KHCN của Techcombank giai đoạn 2014- 2016
2.2.4.1. Tình hình dư nợ cho vay KHCN tại Techcombank
Giai đoạn 2014- 2016 là giai đoạn Techcombank tập trung phát triển mảng cho vay KHCN, đối tượng chủ yếu là các khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, vay với mục đích tiêu dùng trả góp, mua bất động sản, mua ô tô, vay bổ sung vốn hoạt động kinh doanh, vay chăm sóc cafe – ca cao. Với quy trình phê duyệt tín dụng tập trung được hỗ trợ bởi hệ thống công nghệ hiện đại, Techcombank đã đạt được những con số ấn tượng trong mảng cho vay KHCN. Cụ thể như sau:
Bảng 2.7: Dư nợ cho vay KHCN giai đoạn 2014-2016 (tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ tăng trưởng (%) 2015/14 2016/15
Dư nợ cho vay
KHCN 30.903 49.570 67.555 60,4 36,28
Dư nợ cho vay
KHDN 49.405 62.056 75.061 25,61 20,96 Tổng dư nợ 80.308 111.626 142.616 39 27,76 Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN trên tổng dư nợ (%) 38,48 44,41 47,37 15,41 6,7
Nguồn: Techcombank, Báo cáo thường niên, năm 2014-2016
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng dư nợ cho vay KHCN tại Techcombank giai đoạn 2014-2016
Từ năm 2014, Ngân hàng tập trung vào phân khúc khách hàng mục tiêu, đó là khách hàng cá nhân và doanh nghiệp lớn, thêm vào đó có những dấu hiệu hồi phục tích cực của ngành cuối năm 2014 nên tổng dư nợ đạt 80.308 tỷ đồng, trong đó phân khúc KHCN đạt 38,48%. Tổng dư nợ khách hàng năm 2015 đạt 111.626 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2014 và đạt 120% kế hoạch (chi tiết tại Bảng 2.7). Tăng trưởng tại mảng khách hàng cá nhân năm 2015 đạt con số ấn tượng 49.570 tỷ đồng, tăng 60,4 % so với năm 2014, cho thấy Ngân hàng thay đổi cấu trúc nợ khi chuyển trọng tâm tăng trưởng tín dụng từ khối ngân hàng bán buôn sang khối ngân hàng bán lẻ để hạn chế rủi ro tập trung, tăng biên lợi nhuận toàn hàng và tăng tỷ lệ an toàn vốn theo yêu cầu của Basel II.
Năm 2016, Techcombank tiếp tục tăng cường hợp tác toàn diện với các khách hàng chiến lược như Vingroup, Vietnam Airlines, Masan, Thaco, California Yoga & Fitness Center, Vịnh Nha Trang, Tân Hoàng Minh… để cùng các đối tác khai
thác cơ hội kinh doanh mang lại lợi ích cho cả hai bên. Kết quả được thể hiện rõ tại Biểu đồ 2.1. Năm 2016 dư nợ cho vay KHCN vẫn giữ vững đà tăng trưởng, tổng dư nợ cho vay KHCN đạt 67.555 tỷ đồng, tăng 36,28% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng trong dư nợ cho vay cũng dần dần chuyển dịch theo hướng tập trung vào khách hàng cá nhân, cụ thể từ năm 2014 đến 2016, tỷ trọng trong cho vay khách hàng cá nhân tăng từ 38,48% lên 47,37% trên tổng dư nợ, thể hiện được mục tiêu của ngân hàng là phân khúc khách hàng cá nhân sẽ dần được ưu tiên tương tự như số lượng khách hàng cá nhân mà Techcombank đang hướng tới.
