6. Kết cấu của luận văn
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm nhằm tăng cường xử lý vi phạmpháp luật về bảo
3.2.1. Tăng cường trao đổi, chia sẻ, cung cấp các thông tin
* Căn cứ đề xuất của giải pháp: Tăng cường hơn quy trình hoạt động của
ngành BHXH tỉnh Quảng Ninh nói riêng, BHXH Việt Nam nói chung nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH
* Nội dung cụ thể
Số liệu liên quan tới các đơn vị phối hợp Sở Lao động thương binh xã hội, Liên đoàn lao động, Cục thuế tỉnh, Sở kế hoạch đầu tư tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân, Công an tỉnh trong quá trình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là chức năng, nhiệm vụ mới của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 7 và Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội số
58/2014/QH13, được hướng dẫn thực hiện tại Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ. Hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chính thức được ngành Bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện kể từ tháng 6/2016.
Căn cứ: Khoản 6, 14, 15 Điều 2 Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 4/10/2016 của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH việt Nam quy địnhnhiệm vụ và quyền hạn của Bảo hiểm xã hội tỉnh “Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định”.“Cung cấp đầy đủ và kịp thời thơng tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức cơng đồn u cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.“Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thơng tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức”.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả cải cách hành chính, khắc phục những tồn tại, bất cập của XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH thì cần thiết xây dựng một số hệ thống thông tin hỗ trợ, cụ thể như sau:
Một là, BHXH tỉnh Quảng Ninh cần sử dụng hiệu quả kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính trong chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính tại đơn vị BHXH địa phương, đề ra các giải pháp phù hợp để khắc phục các tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính cơng cho người dân, tổ chức. Căn cứ vào kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2017, các đơn vị BHXH địa phương cần tập trung chỉ đạo rà soát, xác định rõ những điểm mạnh cũng như những hạn chế, yếu kém trong cơng tác cải cách hành chính của đơn vị mình - thể hiện thơng qua kết quả điểm đạt được của từng tiêu chí, lĩnh vực cải cách. Từ đó, chỉ đạo làm rõ nguyên nhân của hạn chế, yếu kém cũng như trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức trong triển khai từng nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực
BHXH. Đồng thời, đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục, bảo đảm nhiệm vụ cải cách hành chính được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. Đồng thời, thông qua cơng tác CCTTHC thì hoạt động về tăng cương phát hiện, xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH ở nước ta trong giai đoạn hiện nay là điều cần thiết. Ngoài ra, với cơ chế về hoạt động chia sẽ thông tin là kênh quan trọng đảm bảo cho quá trình tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực BHXH, hạn chế và không để diễn ra tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này.
Hai là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, trọng tâm là rà sốt, hồn thiện thể chế về quản lý công chức, viên chức; thể chế liên quan đến doanh nghiệp, bảo đảm nguyên tắc không làm tăng thêm các điều kiện làm hạn chế cơ hội đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và hồn thiện thể chế; khắc phục triệt để tình trạng nợ đọng việc ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh; nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp pháp, đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống văn bản.
Ba là, tập trung rà sốt, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trên các lĩnh vực trọng tâm theo quy định tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, Nghị quyết số 01/NQ-CP năm 2018 và Nghị quyết số 19; tăng tính liên thơng trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Quán triệt đầy đủ tinh thần, nội dung của Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Khoá XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp cơng lập. Trên cơ sở đó, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/01/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Bốn là, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại các đơn vị BHXH địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với nội dung trọng tâm là: Công tác tuyển dụng, bổ nhiệm và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính; tình hình tổ chức giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử. Đồng thời, thực hiện đúng lời Bác Hồ dạy “Cán bộ, công chức là là cơng bộc của dân, phải hết lịng, hết sức phục vụ nhân dân”; tăng tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước; nâng
cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4.
* Chủ thể thực hiện: Cơ quan BHXH tỉnh và các cơ quan phối hợp
* Điều kiện thực hiện: Trên cơ sở các Quy chế phối hợp, chương trình phối
hợp giữa cơ quan BHXH tỉnh và các cơ quan phối hợp.
* Kết quả dự kiến thực hiện: Nâng cao trách nhiệm và hiệu quả cơng tác;
phịng, chống tội phạm, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật BHXH.