Nghị sửa đổi, hoàn thiện Luật Thanh tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. nghị sửa đổi, hoàn thiện Luật Thanh tra

Một là, với nội dung điều chỉnh, tăng thẩm quyền cho cán bộ bảo hiểm xã hội thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bảo hiểm thất nghiệp: Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ quy định việc thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT,

BHTN của cơ quan BHXH. Như vậy cơ quan BHXH chỉ được thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHYT, BHTN, nội dung thanh tra còn hạn chế. Cán bộ thực hiện công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN khơng phải là thanh tra viên, khơng có quyền xử phạt. Cần quy định cụ thể tính độc lập, tự chịu trách nhiệm của cơ quan Thanh tra, xây dựng tính hệ thống, liên kết của cơ quan thanh tra cấp dưới với cơ quan thanh tra cấp trên. Cần quy định chế tài cụ thể trong việc xử lý các đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các kết luận thanh tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các kết luận thanh tra. Bên cạnh đó, cần quy định rõ về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra theo hướng: cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra sẽ giải quyết khiếu nại lần đầu nếu kết luận thanh tra có khiếu nại (kể cả trường hợp kết luận thanh tra do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ban hành); khiếu nại lần hai sẽ do cơ quan thanh tra cấp trên trực tiếp giải quyết. Tăng thời gian ban hành Kết luật thanh tra vì các Kết luận thanh tra, mặc dù Luật quy định thuộc quyền hạn của người ra quyết định thanh tra, nhưng trên thực tế vẫn phải chờ xin ý kiến của cấp trên và các đối tượng liên quan.

Hai là, chú trọng quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành. Trong đó, quy định cụ thể về bộ phận tham mưu, cán bộ, biên chế của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; xác định rõ những cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành ở cấp Trung ương, địa phương; đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra chuyên ngành phù hợp với vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và đặc điểm của mỗi Bộ, ngành. Quy định theo hướng tăng thời hạn Báo cáo kết quả thanh tra và ban hành Kết luận thanh tra cho phù hợp với thực tiễn, đặc biệt là các cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Chính phủ tiến hành.

Ba là, khắc phục hạn chế của pháp luật về thanh tra nội bộ đối của BHXH, cụ thể: nên sửa Luật thanh tra theo hướng có quy định về loại hình thanh tra nội bộ để phân biệt với thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Đồng thời để đề cao tính pháp lý của hoạt động thanh tra này, Luật cần giao Chính phủ quy định những nội dung cơ bản về nguyên tắc, nội dung, hình thức thanh tra nội bộ và tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra nội bộ. Đây sẽ là cơ pháp lý quan trọng và vững

chắc để BHXH hướng dẫn chi tiết và thực hiện thống nhất trong tồn ngành, từ đó giúp các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, đóng góp có hiệu quả vào việc hồn thành tốt nhất nhiệm vụ của Nhà trường nói riêng và tồn ngành Giáo dục nói chung.

Bốn là, cần làm rõ giá trị pháp lý của kết luận thanh tra để có cơ sở cho việc quy định quyền khiếu nại đối với kết luận thanh tra. Cần quy định rõ về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với kết luận thanh tra hành chính và kết luận thanh tra chuyên ngành.Nghiên cứu, xây dựng quy định cụ thể về hoạt động thẩm định dự thảo kết luận thanh tra (căn cứ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, giá trị pháp lý của thẩm định, việc xử lý khi thẩm định khác với dự thảo kết luận thanh tra) để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả, đảm bảo tính hợp pháp, chính xác, khách quan của kết luận thanh tra BHXH sau khi ban hành. Quy định thời hạn, thời gian ban hành kết luận thanh tra theo hướng mở hơn và tính đến các yếu tố khách quan để phù hợp với thực tiễn.

Năm là, sửa đổi quy định về công khai kết luận thanh tra theo hướng bổ sung quy định một số trường hợp đặc thù không bắt buộc công khai kết luận thanh tra bằng hình thức phải cơng bố tại cuộc họp với các thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 39 Luật Thanh tra mà chỉ cần gửi kết luận cho đối tượng thanh tra tự công bố với các thành phần liên quan và niêm yết tại trụ sở của đối tượng thanh tra (đối với một số trường hợp: một số kết luận thanh tra chuyên ngành, nội dung kết luận thanh tra rõ ràng, đơn giản; các kết luận thanh tra đối với đối tượng thanh tra ở xa nhưng đã được trao đổi dự thảo Kết luận thanh tra với đối tượng thanh tra trước khi ký ban hành kết luận thanh tra).