2.2.4.2. Cơ cấu cho vay khách hàng cá nhân theo kỳ hạn Bảng 2.8: Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn (tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Ngắn hạn 13.001 42,07 13.295 26,82 18.936 28,03 Trung hạn 10.516 34,03 20.289 40,93 25.434 37,65 Dài hạn 7.386 23,90 15.986 32,25 23.185 34,32 Tổng dư nợ KHCN 30.903 100 49.570 100 67.555 100
Nguồn: Techcombank, Báo cáo thường niên, năm 2014-2016
Dư nợ cho vay KHCN theo kỳ hạn tại Techcombank giai đoạn 2014-2016 được thể hiện chi tiết tại Bảng 2.8. Tỷ lệ dư nợ cho vay KHCN ngắn hạn năm 2014 là 42,07%, trung hạn là 34,03% và dài hạn là 23,9%. Tỷ lệ này cho thấy năm 2014 Techcombank tập trung cho vay tiêu dùng và hộ gia đình với khoảng thời gian ngắn, lãi suất thấp nhằm hạn chế rủi ro. Năm 2015 có sự thay đổi khi tỷ lệ cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 26,82%, tỷ lệ cho vay trung hạn và dài hạn tăng mạnh lên lần lượt là 40,93% và 32,25% cho thấy định hướng của Techcombank giai đoạn này
là đẩy mạnh cho vay mua nhà và mua xe ô tô phục vụ phân khúc khách hàng có thu nhập khá trở lên.
Năm 2016, Techcombank tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo kỳ hạn trung và dài hạn. Cho vay trung hạn và dài hạn tăng lên lần lượt là 37,65% và 34,32%. Techcombank tập trung tăng trưởng tín dụng đối với các khách hàng có thu nhập khá trở lên, giải ngân mạnh ở mảng cho vay mua nhà các dự án của Vigroup như Vinhomes Thăng Long, Vinhomes Metropolis, Park Hill Vinhomes Times City, Vinhomes Gardenia… Các khoản vay này thường có thời gian vay dài hạn từ 10 năm đến 25 năm do số tiền vay lớn. Ngoài ra, Techcombank tập trung giải ngân các khoản vay trung hạn cho các khách hàng mua xe ô tô của các đối tác truyền thống như Thaco, Thành công, Huyndai, Mercedes…
2.2.4.3. Rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tại Techcombank Bảng 2.9: Phân loại dư nợ cho vay KHCN theo nhóm nợ (triệu đồng)
Nhóm nợ
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Nợ đủ tiêu chuẩn nhóm 29.432.108 95,24 47.963.683 96,76 64.879.822 96,04 Nợ cần chú ý 735.494 2,38 778.245 1,57 1.249.768 1,85 Nợ dưới tiêu chuẩn 203.960 0,66 138.795 0,28 324.264 0,48 Nợ nghi ngờ 126.703 0,41 237.935 0,48 351.286 0,52 Nợ có khả năng mất vốn 404.831 1,31 451.085 0,91 749.860 1,11 Tổng dư nợ 30.903.096 100 49.569.743 100 67.555.000 100
Nguồn: Techcombank, Báo cáo thường niên, năm 2014-2016
Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nợ xấu trong cho vay KHCN tại Techcombank
Các chính sách tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân Techcombank đang áp dụng giúp cải thiện đáng kể tình hình nợ quá hạn và nợ xấu trong cho vay KHCN giai đoạn 2014-2016.
Bảng 2.9 cho thấy năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn là 3,24%, giảm đáng kể so với năm 2014 là 4,76%. Năm 2016 tỷ lệ nợ quá hạn là 3,96% tương đương 2.675 tỷ đồng. Đây là kết quả rất đáng mừng cho thấy nỗ lực của Techcombank trong việc quản lý, xử lý và thu hồi nợ.
Biểu đồ 2.2 cho thấy năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 2,38%. Năm 2015, tỷ nợ xấu tiếp tục được cải thiện chỉ ở mức 1,67%. Năm 2016, tốc độ tăng trưởng tín dụng và dư nợ tín dụng cao nên tỷ lệ nợ xấu có tăng lên mức 2,11%. Có được kết quả này là nhờ vào những biện pháp quản trị rủi ro thận trọng, minh bạch, tập trung cải thiện chất lượng tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế và các sáng kiến nhằm giảm thiểu rủi ro. Hiện nay, Techcombank vẫn luôn tăng cường quản trị rủi ro và có các biện pháp thúc nợ, thu hồi nợ giúp ổn định tỷ lệ nợ xấu trong mức cho phép, đảm bảo lợi nhuận của Ngân hàng.
