techcombank, báo cáo thường niên, năm 2014 - 2016

Bảng 2.1 cho thấy năm 2014 vốn huy động khách hàng đạt 131.690 tỷ đồng trong đó chủ yếu là huy động từ khách hàng cá nhân (chiếm 67%), tổng cho vay đạt

80.308 tỷ đồng trong đó cho vay KHCN chiếm 38,48%, cho vay doanh nghiệp chiếm 61,52%.

Năm 2015, Ngân hàng tiếp tục đạt mức tăng trưởng tín dụng ấn tượng. Tổng vốn huy động của Ngân hàng đến cuối năm 2015 đạt 142.240 tỷ đồng. Vốn huy động tăng 10.550 tỷ đồng (tương đương 8%) so với cuối năm 2014. Huy động vốn từ khách hàng cá nhân vẫn là một thế mạnh của ngân hàng, tỷ trọng của huy động vốn từ khách hàng cá nhân trong tổng vốn huy động vẫn duy trì ở mức 66%. Dư nợ cho vay khách hàng đạt 111.626 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2014. Ngân hàng tập trung vào phân khúc cho vay bán lẻ chất lượng cao để giảm thiểu rủi ro, nâng tỷ trọng dư nợ cho vay phân khúc bán lẻ từ 38,48% năm 2014 lên 44,4% năm 2015.

Năm 2016, tổng huy động đạt 173.449 tỷ đồng, tăng 21,94% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đã đề ra. Tăng trưởng huy động mạnh mẽ là tiền đề giúp Techcombank tăng trưởng danh mục cho vay. Tổng cho vay đạt 142.616 tỷ đồng, tăng 27,76% so với năm 2015, trong khi vẫn đảm bảo tỷ lệ cho vay trên huy động ở mức 82,22%, tuân thủ yêu cầu của Ngân hàng nhà nước (tối đa là 90%). Trong đó huy động và cho vay khách hàng cá nhân vẫn chiếm trọng số lớn lần lượt là 66,5% và 47,37%. Đây chính là định hướng của ngân hàng với chiến lược tập trung phát triển mảng ngân hàng bán lẻ.

2.1.2.2. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2014- 2016 của Techcombank

Có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2014-2016 tăng trưởng khá ổn định, có nhiều chuyển biến tốt (số liệu chi tiết tại Phụ lục 2).

Lợi nhuận trước thuế của Techcombank năm 2014 đạt 1.417 tỷ đồng, vượt gần 120% so với kế hoạch năm. Doanh thu từ các hoạt động dịch vụ năm 2014 đạt hơn 1000 tỷ đồng cho thấy sự chuyển hướng kinh doanh của Techcombank sang các sản phẩm dịch vụ. Tổng thu nhập tăng trong khi chi phí hoạt động được kiểm sốt hợp lý đã giúp tỷ lệ chi phí/thu nhập đạt 47,2% trong năm 2014.

Trong năm 2015, Techcombank đặt mục tiêu tăng trưởng gắn liền với việc chú trọng chất lượng tín dụng và mở rộng khách hàng dựa trên những phân khúc

mục tiêu, đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân có thu nhập khá trở lên và các doanh nghiệp lớn có nhu cầu sử dụng các giải pháp tài chính đa dạng. Vì vậy, ngân hàng đã đạt được một số kết quả đáng mừng. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Techcombank đạt 2.037 tỷ đồng, tăng 43,77% so với năm 2014. Thu nhập lãi thuần tăng 22,77% so với năm 2014 nhờ tăng trưởng tín dụng đạt 39%. Đáng chú ý, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và phí tiếp tục tăng 11,24% trong năm 2015 lên 1.139 tỷ đồng, phản ánh định hướng chiến lược của Techcombank ngày càng chú trọng nhiều hơn từ các dịch vụ gia tăng với các nguồn thu từ phí và các dịch vụ khác. Ngân hàng tập trung vào tăng trưởng tỷ lệ doanh thu từ các hoạt động phi tín dụng vì đây là nguồn thu ổn định hơn và ít chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế vĩ mơ hơn so với nguồn thu từ lãi. Để đạt được điều đó, ngân hàng tiếp tục phát triển mảng ngân hàng giao dịch và ngân hàng ưu tiên. Kết quả năm 2015 là tổng thu nhập tăng trong khi chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm sốt hợp lý và hiệu quả hoạt động cao hơn đã giúp tỷ lệ chi phí/thu nhập tiếp tục giảm từ 47,2% trong năm 2014 xuống 39,4% trong năm 2015.