Sáu là, nghiên cứu đưa ra những quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thi hành về kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra như căn cứ kiểm tra, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được giao nhiệm vụ kiểm tra, nội dung kiểm tra, trình tự, thủ tục kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.Bổ sung quy định điều chỉnh nội dung kết luận thanh tra như căn cứ, thẩm quyền, hình thức ban hành. Quy định các trường hợp được thay đổi, điều chỉnh một

số nội dung hoặc biện pháp xử lý của kết luận thanh tra hoặc quyết định xử lý về thanh tra trong q trình theo dõi, đơn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra nhưng phát hiện có sai sót hoặc để phù hợp với thực tiễn và để đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức thực hiện được.

Bảy là, về hoàn thiện quy định pháp luật về thực hiện kết luận thanh tra BHXH: Quy định chi tiết thời gian, thời hạn thực hiện kết luận thanh tra, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.Hồn thiện quy định về thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra, trong đó bổ sung các biện pháp bảo đảm thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt về cho Nhà nước; quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện; trách nhiệm của cơ quan thanh tra trong theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.

Quy định chi tiết về công khai kết quả xử lý kết quả đôn đốc,kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Ban hành Nghị định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra, trong đó quy định chế tài xử lý, biện pháp cưỡng chế đối với các tổ chức, cá nhân khi hết thời hạn trong kết luận thanh tra mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu trong kết luận thanh tra nhằm nâng cao giá trị pháp lý của kết luận thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra nói riêng và cơng tác quản lý nhà nước nói chung, qua đó, hạn chế việc phải đơn đốc nhiều lần mà tổ chức, cá nhân vẫn không thực hiện

3.3.2. Bổ sung chức năng thanh tra tồn diện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo

hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện

Công tác thanh tra chuyên ngành BHXH, bảo hiểm y tế đã được BHXH Quảng Ninh triển khai rất quyết liệt trong thời gian qua, đã góp phần quan trọng bảo đảm quyền lợi của người tham gia; ngăn ngừa, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT của các đơn vị sử dụng lao động, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, hoạt động này trên thực tế cịn gặp nhiều khó khăn, đó là việc thanh tra, kiểm tra toàn diện để xử lý kịp thời hành vi vi phạm vẫn còn bất cập. Bởi lẽ, hiện tại, ngành BHXH mới chỉ được giao chức năng thanh tra chuyên ngành đóng, chưa được giao chức năng

thanh tra chi trả và hưởng chế độ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho nên tình trạng lạm dụng, trục lợi chế độ, chính sách chưa được xử lý kịp thời. Việc phối hợp thanh tra, kiểm tra về chính sách BHXH, BHYT có nơi, có lúc chưa thường xuyên; chất lượng thanh tra, kiểm tra của các đồn phối hợp liên ngành cịn hạn chế.

Đối với quá trình thanh tra xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH cần có cơ sở pháp lý để đánh giá trình độ của cơ quan, cán bộ, cơng chức, lực lượng có thẩm quyền. Có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng này. Đồng thời nghiêm khắc xử lý những trường hợp các đối tượng thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH lợi dụng quyền hạn của mình để làm lợi bất hợp pháp. Thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH theo quy định của Luật An sinh xã hội. Ngoài ra, tăng cường rà sốt, sửa đổi bổ sung, hồn thiện chính sách pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH theo hướng ổn định; kế thừa những quy định đã đi vào cuộc sống; nghiên cứu, lược bỏ những quy định không phù hợp, xa rời thực tế, hạn chế quy định mang tính thủ tục hành chính khơng cần thiết, giảm phiền hà cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo quản lý xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH chặt chẽ, hiệu quả.

Tiếp tục thực hiện nghiêm túc “Đường dây nóng” để tiếp nhận và xử lý nghiêm khắc những hành vi gây phiền hà, nhũng nhiễu của cán bộ, viên chức để qua đó nâng cao ý thức phục vụ nhân dân.

Thực hiện “Quy trình gửi thư xin lỗi” đến doanh nghiệp và người dân trong trường hợp trả kết quả trễ hạn. Hàng tháng báo cáo để BHXH tỉnh có hướng chỉ đạo phù hợp.

