Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Techcombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 48 - 54)

2.2. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân

2.2.1. Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Techcombank

2.2.1.1. Quy định cho vay đối với khách hàng cá nhân

a) Phương thức cho vay và thời hạn cho vay

- Cho vay trả góp: gốc trả thành nhiều kỳ, lãi trả hàng tháng theo dư nợ giảm dần. Thường áp dụng cho các khoản vay trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng) và các khoản vay dài hạn (từ trên 60 tháng đến 25 năm). Các sản phẩm áp dụng: cho vay mua nhà, cho vay mua ô tô, cho vay siêu linh hoạt áp dụng cho hộ kinh doanh, vay tín chấp tiêu dùng, thẻ tín dụng.

- Cho vay lãi trả hàng tháng, gốc trả cuối kỳ: thường áp dụng với các khoản

vay có thời hạn ngắn đến 12 tháng. Các sản phẩm áp dụng: cho vay thấu chi, vay hạn mức quay vòng cho hộ kinh doanh.

b) Lãi suất cho vay trong hạn

Hiện nay, Techcombank quy định lãi suất cho vay áp dụng cho từng khách hàng tại thời điểm giải ngân căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của khách hàng trong từng thời kỳ để tính biên độ. Do đó, ngân hàng u cầu cơng tác xếp hạng tín dụng phải được thực hiện chính xác nhằm đánh giá đúng đối tượng khách hàng cũng như xác định đúng mức lãi suất cho vay để áp dụng với khách hàng đó.

- Lãi suất cho vay: từ 1/4/2014, Techcombank áp dụng cách tính lãi suất mới, theo đó lãi suất vay = lãi suất cơ sở + biên độ. Trong đó lãi suất cơ sở được tính dựa trên chi phí vốn huy động và chi phí trích lập dự phòng bắt buộc theo quy định của NHNN. Lãi suất cơ sở được xác định theo thời hạn khoản vay và được công bố theo từng thời kỳ. Lãi suất cơ sở được điều chỉnh định kỳ 1 tháng/ lần hoặc 3 tháng/lần vào ngày đầu tiên của tháng/ quý.

- Cơ chế điều chỉnh lãi suất: hiện nay Techcombank đang áp dụng cơ chế lãi suất thả nổi, kỳ điều chỉnh lãi suất có thể là 1 tháng/lần, quý/lần hoặc 6 tháng/lần tùy theo cơ chế chính sách của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Hiện tại, ngân hàng

đang áp dụng kỳ điều chỉnh lãi suất 1 tháng/lần. Lãi suất tại thời điểm điều chỉnh được xác định bằng lãi suất cơ sở cộng biên độ tối thiểu (theo quy định của Ngân hàng từng thời kỳ).

c) Quy định về lãi suất gia hạn nợ

Khoản vay được gia hạn nợ một lần hay nhiều lần. Tùy thuộc vào khoảng thời gian gia hạn nợ của từng lần (không phụ thuộc vào số lần gia hạn), lãi suất được áp dụng theo từng khoảng thời gian tương ứng. Khoản vay được gia hạn nợ là khoản vay có thời gian đáo hạn cuối cùng được kéo dài. Lãi suất được xác định như sau:

- Với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian dưới 60

ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 110% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ. - Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 60 ngày đến dưới 120 ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 120% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

- Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 120 ngày đến dưới 180 ngày, áp dụng lãi suất tối thiểu 130% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

- Đối với khoản nợ được gia hạn thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian từ 180 ngày trở lên áp dụng lãi suất 150% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm gia hạn nợ.

d) Quy định về lãi suất điều chỉnh kỳ hạn nợ

Khoản vay được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là khoản vay thực hiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc (một phần dư nợ gốc hoặc toàn bộ dư nợ gốc) và hoặc kỳ hạn trả lãi nhưng không làm thay đổi thời gian đáo hạn cuối cùng của khoản vay.

Lãi suất cho vay khi điều chỉnh kỳ hạn nợ tối thiểu bằng 105% lãi suất đang áp dụng tại thời điểm điều chỉnh kỳ hạn trả nợ. Lãi suất cho vay được xác định bằng lãi suất tham chiếu tại thời điểm thực hiện thỏa thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ công với biên độ mới được áp dụng theo Bảng 2.3 như sau:

Bảng 2.3: Bảng biên độ lãi suất điều chỉnh kỳ hạn nợ

Mức Biên độ (X% năm) Biên độ mới (tăng so với biên độ ban đầu có tỷ lệ tối thiểu)

1 X < 2% 30%

2 2% < X <= 3% 20%

3 3% < X <= 4% 15%

4 4% < X <= 5% 12%

5 X > 5% 10%

Nguồn: Techcombank, Quy trình cấp tín dụng dành cho khách hàng cá nhân tại Techcombank, năm 2016

e) Quy định về mức phạt do chậm trả lãi

Điều kiện áp dụng: Số tiền lãi của khoản vay đến kỳ hạn trả nợ nhưng chưa được thanh tốn và khơng được Techcombank gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thì phải chịu phạt chậm trả lãi. Số tiền lãi chậm trả không đồng nghĩa với số tiền lãi thu được do chuyển nợ quá hạn.