Năm 2016, Techcombank ghi nhận lãi kỷ lục với khoản lợi nhuận trước thuế đạt 3.996 tỷ đồng, vượt kế hoạch 2016 và năm 2015 lần lượt là 11,5% và 96,16%, giúp Techcombank là ngân hàng có mức lợi nhuận cao nhất trong khối ngân hàng TMCP. Chỉ tính riêng quý IV/2016, ngân hàng đã thu về hơn 1.132 tỷ đồng lãi trước thuế, gấp 2,3 lần cùng kỳ năm trước. Những mục tiêu mang tính hiệu quả được ngân hàng chú trọng trong năm 2016 như tăng tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn trong tổng huy động, tăng tỷ trọng thu nhập phí trong cơ cấu thu nhập, kiểm sốt chi phí…đều hồn thành kế hoạch. Kết quả tốt năm 2016 là nền tảng vững chắc cho bước chuyển mình của ngân hàng trong năm 2017 để hướng tới hoàn thành mục tiêu chiến lược giai đoạn 2016 - 2020 mà Techcombank đã lựa chọn.

2.1.2.3. Các chỉ số tài chính quan trọng khác

Bảng 2.2: Các chỉ số tài chính quan trọng của Techcombank (triệu đồng)

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng tài sản 175.901.794 191.993.602 235.363.000 Vốn chủ sở hữu 14.986.050 16.457.566 19.503.451

ROA 0,63 % 0,86 % 1,5%

ROE 7,4 % 9,73 % 17,7%

CAR 15,65 % 14,74 % 14,6%

Nguồn: Techcombank, báo cáo thường niên, năm 2014-2016

Tổng tài sản của Techcombank giai đoạn 2014-2016 tăng ổn định. Năm 2015, tổng tài sản tăng 9,15% so với năm 2014. Năm 2016, tổng tài sản đạt 235.363 tỷ đồng, tăng 22,59% so với năm 2015. Vốn chủ sở hữu đạt 14.986 năm 2014, đến năm 2016 đạt 19.503 tỷ đồng (chi tiết trong Bảng 2.2). Điều này cho thấy quy mô hoạt động của Techcombank ngày càng phát triển và mở rộng.

ROA là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng ngân hàng đạt được từ một đồng đầu tư vào tổng tài sản, là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư. Cịn ROE là chỉ số lợi nhuận cho biết lợi nhuận ròng Ngân hàng đạt được từ một đồng vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ ROA và ROE của Techcombank đã được cải thiện rất nhiều qua các năm. Bảng 2.2 cho thấy ROA năm 2015 tăng 36,5 % so với 2014 (đạt 0,86%), năm 2016 ROA đạt 1,5%, tăng gần đấp đôi so với năm 2015, cho thấy hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả, tạo được nhiều lợi nhuận hơn. ROE năm 2015 tăng 31,5% so với năm 2014 (đạt 9,73%). Năm 2016, ROE đạt con số ấn tượng là 17,7%, tăng 81,9% so với năm 2015, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Techcombank tốt hơn nhiều, tình hình kinh doanh có nhiều khởi sắc.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Ngân hàng trong ba năm 2014, 2015, 2016 đều đạt từ 14,6% trở lên, cao hơn nhiều so với mức 9% theo quy định của NHNN.

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhântại Techcombank tại Techcombank

2.2.1. Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Techcombank2.2.1.1. Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân 2.2.1.1. Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân

a) Phương thức cho vay và thời hạn cho vay

- Cho vay trả góp: gốc trả thành nhiều kỳ, lãi trả hàng tháng theo dư nợ giảm dần. Thường áp dụng cho các khoản vay trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng) và các khoản vay dài hạn (từ trên 60 tháng đến 25 năm). Các sản phẩm áp dụng: cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay siêu linh hoạt áp dụng cho hộ kinh doanh, vay tín chấp tiêu dùng, thẻ tín dụng.

