Đánh giá thực trạng xử lý vi phạmpháp luật về bảo hiểm xã hội ở Quảng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 67)

6. Kết cấu của luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng xử lý vi phạmpháp luật về bảo hiểm xã hội ở Quảng

Ninh

2.4.1. Các mặt tích cực

Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH đã thu được nhiều kết quả không nhỏ, cụ thể là:

* Xây dựng và hoàn thiện rõ hơn hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH cũng như áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh trong những năm vừa qua. Việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật dựa trên nền tảng là quy định của Hiến pháp và pháp luật là việc làm cần thiết. Đây thực sự là sự cố gắng lớn của các cơ quan, đơn vị trong quá trình áp dụng những quy định về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH cũng như các cấp, ban ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong những năm trở lại đây.

* Đối với cơ chế quản lý và thực thi pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. Quá trình thanh tra đã góp phần chỉ ra những bất cập, hạn chế, đồng thời hướng dẫn, giải đáp vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan BHXH; phối hợp cơ quan chức năng xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại của người dân về chế độ, chính sách BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, tạo niềm tin của người lao động đối với chính sách BHXH thúc đẩy số người tham gia BHXH, đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng số tiền, chi kịp thời cho người lao động, từng bước ngăn chặn kịp thời các trường hợp giả mạo, gian lận trong thanh toán các chế độ BHXH.

2.4.2. Các mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH còn gặp một số hạn chế và khó khăn về góc độ pháp lý cũng như thực tiễn áp dụng. Cụ thể như:

Một là, quy định của pháp luật Việt Nam về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH còn bộc lộ nhiều thiếu sót hạn chế. Việc phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH cũng ngày một khó khăn hơn. Xuất phát từ phương thức, thủ đoạn của loại hành vi vi phạm pháp luật về BHXH này ngày một tinh vi, có sự đối phó với các cơ quan chức năng, đòi hỏi lực lượng chức năng phải áp dụng đồng

bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ, huy động lực lượng và phương tiện, tổ chức theo dõi thời gian dài để phát hiện.

Hai là, hiện nay, không thể triển khai thực hiện do biện pháp cưỡng chế không ghi cụ thể trong các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH. Ðây cũng là lý do không chỉ cơ sở vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH khắc phục hậu quả mà nhiều chủ thể có vi phạm nhưng vẫn không khắc phục hành vi.

Ba là, trách nhiệm của các cơ quan NN có thẩm quyền, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về BHXH chưa phát huy tối đa. Đầu tiên là lực lượng Cảnh sát, tuy rằng lực lượng này mới thành lập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh nghiệm còn hạn chế, chưa phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ đã được pháp luật quy định. Bên cạnh đó, đối với các tổ chức, cơ quan NN có thẩm quyền đã được quy định vai trò, chức năng và ghi nhận tại Hiến pháp, cụ thể hóa trong Luật BHXH 2014, các văn bản hướng dẫn có liên quan đã quy định sẵn song trên thực tế việc nhận thức và thực hiện vấn đề này chưa thật sự đạt hiệu quả cao.

Bốn là: Việc xử lý vi phạm pháp luật về BHXH chưa có sự đồng đều, thống nhất và chưa thực sự nghiêm minh, có nguyên nhân là do quan điểm xử lý giữa các địa phương, một số bộ, ngành chưa thống nhất. Bởi lẽ, hiện tại, ngành BHXH mới chỉ được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng, chưa được giao chức năng thanh tra chi trả và hưởng chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho nên tình trạng lạm dụng, trục lợi chế độ, chính sách chưa được xử lý kịp thời. Việc phối hợp thanh tra, kiểm tra về chính sách BHXH, BHYT có nơi, có lúc chưa thường xuyên; chất lượng thanh tra, kiểm tra của các đoàn phối hợp liên ngành còn hạn chế.

2.4.3. Nguyên nhân

Một là, quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp chưa đầy đủ, dẫn đến một số hành vi vi phạm chưa thể xử lý được. Thẩm quyền của tổ chức BHXH về một số hành vi sai phạm cũng như việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành, chưa được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Mặt khác, chế tài xử lý vi

phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT chưa đủ sức răn đe, một số đơn vị sử dụng lao động còn coi thường pháp luật, vẫn cố tình nợ đọng kéo dài hoặc trục lợi chính sách BHXH, BHYT.Hệ thống các quy định pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH chưa thật sự chặt chẽ và hoàn thiện.

Hai là, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thiếu kinh nghiệm trong việc đấu tranh với các vụ việc có liên quan đến các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH. Quá trình quản lý, kiểm tra giám sát chưa thật sự đạt hiệu quả cao.