Mức phạt chậm trả tối đa không vượt quá 8% trên tổng số tiền chậm trả lãi (trừ hình thức cho vay theo phương thức trả góp): Chậm trả dưới 10 ngày: tối thiểu 3% trên tổng số tiền chậm trả lãi; chậm trả từ 10- 30 ngày: tổi thiểu 5% trên tổng số tiền chậm trả lãi; chậm trả trên 30 ngày: tổi thiểu 7% trên tổng số tiền chậm trả lãi.

f) Quy định về đảm bảo tiền vay

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam nhận thế chấp, cầm cố tài sản của chính khách hàng vay, tài sản của bên thứ 3 bảo lãnh hoặc tài sản hình thành từ vốn vay. Tài sản được dùng đảm bảo tiền vay phải thuộc quyền sở hữu hợp pháp của khách hàng hoặc bên bảo lãnh. Thủ tục thực hiện đảm bảo tiền vay theo đúng quy định của pháp luật.

a) Quy trình cấp tín dụng tập trung cho khách hàng cá nhân

Techcombank hiện đang áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro tín dụng với các nguyên tắc và chuẩn mực cao nhất nhằm giảm thiểu tối đa tổn thất cho Ngân hàng. Hệ thống luôn đảm bảo nguyên tắc tách bạch, phân công chức năng rõ ràng giữa các bộ phận, độc lập trong quá trình giải quyết và giám sát các khoản cấp tín dụng. Mơ hình phê duyệt tín dụng tập trung (xem Phụ lục 3) được Techcombank triển khai từ năm 2008 và hiện nay đã áp dụng tối đa công nghệ thông tin hỗ trợ cho quá trình phê duyệt tín dụng được nhanh chóng, minh bạch. Hiện nay, quy trình cấp tín dụng tập trung tại Techcombank được thực hiện liền mạch từ chi nhánh đến trung tâm phê duyệt tín dụng, trung tâm kiểm sốt và hỗ trợ giải ngân. Đây là quy trình khép kín và được hỗ trợ bởi công nghệ hiện đại qua hệ thống luân chuyển và phê duyệt hồ sơ tín dụng (LOS - Loan Origination System) nhằm đảm bảo tối đa hồ sơ được phê duyệt một cách nhanh chóng và minh bạch nhất, đảm bảo cam kết chất lượng dịch vụ (SLA – service level agreement). Quy trình cấp tín dụng tập trung được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: chuyên viên khách hàng (CVKH) thực hiện tiếp nhận và thu thập hồ sơ:

- Tiếp nhận đề nghị vay vốn từ khách hàng theo mẫu biểu ban hành kèm hướng dẫn của từng sản phẩm và hướng dẫn khách hàng cung cấp các hồ sơ liên quan cần thiết theo danh mục quy định.

- Nhận diện, đánh giá sơ bộ thông tin khách hàng và hồ sơ vay vốn của khách hàng theo đúng quy định của từng sản phẩm cụ thể.

- Kiểm tra, xem xét điều kiện vay đối với khoản vay theo quy định hiện hành của Techcombank, xem xét từ chối các trường hợp khơng thuộc đối tượng cho vay.

- Trình cấp có thẩm quyền là lãnh đạo chi nhánh/ phịng giao dịch (CN/PGD) xem xét kiểm soát và ký duyệt đề nghị vay vốn của Khách hàng.

Bước 2: lãnh đạo CN/PGD thực hiện kiểm soát, ký duyệt đề xuất và gửi hồ sơ bộ phận thẩm định và phê duyệt:

Bước 3: chuyên viên thẩm định (CVTĐ) tiếp nhận hồ sơ từ CN/PGD, kiểm tra lại tính đầy đủ và hợp lý của hồ sơ theo danh mục quy định: Nếu hồ sơ không đầy đủ: thông báo và trả lại hồ sơ cho CVKH. Nếu hồ sơ đầy đủ: thông báo cho CVKH và tiếp tục thực hiện các bước sau:

+ Kiểm tra nội dung đề xuất cấp tín dụng của đơn vị kinh doanh (ĐVKD) theo quy định, tính phù hợp của các thông tin được thể hiện trên báo cáo thẩm định so với hồ sơ cấp tín dụng và các thơng tin khác liên quan.

+ Kiểm tra tính đầy đủ, phù hợp của hồ sơ do đơn vị cung cấp theo từng sản phẩm do Techcombank ban hành từng thời kỳ bao gồm: đơn vay vốn của khách hàng, hồ sơ nhân thân, hồ sơ phương án, hồ sơ nguồn thu, hồ sơ tài sản.

+ Gọi điện cho khách hàng và bên thứ ba để thẩm định lại các thông tin mà ĐVKD cung cấp trên hồ sơ và đánh giá lại việc đáp ứng các điều kiện của sản phẩm tín dụng.

