Vi phạm phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 53)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Vi phạm phương thức đóng bảo hiểm xã hội

Với phương thức và mức đóng BHXH như hiện nay đã đảm bảo cho đối tượng tham gia BHXH thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về trích nộp BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương, thuận tiện cho đơn vị sử dụng lao động trong việc thanh quyết quyết toán tiền lương cho người lao động, đồng thời giúp cho cơ quan BHXH dễ quản lý, theo dõi và là căn cứ giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời khi họ không may gặp rủi ro. Thời gian qua, phần lớn các đơn vị sử dụng lao trong khu vực Nhà nước thực hiện tốt việc trích nộp BHXH theo quy định này, còn đối với các đơn vị ngồi khu vực Nhà nước thì chưa tuân thủ theo đúng quy định, dẫn đến tình trạng nợ BHXH.

Nợ chậm đóng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình qn 1 tháng) được tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số doanh nghiệp nhà nước do các đơn vị này không thực hiện việc nộp BHXH theo tháng mà nộp theo quý.Nợ tồn đọng (số tiền đơn vị sử dụng lao động nợ tiền đóng BHXH lớn hơn số tiền phải đóng BHXH bình qn của 3 tháng), chủ yếu thuộc các doanh nghiệp nhà nước đang trong giai đoạn sắp xếp, cổ phần hóa theo quy định tại Nghị định 41/CP.

Theo số liệu thống kê nợ của BHXH tỉnh Quảng Ninh, từ năm 2016 đến năm 2018 như sau:

Bảng 2.4: Thống kê số tiền nợ đọng BHXH giai đoạn 2016-2018

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm Số đơn vị nợ Số tiền nợ Tổng cộng

Nợ BHXH Nợ BHYT Nợ BHTN

2016 816 110,5 9,5 16,7 136,8

2017 780 83,9 7,4 15,4 106,7

2018 793 82,3 6,9 15,3 104,5

Nguồn: Báo cáo các năm của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018

Biểu đồ 2.2. Thống kê số tiền nợ đọng BHXH giai đoạn 2016-2018

Nguồn: Báo cáo các năm của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018

Thực tế số liệu cho thấy, số đơn vị nợ đọng và số tiền nợ đọng BHXH, BHYT,BHTN qua 3 năm có chiều hướng giảm.Trong năm 2018 có tổng số 793 đơn vị nợ kéo dài BHXH với tổng số nợ là 105 tỷ/5.002 tỷ đồng - số tiền BHXH Việt Nam giao cho BHXH thu BHXH trong năm 2018 chiếm 2.1% chỉ tiêu thu BHXH của tỉnh Quảng Ninh. So với năm 2016có 816 đơn vị nợ,số nợ đọng với số tiền 136/3.959 tỉ đồng chiếm 3,4% số kế hoạch BHXH Việt Nam giao. Số nợ, tỷ lệ nợ trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm đi do việc thực hiện công tác quản lý thu tại các cơ quan BHXH

0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 2016 2017 2018 Số đơn vị nợ BHXH Số tiền nợ BHXH

tỉnh được thực hiện tốt hơn nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối kết hợp giữa Sở lao động thương binh và xã hội, Liên đồn lao động tỉnh, Cơng an tỉnh trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Đặc biệt do ngành BHXH được thêm chức năng Thanh tra chuyên ngành nên đã chủ động thanh tra các đơn vị vi phạm và sử phạt hành vi vi phạm trong công tác thu nộp, nợ đọng BHXH.

Tuy nhiên, Các hành vi vi phạm pháp luật BHXH trong việc thực hiện việc trích nộp riêng tiền BHXH cho người lao động tại các đơn vị sử dụng lao động vẫn còn các đơn vị trây ỳ không nộp BHXH. Cụ thể như:Năm 2016:Số tiền nợ đọng BHXH là: 21 tỷ đồng; Số tiền nợ kéo dài: 87 tỷ đồng; Số tiền nợ khó thu: 28 tỉ đồng. Năm 2018: Số tiền nợ đọng BHXH là: 16 tỷ đồng; Số tiền nợ kéo dài: 60 tỷ đồng; Số tiền nợ khó thu: 29 tỉ đồng.Tình trạng nợ đóng, chậm đóng BHXH thời gian qua được lý giải ở một số nguyên nhân. Cụ thể, nhận thức của một số chủ sử dụng lao động, người lao động về chính sách BHXH còn hạn chế, người lao động chưa mạnh dạn đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Cơng tác phối hợp giữa các cơ quan trong quan lý đơn vị, doanh nghiệp; quản lý lao động, quản lý đối tượng thuộc diện tham gia BHXH; cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý nhà nước và BHXH, trong thanh, tra kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về BHXH, BHYT đối với các doanh nghiệp còn hạn chế, khơng thường xun. Bên cạnh đó, nhiều nơi chưa có tổ chức cơng đồn hoặc có tổ chức cơng đồn nhưng chưa mạnh dạn bảo vệ quyền lợi về BHXH cho người lao động. Ngoài ra, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp thực sự gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc đăng ký ngừng hoạt động. Cơng tác xử lý hình sự có hiệu lực từ 01/01/2018 tuy nhiên đến ngày 15/8/2019 mới có Nghị Quyết của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn thực hiện.

Việc khơng trích nộp tiền BHXH hàng tháng cho người lao động dẫn đến nhiều hệ lụy, đặc biệt là đối với người lao động như: người lao động không thể chốt sổ BHXH đến thời điểm người lao động chấm dứt hợp đồng và cộng nối thời gian tham gia BHXH khi chuyển đến đơn vị khác do đơn vị cũ vẫn nợ đọng tiền BHXH; người lao động không đủ điều kiện hưởng chế độ BHTN khi chấm dứt hợp đồng lao động tại đơn vị cũ mà chưa tìm được việc làm; người lao động bị ốm đau, thai sản…thì khơng được cơ quan BHXH chi trả các chế độ ngắn hạn và dài hạn theo quy định; người lao

động không được gia hạn thẻ BHYT để khám chữa bệnh…

Như vậy, hành vi nợ đọng BHXH là một trong những hành vi vi phạm của chủ sử dụng lao động cố ý khơng trích nộp tiền BHXH cho người lao động. Hệ quả không phải ảnh hưởng trực tiếp đến chủ sử dụng lao động mà trực tiếp lên người lao động khi tham gia BHXH. Bởi vậy, cần thiết phải sử lý triệt để hành vi này không chỉ xử phạt hành chính mà cần phải khởi tố hình sự nếu có dấu hiệu vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)