Ba là, về phía cơ quan có thẩm quyền với đội ngũ cán bộ thực hiện những quy định về xử lý vi phạm pháp luật về BHXH còn nhiều hạn chế. Các lực lượng chưa được cung cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, kỹ thuật cũng như phương tiện đầy đủ để có thể thực hiện tốt các công việc theo yêu cầu.

Bốn là, việc kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và cả nước nói chung chưa đạt hiệu quả cao. Chưa quan tâm đúng mức giáo dục các chủ thể trong hoạt động về xây dựng và thực hiện pháp luật BHXH.

Kết luận chương 2

Chương này, luận văn tập trung nêu rõ, phân tích các sai phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng ninh từ khi thực hiện Luật BHXH đến nay (từ năm 2016 đến nay) các hành vi vi phạm, mức độ vi phạm để từ đó tìm ra phương pháp xử lý vi phạm pháp luật BHXH phù hợp nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm, tái vi phạm các quy định của Luật BHXH trong việc thực hiện các chế độ chính sách về BHXH. Qua việc nêu lên thực trạng vi phạm pháp luật về BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và nguyên nhân của những vi phạm đó để đưa ra các biện xử lý vi phạm pháp luật BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong thời hạn 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018, qua đó thấy được những điểm bất hợp lý trong chính sách về BHXH của Nhà nước và những điểm chưa phù hợp của cơ quan BHXH tỉnh Quảng Ninh nói riêng và BHXH Việt Nam nói chung khi xử phạt vi phạm pháp luật BHXH. Đặc biệt là thông qua việc phân tích, đánh giá thực trạng xử lý vi phạm hiện nay đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm, tìm ra được những nguyên nhân để khắc phục, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện xử lý vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘITRÊN ĐỊA BÀN QUẢNG NINH 3.1. Định hướng nhằm tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Xử lý vi phạm pháp luật trong việc thực hiện chế độ BHXH sẽ không thực hiện được nếu không có công tác kiểm tra, thanh tra. Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính nhằm ngăn chặn, chấm dứt ngay các hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của các tổ chức, cá nhân, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Trách nhiệm này thuộc về cơ quan quản lý nhà nước về lao động của Sở LĐTBXH và thanh tra chuyên ngành đóng của cơ quan BHXH tỉnh. BHXH Quảng Ninh tiếp tục triển khai quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, thanh tra đột xuất, đặc biệt là tại các đơn vị nợ đọng BHXH, BHYT; kịp thời xử lý và kiến nghị xử lý các hành vi phạm pháp luật BHXH, BHYT, BHTN. Đồng thời, BHXH tỉnh phối hợp với các sở, ngành tăng cường xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT. Nếu có dấu hiệu phạm tội, kiên quyết đề nghị khởi tố hình sự theo các điều 214, 215, 216 Bộ Luật hình sự.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho thấy, số lượng các đơn vị đăng ký thành lập doanh nghiệp nhiều, đã kê khai thuế nhưng chưa tham gia BHXH, số đơn vị đã tham gia BHXH với số lượng lớn mà số lượng nhân viên của ngành tại địa phương còn ít chưa kể đến năng lực trình độ của cán bộ các cấp là khác nhau, do vậy hiệu quả của công tác quản lý việc thực hiện Luật BHXH của các đơn vị trên địa bàn chưa cao. Tình trạng nợ đọng BHXH còn phổ biến trong khối các doanh nghiệp dân doanh, hành vi trốn đóng BHXH cho người lao động đang làm việc trực tiếp tại doanh nghiệp phải được coi như là hành vi trốn thuế của Nhà nước để từ đó có các biện pháp, chế tài đủ sức răn đe, ngăn ngừa bằng việc quy định mức phạt tiền ở mức cao, buộc đóng cửa các doanh nghiệp, thu hồi giấy phép hoạt động của doanh nghiệp.

Hiện nay, theo quy định tại Chương IV, Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thì các hình thức xử phạt vi phạm vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về Bảo

hiểm xã hội như: phạt tiền, phạt cảnh cáo, các biện pháp khắc phục hậu quả (buộc truy nộp số tiền BHXH,BHTN chậm đóng, chưa đóng...; buộc đóng số tiền lãi của số tiền BHXH,BHTN chưa đóng, chậm đóng...) đã quy định mức độ xử phạt cao hơn so với quy định tại Nghị định 86/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010. Đây là cơ sở để thực hiện xử phạt phạm hành chính đối với các vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như trên cả nước đạt hiệu quả cao.

