3.1.1. Định hướng hoạt động kinh doanh của Techcombank
Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông Techcombank năm 2016, đại diện tạp chí Alpha Southeast Asia đã đưa ra những đánh giá rất tích cực về Techcombank: “Techcombank đang nhanh chóng trở thành Ngân hàng lựa chọn đầu tiên không chỉ
của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư và cũng là sự lựa chọn của khách hàng bán lẻ trên khắp Việt Nam. Với một bảng cân đối kế tốn tích cực và các hoạt động tín dụng được kiểm sốt rủi ro chặt chẽ, chúng tôi đánh giá Techcombank là một trong những ngân hàng có lợi nhuận tốt nhất tại Việt Nam hiện nay”. Ở một góc độ khác, đại diện tạp chí Alpha Southeast Asia cũng chỉ ra rằng“Có rất nhiều yếu tố để đánh
giá một ngân hàng, trong đó, chúng tơi đặc biệt chú ý đến các yếu tố quản trị rủi ro, và chúng tôi cho rằng, Techcombank là một trong những ngân hàng Việt Nam có hệ thống quản trị rủi ro tốt nhất”.
Định hướng chiến lược phát triển của Techcombank giai đoạn 2016 - 2020 với sự hỗ trợ của đối tác chiến lược HSBC và Công ty McKinsey - Công ty Tư vấn chiến lược hàng đầu thế giới. Trong năm 2016 - năm đầu tiên thực hiện chiến lược 5 năm (2016 - 2020), Techcombank xác định rõ ràng chiến lược “Khách hàng là trọng tâm” với việc tập trung vào các phân khúc khách hàng cụ thể, hiểu rõ nhu cầu của khách hàng để mang đến những giải pháp tài chính tồn diện. Bên cạnh đó, những ưu tiên về phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng dịch vụ được cam kết thực hiện sát sao nhằm hiện thực hóa chiến lược đã lựa chọn. Cụ thể các định hướng như sau:
- Mục tiêu chung của Ngân hàng là trở thành Ngân hàng Tốt nhất Việt Nam cung cấp các giải pháp tài chính ưu việt nhất cho khách hàng.
- Techcombank mong muốn trở thành doanh nghiệp có mơi trường làm việc hàng đầu Việt nam, xây dựng một doanh nghiệp am hiểu, tôn trọng và quan tâm đến nhân viên cũng như khách hàng, bởi chính điều này tạo nên giá trị khác biệt.
- Techcombank cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thương mại đa dạng, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng. Techcombank tiếp tục ưu tiên duy trì và phát triển các thị trường truyền thống là các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nâng cao năng lực để đáp ứng một cách chuyên nghiệp nhu cầu của những doanh nghiệp có quy mơ trên trung bình và lớn, nhu cầu đặc thù của các cơng ty tập đồn lớn.
- Phân khúc khách hàng mục tiêu tập trung vào nhóm thu nhập khá và cao, và trong năm 2017, mở rộng thêm nhóm thu nhập trung bình khá.
- Các hoạt động nhằm nâng cao sự hài lòng và gắn kết của khách hàng với ngân hàng tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn, xuyên suốt từ bước phát triển sản phẩm cho đến bước chăm sóc sau bán. Chương trình khách hàng bí mật triển khai tồn hệ thống đảm bảo chất lượng dịch vụ cao nhất và đồng bộ đến khách hàng. Mục tiêu năm 2017 sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng tốt về số lượng khách hàng, tăng mức độ gắn kết của khách hàng với ngân hàng.
3.1.2. Định hướng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Techcombank
Vai trò của một hệ thống quản lý rủi ro tốt trong ngân hàng được Techcombank đánh giá cao và luôn hướng tới mục tiêu xây dựng, hồn thiện. Văn hố rủi ro cũng ngày càng được nhận thức rõ ở tất cả các bộ phận trong toàn bộ hệ thống Techcombank. Mục tiêu của Techcombank là tiếp tục chú trọng, nâng cấp và tăng cường hoạt động của hệ thống quản trị rủi ro để hệ thống này ngày càng tiệm cận các tiêu chuẩn của Basel II và thực sự trở thành công cụ thực hiện tốt nhiệm vụ cảnh báo sớm thông qua: nhận diện, đo lường, phân tích đánh giá và đề xuất quản lý rủi ro một cách linh hoạt và hiệu quả. Techcombank đang triển khai xây dựng các chiến lược quản trị rủi ro dựa trên những định hướng sáng suốt và có tính chất quyết định đến thành cơng, đó là:
- Tiếp tục duy trì và phát triển một văn hố quản trị rủi ro tồn hệ thống ngân hàng. Theo đó, từ hội đồng quản trị, các cấp điều hành cho tới từng cán bộ nghiệp vụ đều tham gia vào quá trình quản trị rủi ro. Yếu tố rủi ro cần phải luôn được xem xét cân nhắc kỹ lưỡng trong các quyết định của ban lãnh đạo, trong mỗi hành vi tác nghiệp của tồn ngân hàng.