- Cho vay lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ: thường áp dụng với các khoản

vay có thời hạn ngắn đến 12 tháng. Các sản phẩm áp dụng: cho vay thấu chi, vay hạn mức quay vòng cho hộ kinh doanh.

b) Lãi suất cho vay trong hạn

Hiện nay, Techcombank quy định lãi suất cho vay áp dụng cho từng khách hàng tại thời điểm giải ngân căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng trong từng thời kỳ để tính biên độ. Do đó, ngân hàng u cầu cơng tác xếp hạng tín dụng phải được thực hiện chính xác nhằm đánh giá đúng đối tượng khách hàng cũng như xác định đúng mức lãi suất cho vay để áp dụng với khách hàng đó.

- Lãi suất cho vay: từ 1/4/2014, Techcombank áp dụng cách tính lãi suất mới, theo đó lãi suất vay = lãi suất cơ sở + biên độ. Trong đó lãi suất cơ sở được tính dựa trên chi phí vốn huy động và chi phí trích lập dự phòng bắt buộc theo quy định của NHNN. Lãi suất cơ sở được xác định theo thời hạn khoản vay và được công bố theo từng thời kỳ. Lãi suất cơ sở được điều chỉnh định kỳ 1 tháng/ lần hoặc 3 tháng/lần vào ngày đầu tiên của tháng/ quý.

- Cơ chế điều chỉnh lãi suất: hiện nay Techcombank đang áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi, kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 1 tháng/lần, quý/lần hoặc 6 tháng/lần tùy theo cơ chế chính sách của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Hiện tại, ngân hàng

đang áp dụng kỳ điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần. Lãi suất tại thời điểm điều chỉnh được xác định bằng lãi suất cơ sở cộng biên độ tối thiểu (theo quy định của Ngân hàng từng thời kỳ).

c) Quy định về lãi suất gia hạn nợ

Khoản vay được gia hạn nợ một lần hay nhiều lần. Tùy thuộc vào khoảng thời gian gia hạn nợ của từng lần (không phụ thuộc vào số lần gia hạn), lãi suất được áp dụng theo từng khoảng thời gian tương ứng. Khoản vay được gia hạn nợ là khoản vay có thời gian đáo hạn cuối cùng được kéo dài. Lãi suất được xác định như sau:

- Với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian dưới 60

ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 110% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ. - Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 60 ngày đến dưới 120 ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 120% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

- Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 120 ngày đến dưới 180 ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 130% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

- Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên áp dụng lãi suất 150% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

d) Quy định về lãi suất điều chỉnh kỳ hạn nợ

Khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là khoản vay thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (một phần dư nợ gốc hoặc toàn bộ dư nợ gốc) và hoặc kỳ hạn trả lãi nhưng không làm thay đổi thời gian đáo hạn cuối cùng của khoản vay.

Lãi suất cho vay khi điều chỉnh kỳ hạn nợ tối thiểu bằng 105% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất tham chiếu tại thời điểm thực hiện thỏa thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ công với biên độ mới được áp dụng theo Bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Bảng biên độ lãi suất điều chỉnh kỳ hạn nợ

Mức Biên độ (X% năm) Biên độ mới (tăng so với biên độ ban đầu có tỷ lệ tối thiểu)

1 X < 2% 30%

2 2% < X <= 3% 20%

3 3% < X <= 4% 15%

4 4% < X <= 5% 12%

5 X > 5% 10%

Nguồn: Techcombank, Quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Techcombank, năm 2016

e) Quy định về mức phạt do chậm trả lãi

Điều kiện áp dụng: Số tiền lãi của khoản vay đến kỳ hạn trả nợ nhưng chưa được thanh tốn và khơng được Techcombank gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì phải chịu phạt chậm trả lãi. Số tiền lãi chậm trả không đồng nghĩa với số tiền lãi thu được do chuyển nợ quá hạn.