2.2.4.4. Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN
Bảng 2.10: Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho vay KHCN (triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ cho vay KHCN 30.903.096 49.569.743 67.555.000
Nợ quá hạn KHCN 1.470.988 1.606.060 2.675.178
Tổng nợ quá hạn 3.828.950 3.614.245 6.159.452
Tỷ lệ nợ quá hạn trong cho
vay KHCN (%) 4,76 3,24 3,96
Tỷ trọng nợ quá hạn KHCN
(%) trên tổng nợ quá hạn 38,42 44,44 43,43
Nguồn: Techcombank, Báo cáo thường niên, năm 2014-2016
Bảng 2.10 cho thấy nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân năm 2014 là 1.470 tỷ đồng. Năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn tiếp tục giảm xuống còn 3,24% tương đương 1.606 tỷ đồng. Để đạt được điều này, Techcombank đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung vào phân khúc cho vay bán lẻ chất lượng cao để giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, ngân hàng tiếp tục trích lập lượng lớn dự phòng rủi ro để gia tăng tỷ lệ thu hồi vốn và quyết liệt trong việc xóa bỏ nợ xấu tồn đọng trước năm 2013.
Năm 2016, mặc dù tăng trưởng tín dụng cá nhân tăng 36,28% so với năm 2015, đạt 67.555 tỷ đồng (Biểu đồ 2.1) nhưng tỷ lệ nợ quá hạn chỉ tăng 22,22% (tỷ lệ nợ quá hạn là 3,96%) so với năm 2015 là 3,24% (Bảng 2.10). Techcombank luôn thận trọng trong khâu quản trị rủi ro tín dụng cá nhân, đặc biệt là công tác nhắc nợ và thu hồi nợ, tăng trưởng tín dụng nhưng đi cùng với đó vẫn thắt chặt khâu quản lý rủi ro và chọn lọc khách hàng có thu nhập từ trung bình khá trở lên.
2.2.4.5. Tỷ lệ nợ xấu trong cho vay KHCN
Bảng 2.11: Tỷ lệ xấu trong cho vay KHCN (triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ cho vay KHCN 30.903.096 49.569.743 67.555.000 Nợ xấu trong cho vay
KHCN 735.494 827.815 1.425.410
Tổng nợ xấu 1.913.836 1.863.706 3.138.978
Tỉ lệ nợ xấu trong cho
vay KHCN (%) 2,38 1,67 2,11
Tỉ trọng nợ xấu trong cho vay KHCN (%) trên tổng nợ xấu
38,43 44,42 45,41
Nguồn: Techcombank, Báo cáo thường niên, năm 2014-2016
Techcombank đã trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ quá hạn và trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu đã bán sang công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt nam (VAMC) theo đúng quy định của NHNN. Nhìn vào Bảng 2.11 có thể thấy tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là 2,38%. Năm 2015, tỷ nợ xấu tiếp tục được cải thiện chỉ ở mức 1,67%. Tỷ trọng nợ xấu trong danh mục tăng từ 38,43% năm 2014 lên 44,42% năm 2015 và 45,41% năm 2016. Đây là kết quả tất yếu của quá trình định hưởng chuyển dịch cơ cấu sang cho vay KHCN khi mà tỷ trọng cho vay KH cá nhân tăng mạnh từ 38% năm 2014 lên 44% năm 2015 và đạt mức 67.555 tỷ đồng năm 2016.
Những con số trên đây thể hiện rõ ràng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Techcombank ngày càng được cải thiện cả về số lượng và chất lượng. Đây là kết quả của một văn hóa tuân thủ chặt chẽ trong kiểm soát kinh doanh rủi ro, ứng dụng các chuẩn mực quốc tế tốt nhất trong việc xây dựng mô hình, cấu trúc và
chính sách quản trị rủi ro tổng thể về danh mục, địa bàn, phân khúc, ngành kinh doanh.