+ Kiểm tra tính hợp lý của việc tính tốn, đánh giá nhu cầu tín dụng của khách hàng cũng như đề xuất đơn vị trên cơ sở các chính sách tín dụng của TCB.

+ Nhập đầy đủ thông tin và số liệu sau khi đã thẩm định khách hàng vào hệ thống LOS để xếp hạng tín dụng cho khách hàng.

+ Nêu ý kiến độc lập về việc đồng ý hay không đồng ý với khoản cấp tín dụng, đánh giá nhận xét mức độ rủi ro của việc cấp tín dụng. Đề xuất các điều kiện/biện pháp chống rủi ro khi thống nhất cấp tín dụng cho khách hàng. Xác định thẩm quyền phê duyệt và trình hồ sơ cấp tín dụng cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bước 4: Phê duyệt hồ sơ:

- Chuyên gia phê duyệt (CGPD)/CGPD có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ ngoại lệ thực hiện: nếu khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt, CGPD thực hiện Phê duyệt theo mức phê duyệt được ủy quyền của HĐQT/Tổng giám đốc theo từng thời kỳ với điều kiện sau:

- CGPD đồng ý một phần/ toàn bộ với đề xuất của ĐVKD: kết quả phê duyệt được luân chuyển qua hệ thống để ĐVKD và quản lý chứng từ (QLCT) tại bộ phận quản lý chứng từ và kiểm sốt giải ngân cập nhật.

- CGPD khơng đồng ý với đề xuất thì chuyển luồng hồ sơ từ chối.

- Nếu khoản vay vượt thẩm quyền phê duyệt của CGPD hoặc khoản vay bị CGPD từ chối và nhận được khiếu nại từ ĐVKD bằng ghi chú ý kiến lên hồ sơ chuyển LOS, CVTĐ trình khoản vay tới cấp CGPD có thẩm quyền cao hơn theo quy định về thẩm quyền của Techcombank trong từng thời kỳ, kèm theo kết quả phê duyệt đồng ý/ không đồng ý với đề xuất cấp tín dụng của ĐVKD.

b) Quy trình kiểm sốt giải ngân

Quy trình này được thể hiện cụ thể như sau (sơ đồ quy trình chi tiết tại Phụ lục 4):

Kiểm tra nội dung phê duyệt: CVKH thông báo cho khách hàng và gửi kết quả sang bộ phận giải ngân nếu khách hàng đồng ý với kết quả phê duyệt.

Kiểm tra và soạn thảo các hợp đồng, văn bản: chuyên viên quản lý chứng từ (CVQLCT) thực hiện kiểm tra tồn diện tính đầy đủ của bộ hồ sơ bao gồm: hồ sơ pháp lý của khách hàng (bao gồm: chứng minh nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực; sổ hộ khẩu/tạm trú dài hạn…theo quy định trong hướng dẫn sản phẩm); điều kiện phê duyệt. Nếu hồ sơ được kiểm soát đã đầy đủ, hợp lệ thì soạn tồn bộ các hợp đồng, văn bản theo quy định của Techcombank.

Kiểm soát nội dung soạn thảo: Kiểm soát chứng từ thực hiện kiểm soát lại các nội dung công việc do CVQLCT thực hiện, chuyển hợp đồng, văn bản về cho CVKH thông qua hệ thống LOS.

Thỏa thuận, ký kết hợp đồng với khách hàng

Gửi hồ sơ giải ngân: Sau khi CN/PGD và khách hàng hoàn tất việc ký kết hợp đồng và các văn bản liên quan, CVKH scan hồ sơ giải ngân và gửi về bộ phận giải ngân thông qua hệ thống LOS.

Tiếp nhận và kiểm soát hồ sơ giải ngân.

Hạch toán, giải ngân trên phần mềm chuyên dụng về quản lý hoạt động ngân hàng (T24):

- Chun viên quản lý tín dụng (CVQLTD) hạch tốn giải ngân trên hệ thống T24.

- Kiểm sốt tín dụng (KSTD) kiểm tra lại tính đầy đủ và khớp đúng của các số liệu trong tờ trình phê duyệt, trên hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ. Với số liệu trên hệ thống T24: đối chiếu số tiền giải ngân và các nghĩa vụ hiện tại của khách hàng với Techcombank. Nếu các số liệu khớp đúng thì KSTD phê duyệt giải ngân trên T24.

Kiểm sốt sau vay và lưu hồ sơ tín dụng: CN/PGD thực hiện theo dõi và giám sát khoản vay sau khi giải ngân theo các nội dung và phương thức quy định cụ thể tại hướng dẫn kiểm soát sau vay của Techcombank.

Hạch toán thu nợ, gia hạn, tất toán khoản vay: CVQLTD và KSTD thực hiện hạch tốn thu phí (nếu có), nợ gốc, lãi, gia hạn, tất toán các khoản vay theo trì- nh tự đã được quy định trong các hướng dẫn sản phẩm của Techcombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam (Trang 48 - 54)