Thời hiệu xử lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.2. Các hình thức xử lý, truy cứutrách nhiệm đối với vi phạmpháp luật về bảo

1.2.4. Thời hiệu xử lý

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý được tính từ thời điểm vi phạm pháp luật được thực hiện và có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào loại vi phạm và tùy theo tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật BHXH. Thời hiệu xử lý đối với các Vi phạm pháp luật về lĩnh vực BHXH bị xử lý theo hình thức kỷluật thì thời hiệu xử lý kỷ luật viên chức là thời hạn quy định mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. (Điều 53 Luật số 58/2010/QH12).

Các VPPL về lĩnh vực BHXH bị xử phạt vi phạm hành chính thì thời hiệu xử phạt là 01 năm kể từ ngày vi phạm đó được thực hiện, nếu quá thời hạn trên thì người vi phạm không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự, nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính thì bị xử phạt hành chính; trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người đã ra quyết định phải gửi quyết định cho người có thẩm quyền xử phạt; trong trường hợp này, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là ba tháng, kể từ ngày người có thẩm quyền xử phạt nhận được quyết định đình chỉ và hồ sơ vụ vi phạm. (quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính).

Đối với các VPPL về lĩnh vực BHXH đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự và phải giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện với các mức: 5 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu trong thời hạn nói trên mà người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã thì thời gian trốn tránh khơng được tính và thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giam (Điều 27 BLHS ban hành năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Như vậy, có thể thấy rằng thời hiệu xử lý các VPPL về lĩnh vực BHXH rất cụ thể, dễ hiểu, hợp lý. Đó là khoảng thời gian thích hợp để người thực hiện hành vi vi phạm bị xử lý kịp thời nhằm đảm bảo tính nghiêm minh, cơng bằng của pháp luật.Tóm lại, VPPL về lĩnh vực BHXH là một trong những vi phạm về BHXH xảy ra khá phổ biến hiện nay. Từ lý luận đến quy định, thực tiễn của vi phạm này đã được bao gồm trong các VPPL về lĩnh vực BHXH.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)