- Khơng ngừng nâng cao nguồn nhân lực: quản lý rủi ro tín dụng là một công việc liên quan đến nhiều lĩnh vực chun mơn nghiệp vụ nên địi hỏi phải có một đội ngũ chuyên gia giỏi về nhiều mặt, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Theo đó Techcombank sẽ cử cán bộ của mình tham gia các chương trình đào tạo về quản trị rủi ro trong và ngồi nước, tham dự các khố đào tạo và trao đổi kinh nghiệm thực tế với các ngân hàng nước ngoài. Đồng thời, ngân hàng cũng sẵn sàng mời các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro làm tư vấn cho ngân hàng.
- Liên tục nâng cấp cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, cơng nghệ thơng tin từ đó có thể cung cấp kịp thời, chính xác các thơng tin theo u cầu cũng như phần mềm hỗ trợ cho việc tính tốn, đo lường, phân tích rủi ro
- Tăng cường hơn nữa việc phối hợp giữa Ban Quản lý rủi ro với các phịng ban trong tồn ngân hàng, đặc biệt là với các bộ phận tác nghiệp trực tiếp trong quy trình cho vay bởi công tác quản trị rủi ro muốn thành công phải dựa vào sự tuân thủ quy chế phối hợp.
Một số kế hoạch cụ thể giai đoạn 2017 - 2020:
Năm 2017 sẽ là năm trọng tâm hoàn thiện cơ sở hạ tầng dữ liệu với hai dự án Quản trị Dữ liệu Toàn hàng và Kho Dữ liệu Quản trị Rủi ro. Kho Dữ liệu Toàn hàng trên nền tảng IBM đã được Techcombank xây dựng và đưa vào hoạt động một phần (Kho Dữ liệu Quản trị Tài chính). Kế thừa những gì đang có, Techcombank tiếp tục xây dựng Kho Dữ liệu Quản trị Rủi ro trong khi vẫn đồng thời đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực của Basel II.
Để đáp ứng yêu cầu của phương pháp tiêu chuẩn (Standardized Approach) của Basel II, giai đoạn 2017 - 2020 Techcombank tiếp tục hoàn thiện Khung Quản trị Rủi ro với hệ thống chính sách và quy trình làm nền tảng định tính và hệ thống tính tốn Tài sản có rủi ro (RWA) làm nền tảng định lượng. Bên cạnh đó, các cơng cụ tính tốn rủi ro cấp tiến hơn như mơ hình xác suất vỡ nợ, mơ hình VaR hay các mơ hình Mơ phỏng động Bảng cân đối cũng không ngừng được cải tiến để phục vụ công tác quản trị rủi ro dựa trên năng lực đo lường tiên tiến. Công tác quản trị rủi ro hoạt động với các công cụ như hệ thống thu thập dữ liệu tổn thất hay chỉ tiêu rủi ro chính (KRI) cũng sẽ được ngày một hoàn thiện sau khi được bên tư vấn độc lập chuyển giao phương pháp luận và công nghệ năm 2015.
Để củng cố cơ sở dữ liệu và khung quản trị rủi ro đã đề cập ở trên, một số hệ thống liên quan cũng đã ra đời trong năm 2016 và tiếp tục được hoàn thiện vào năm 2017, bao gồm Hệ thống Quản trị Tài sản Bảo đảm, Hệ thống Quản lý Hạn mức, Hệ thống Khởi nguồn Khoản vay nâng cấp, dự án Risk Data Mart – xây dựng kho dữ liệu cho khối Quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II giúp làm nền tảng để xây dựng báo cáo tự động, tập trung hóa đối với các báo cáo mang tính chất thường xuyên, chia sẻ dễ dàng giữa các bộ phận; đồng thời đảm bảo dữ liệu luôn sẵn sàng khi phát sinh các báo cáo ad-hoc (yêu cầu ngẫu nhiên), giúp giảm thiểu rủi ro trong thất thoát, lỗi dữ liệu. Dựa trên nền tảng các hệ thống vững mạnh, ngân hàng dự kiến sẽ hoàn thiện khung Quản trị rủi ro kết hợp với việc đánh giá rủi ro tồn diện (thuộc Cột trụ II – Quy trình đánh giá an tồn vốn nội bộ ICAAP của Basel II) vào năm 2017, trong đó bao gồm cả rủi ro danh tiếng và rủi ro chiến lược.