Trang bị hệ thống ghi âm nội dung trả lời của viên chức để giám sát thái độ khi tư vấn và liên lạc lại nếu cuộc gọi bị nhỡ; đồng thời ban hành quy định xử lý khi bị phản ánh để giám sát và nâng cao chất lượng tư vấn…

Lắp đặt máy quét vân tay quản lý thời gian làm việc của viên chức, người lao động tại Bảo hiểm xã hội tỉnh chặt chẽ, khách quan, nhằm nâng cao ý thức, nâng cao hiệu suất công việc.

lao động trên trang thơng tin điện tử. Giúp người lao động có được thơng tin kết quả đóng BHXH-BHYT-BHTN ngay trong quá trình đang làm việc, đồng thời giám sát được việc trích nộp BHXH của đơn vị sử dụng lao động.

Công khai thông tin vi phạm về BHXH trên các phương tiện thông tin đại chúng, khuyến khích người dân tham gia giám sát việc chấp hành pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm về trong lĩnh vực BHXH. Thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn, triển khai quy định về BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cơ quan quản lý các cấp và doanh nghiệp, đẩy mạnh công tác truyền thơng về BHXH với hình thức và nội dung đa dạng, phong phú để từng bước nâng cao nhận thức cho cộng đồng về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH.

Xin ý kiến các bộ ngành để thống nhất hồn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT. Phối hợp với Tổng Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Thuế, Thanh tra các bộ liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra liên ngành để công tác thanh tra doanh nghiệp không bị trùng chéo, không để doanh nghiệp phải tiếp quá nhiều đoàn thanh tra trong một năm nhằm tiết kiệm thời gian,chi phí cho doanh nghiệp theo đúng chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 19-2016/NQ-CP.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra phải tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết dứt điểm những nội dung, vấn đề nóng, thơng qua đó cập nhật những quy định mới về xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH, hướng dẫn cho các địa phương, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ, thủ tục về BHXH.

Ngoài ra, đối với công tác xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH đạt được hiệu quả và thực sự là công cụ đắc lực, không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước, bên cạnh việc hoàn thiện quy định pháp luật, tạo hành lang pháp lý cần thiết cho hoạt động thanh tra, kiểm tra chủ động, linh hoạt, cần có cơ chế sàng lọc đội ngũ cán bộ làm cơng tác kiểm tra, thanh tra có tâm, đủ tầm, trong sạch, bản lĩnh, hiểu biết pháp luật để vận dụng, xử lý tốt các tình huống cụ thể trong cơng tác kiểm sốt hoạt động xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội tại trong lĩnh vực BHXH.

3.3.3. Hồn thiện quy định về cơng tác thanh tra, nâng cao chất lượng kết luận

thanh tra và xử lý sau thanh tra

Tăng mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính về BHXHQuy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp chưa đầy đủ, dẫn đến một số hành vi vi phạm chưa thể xử lý được.

Thẩm quyền của tổ chức BHXH về một số hành vi sai phạm cũng như việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính khi đối tượng vi phạm không tự nguyện chấp hành, chưa được quy định rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật. Mặt khác, chế tài xử lý vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT chưa đủ sức răn đe, một số đơn vị sử dụng lao động còn coi thường pháp luật, vẫn cố tình nợ đọng kéo dài hoặc trục lợi chính sách BHXH, BHYT.

Xử lý vi phạm pháp luật BHXH thông qua công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật BHXH tại các đơn vị là hoạt động hiệu quả trong việc đảm bảo cho việc thực hiện các chế độ chính sách BHXH của Đảng, Nhà nước, cơ quan BHXH về an sinh xã hội, đặc biệt là lĩnh vực BHXH. Việc đưa ra các giải pháp để hoàn thiện các quy định về xử phạt vi phạm pháp luật BHXH là yêu cầu bức xúc. Kết quả của nó là đảm bảo cho tất cả các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH được tham gia BHXH và tiến tới mọi người lao động trong xã hội đều được tham gia BHXH theo hình thức bắt buộc hoặc tự nguyện, đảm bảo chính xác quá trình và thời gian tham gia BHXH của từng người lao động, làm căn cứ để giải quyết các chế độ BHXH được cơng bằng, chính xác theo ngun tắc "có đóng, có hưởng" và "đóng nhiều hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít".

* Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức

Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội là đổi mới tác phong phục vụ. Nội dung này được các lãnh đạo BHXH tỉnh Quảng Ninh quán triệt đến toàn thể cơng chức, viên chức trên tồn hệ thống. BHXH thành phố đã có những buổi tập huấn, những văn bản chỉ đạo để làm sao đảm bảo đạo đức công vụ nghề nghiệp, chuyển đổi tác phong từ hành chính sang phục vụ để hạn chế thấp nhất về vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)