Tăng cường kết hợp các yếu tố nhằm thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối của Đảng, chủ trương của của Nhà nước về XLVPPL về BHXH tại BHXH hiện tại và tương lai

Nhằm thực hiện tốt công tác XLVPPL về BHXH tại BHXH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay thì việc đầu tiên đó là lãnh đạo BHXH cần triển khai kết hợp với các chủ trương, đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước nói chung. Đặc biệt, dưới những chủ trương, đường lối của Đảng thì tăng cường công tác triển khai tại các cuộc hội nghị về XLVPPL về BHXH trong thực tiễn. Khẳng định phải làm rõ sự cần thiết phải tăng cường XLVPPL về BHXH trong thực tế của các ngành nói riêng và các ngành nói riêng và XLVPPL về BHXH; Từ đó, trên cơ sở có chủ trương đường lối nói chung thì người có thẩm quyền thực hiện các kế hoạch nói chung phù hợp, cụ thể, thiết thực của BHXH thông qua từng giai đoạn. Phải coi việc XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH là một nội dung công tác cụ thể để thực hiện nghị quyết của cấp ủy Đảng nói chung nhằm tạo một sự chuyển biến rõ rệt, có bước đột phá về một lĩnh vực BHXH trong cả nước trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, thông qua việc XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH trên cơ sở quán triệt các nghị quyết quan trong của Đảng là bước tiến quan trọng. Việc XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH thông qua việc thực hiện nghiêm túc các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, của thành ủy, cấp ủy các cấp là một trong những yếu tố có tính quyết định, do đó không được xem nhẹ. Thực tế đã chứng minh, chúng ta rất chú trọng vấn đề này nên đã tạo được những chuyển biến tích cực, tuy nhiên so với yêu cầu vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập. Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết ở trong hoạt động về XLVPPL về BHXH phải được cụ thể hóa bằng việc quán triệt, thực hiện một cách cụ thể trong thực tế kết hợp các chỉ tiêu của các trung tâm bồi dưỡng nói chung.

Lãnh đạo, cán bộ công chức BHXH nói chung và BHXH tỉnh Quảng Ninh nói riêng đều là chủ thể tích cực của quá trình tăng cường công tác XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH

Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng ta thì công tác XLVPPL về BHXH nói chung giữ vai trò quan trọng đối với quá trình quản lý nhà nước nói chung. Trong quát trình phát triển cho đến nay thì việc xây dựng và phát triển các giải pháp về XLVPPL về BHXH thì yêu cầu việc xây dựng trong các ngành là điều kiện tiên quyết trong việc đưa các nội dung quan trọng về XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH áp dụng trong thực tiễn.

Bước đầu khắc phục được sự bất cập về XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH, trong đó vai trò của lãnh đạo, cán bộ, công chức làm công tác quản lý nói chung đều có vai trò tích cực nhằm khắc phục những thiếu sót khi tham gia hoạt động quản lý nói chung. Tại BHXH tỉnh Quảng Ninh thì tuy gặp nhiều khó khăn khách quan và chủ quan nhưng vai trò của các đối tượng này là không thể phủ nhận. Đội ngũ cán bộ quản lý từng bước đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó một phần đáng kể đã đạt trình độ trên chuẩn. Năng lực của phần lớn các cán bộ, công chức đã được nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung về XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH. Đối với các nhà quản lý cần tăng cường hơn nữa công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ (theo các chương trình, dự án) cho cán bộ quản lý các cấp những năm qua đã được quan tâm, phần nào nâng cao năng lực quản lý trong các cơ sở. Đồng thời, yêu cầu trong công tác QLNN về XLVPPL về BHXH trên thực tế .

Kết hợp XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH gắn liền với quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt hoạt động trong BHXH. Hoạt động nâng cao chất lượng các hoạt động XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH. Quá trình thực hiện cần có thể thực hiện theo hướng: gắn liền hình thức XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH với đổi mới phương pháp thực hiện nhằm khắc phục hạn chế của phương pháp thực hiện thủ công. Hoạt động XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH quy định cụ thể trách nhiệm, trong đó có trách nhiệm trong quá trình thực hiện. Đồng thời, trong quá trình áp dụng cần có sự kiểm tra, giám sát có hiệu quả từ phía các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có các chính sách cụ thể nhằm khuyến khích áp dụng các biện pháp tăng cường công tác XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH. Đồng thời

cần có các quy định trong việc tăng cường năng lực, quyền hạn của cơ quan giám sát. Đối với các cơ quan áp dụng pháp luật cần có sự thống nhất trong công tác quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Đầu từ các trang thiết bị hoàn chỉnh, đáp ứng với quá trình XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH có hiệu quả ở nước ta hiện nay.

Xây dựng và ban hành đầy đủ các quy định về XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH đảm bảo phù hợp với tình hình nước ta nói chung và tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Có sự phân định lại chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về XLVPPL về BHXH trong lĩnh vực BHXH. Góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Do vậy, tăng cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối vơi các phạm pháp luật về Bảo hiển xã hội là hết sức cần thiết, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Luật BHXH, Luật BHYT và xử phạt vi phạm bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)