2.3. Đánh giá công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHCN tạ
2.3.2. Những hạn chế
Giai đoạn 2014-2016 Techcombank đã đạt được những thành tựu nhất định trong công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của Techcombank vẫn không tránh khỏi một số hạn chế, cụ thể:
Thứ nhất, cơng tác nhận diện rủi ro cịn ẩn chứa một số bất cập.
Số lượng hồ sơ vay vốn tăng nhanh dẫn đến khâu nhận diện hồ sơ ban đầu KYC cịn bị bng lỏng. Vì áp lực doanh số nên các CVKH tại chi nhánh chưa thu thập được đầy đủ thông tin khách hàng như phương án vay vốn, nguồn thu và tài sản đảm bảo, mặt khác, trong quá trình cho vay, nhiều cán bộ tín dụng thiếu khả năng phán đốn và đánh giá tổng thể khách hàng nên chỉ xoay quanh các tài sản mang tính chất trực diện. Một số cán bộ cịn tin tưởng vào quan hệ thân quen, coi nhẹ quy trình tín dụng, giám sát không chặt chẽ, dễ dãi trong khâu thẩm định và đề xuất cho vay. Nhiều KH vay vốn cố tình che dấu thơng tin, khơng thành thật và cố tình khai báo thơng tin sai lệch khi được thẩm định, khách hàng vay tín dụng đen, .... làm ảnh hưởng đến công tác nhận diện rủi ro. Ngồi ra, cơng việc thẩm định giá đôi khi bị quá tải, thiếu nguồn dữ liệu so sánh để định giá tài sản được chính xác, giúp ngăn ngừa rủi ro.
Thứ hai, hệ thống xếp hạng khách hàng và quy trình phê duyệt tín dụng tập trung chưa hồn thiện.
Mặc dù có hệ thống xếp hạng tín dụng, nhưng do phân cấp làm việc, chuyên viên thẩm định hồ sơ làm việc độc lập với đơn vị kinh doanh, số lượng thông tin và hồ sơ phải cung cấp cịn nhiều và chồng chéo, gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh trong việc cạnh tranh, lôi kéo khách hàng tốt. Một số chun viên thẩm định cịn khơng tập trung, thiếu kinh nghiệm thực tế, đánh giá chưa đúng khả năng thực tế của khách hàng
làm cho những số liệu đánh giá trên bảng xếp hạng khơng phản ánh đúng năng lực tín dụng thực sự của khách hàng.
Quyết định cho vay của Techcombank đối với các khoản vay nhỏ phụ thuộc rất lớn vào kết quả xếp hạng tín dụng, xếp hạng tài sản, dự báo tỷ lệ nợ quá hạn. Các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng được chấm điểm trên cơ sở so sánh với giá trị chuẩn mà hệ thống xếp hạng tín dụng xây dựng. Tuy nhiên, các giá trị chuẩn này lại chưa được cập nhật thường xuyên, phù hợp với biến động của kinh tế vĩ mơ và vi mơ, do đó, khó có thể phản ánh đầy đủ tổng thể khách hàng và phù hợp với điều kiện thị trường tại thời điểm xếp hạng tín dụng. Do đó, việc xây dựng hệ số so sánh trong xếp hạng tín dụng cá nhân cũng gặp khó khăn nhất định.
Ngồi ra, do đặc thù của phê duyệt tín dụng tập trung nên nhiều khi số lượng hồ sơ từ đơn vị kinh doanh cùng đẩy lên một lúc gây quá tải hồ sơ, ảnh hưởng đến SLA như đã cam kết. Mặc dù quy trình phê duyệt tín dụng tập trung đã rút ngắn được thời gian phê duyệt nhưng thời gian ra quyết định tín dụng chưa đạt bằng benchmark của các ngân hàng quốc tế; hệ thống thơng tin ra quyết định tín dụng chưa đầy đủ, chưa có các thơng tin mềm, thơng tin cứng cịn hạn chế và chưa đầy đủ.
Thứ ba, các cơng tác ứng phó rủi ro cịn nhiều điểm chưa hồn chỉnh.
Trong quản lý danh mục cho vay KHCN, Techcombank hiện tại vẫn đang có sự chênh lệch khá lớn trong các sản phẩm cho vay, ví dụ như cho vay mua bất động sản, một ngành đầy tiềm năng nhưng cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro. Các sản phẩm tín chấp với giá trị khoản vay nhỏ, số lượng khách hàng lớn cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Việc phân loại nợ của Techcombank vẫn còn dựa trên các yếu tố định lượng, nên chưa xác định được chính xác mức độ rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng, dẫn tới tỷ lệ nợ xấu chưa phản ánh đúng chất lượng tín dụng thực tế. Cơng tác cảnh báo sớm, dự báo chưa hiệu quả để định hướng chính sách sản phẩm, hoạt động kinh doanh cũng như công tác thu hồi nợ; Chưa giám sát được tiến trình và hiệu quả thu hồi nợ một cách tổng thể, khách quan, thường xuyên nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng nợ.
Techcombank hiện đang áp dụng mơ hình chi phí rủi ro chủ yếu theo sản phẩm mà chưa theo được đủ các mặt cắt khách hàng – sản phẩm và lĩnh vực kinh doanh; chưa lượng hóa được tác động của từng cấu phần tạo ra tổng chi phí rủi ro để qua đó quản trị được rủi ro theo các yếu tố đầu vào chứ không phải là đầu ra hay kết quả cuối cùng.
Thứ tư, hệ thống thơng tin kiểm sốt nội bộ, kiểm sốt sau vay, xử lý rủi ro tín dụng cịn nhiều yếu điểm.
Điểm yếu của hệ thống thơng tin kiểm sốt nội bộ và kiểm sốt sau vay là chưa có tích hợp giữa các hệ thống ứng dụng để tự động luân chuyển, kế thừa và lưu trữ tập trung thông tin dữ liệu; hệ thống số liệu, báo cáo nằm ở nhiều bộ phận, phần mềm, chưa thống nhất và chưa báo cáo được toàn diện.
Theo quy định, sau 7 ngày kể từ ngày giải ngân, chuyên viên khách hàng, chuyên viên hỗ trợ tín dụng tại đơn vị kinh doanh phải thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng, đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích. Định kỳ 1 tháng, đơn vị kinh doanh phải kiểm tra thực tế hoạt động kinh doanh của khách hàng. Nhưng trên thực tế cán bộ không thực hiện đúng thời gian quy định này mà rất chủ quan, tin tưởng vào uy tín của khách hàng, khơng kiểm tra tình hình thực tế cũng như các mục đích sử dụng vốn nên khơng giám sát được khách hàng.
Việc tái kiểm tra định giá tài sản đảm bảo còn chưa được quan tâm. Sau khi cấp tín dụng, trị giá của TSĐB có thể biến động trong suốt thời gian vay, tính thanh khoản của TSĐB có thể khác nhau ở từng thời điểm. Nhiều trường hợp TSĐB đã được thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm, nhưng ngân hàng vẫn không thu hồi được vốn do hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh bị tòa án xác định vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Các cơng tác xử lý rủi ro tín dụng cịn gặp nhiều khó khăn. Khối lượng TSĐB cần xử lý, thu hồi do nợ quá hạn lớn. Nhiều tài sản của khách hàng, bảo lãnh bên thứ 3 là bất động sản có những vướng mắc về pháp lý mà khơng lường hết được khi xét duyệt như tài sản thuộc hộ, tài sản đồng sở hữu, tài sản sau ly hôn...