Mức phạt chậm trả tối đa không vượt quá 8% trên tổng số tiền chậm trả lãi (trừ hình thức cho vay theo phương thức trả góp): Chậm trả dưới 10 ngày: tối thiểu 3% trên tổng số tiền chậm trả lãi; chậm trả từ 10- 30 ngày: tổi thiểu 5% trên tổng số tiền chậm trả lãi; chậm trả trên 30 ngày: tổi thiểu 7% trên tổng số tiền chậm trả lãi.

f) Quy định về đảm bảo tiền vay

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nhận thế chấp, cầm cố tài sản của chính khách hàng vay, tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản được dùng đảm bảo tiền vay phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc bên bảo lãnh. Thủ tục thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.

a) Quy trình cấp tín dụng tập trung cho khách hàng cá nhân

Techcombank hiện đang áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho Ngân hàng. Hệ thống luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng. Mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung (xem Phụ lục 3) được Techcombank triển khai từ năm 2008 và hiện nay đã áp dụng tối đa công nghệ thông tin hỗ trợ cho quá trình phê duyệt tín dụng được nhanh chóng, minh bạch. Hiện nay, quy trình cấp tín dụng tập trung tại Techcombank được thực hiện liền mạch từ chi nhánh đến trung tâm phê duyệt tín dụng, trung tâm kiểm sốt và hỗ trợ giải ngân. Đây là quy trình khép kín và được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại qua hệ thống luân chuyển và phê duyệt hồ sơ tín dụng (LOS - Loan Origination System) nhằm đảm bảo tối đa hồ sơ được phê duyệt một cách nhanh chóng và minh bạch nhất, đảm bảo cam kết chất lượng dịch vụ (SLA – service level agreement). Quy trình cấp tín dụng tập trung được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: chuyên viên khách hàng (CVKH) thực hiện tiếp nhận và thu thập hồ sơ:

- Tiếp nhận đề nghị vay vốn từ khách hàng theo mẫu biểu ban hành kèm hướng dẫn của từng sản phẩm và hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ liên quan cần thiết theo danh mục quy định.

- Nhận diện, đánh giá sơ bộ thông tin khách hàng và hồ sơ vay vốn của khách hàng theo đúng quy định của từng sản phẩm cụ thể.

- Kiểm tra, xem xét điều kiện vay đối với khoản vay theo quy định hiện hành của Techcombank, xem xét từ chối các trường hợp khơng thuộc đối tượng cho vay.

- Trình cấp có thẩm quyền là lãnh đạo chi nhánh/ phịng giao dịch (CN/PGD) xem xét kiểm soát và ký duyệt đề nghị vay vốn của Khách hàng.

Bước 2: lãnh đạo CN/PGD thực hiện kiểm soát, ký duyệt đề xuất và gửi hồ sơ bộ phận thẩm định và phê duyệt:

Bước 3: chuyên viên thẩm định (CVTĐ) tiếp nhận hồ sơ từ CN/PGD, kiểm tra lại tính đầy đủ và hợp lý của hồ sơ theo danh mục quy định: Nếu hồ sơ không đầy đủ: thông báo và trả lại hồ sơ cho CVKH. Nếu hồ sơ đầy đủ: thông báo cho CVKH và tiếp tục thực hiện các bước sau:

+ Kiểm tra nội dung đề xuất cấp tín dụng của đơn vị kinh doanh (ĐVKD) theo quy định, tính phù hợp của các thông tin được thể hiện trên báo cáo thẩm định so với hồ sơ cấp tín dụng và các thơng tin khác liên quan.

+ Kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ do đơn vị cung cấp theo từng sản phẩm do Techcombank ban hành từng thời kỳ bao gồm: đơn vay vốn của khách hàng, hồ sơ nhân thân, hồ sơ phương án, hồ sơ nguồn thu, hồ sơ tài sản.

+ Gọi điện cho khách hàng và bên thứ ba để thẩm định lại các thông tin mà ĐVKD cung cấp trên hồ sơ và đánh giá lại việc đáp ứng các điều kiện của sản phẩm tín dụng.

+ Kiểm tra tính hợp lý của việc tính tốn, đánh giá nhu cầu tín dụng của khách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 44)