Vi phạmtrong việc đăng ký mức đóng bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Vi phạmtrong việc đăng ký mức đóng bảo hiểm xã hội

Thời gian qua, việc quy định về mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH được đảm bảo thực hiện hết sức chặt chẽ, nghiêm ngặt và thống nhất trong toàn bộ lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động thuộc các thành phần kinh tế. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH 2014, Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.Theo quy định tại các văn bản nêu trên thì từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 Bộ luật lao động 2012, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hơn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hồn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác.Đối chiếu với quy định nêu trên thì tiền thưởng của người lao động làm việc tại doanh nghiệp (bao gồm tiền thưởng lương tháng thứ 13 và tiền thưởng theo đánh giá kết quả công việc hàng năm) không làm căn cứ để tính đóng BHXH.

Cụ thể:

Đối với khu vực Nhà nước:Chính phủ ban hành Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004, quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, với các bảng lương, thang lương rất cụ thể và chi tiết để áp dụng. Mỗi bảng lương có các ngạch bậc và điều kiện để được xếp vào chức danh tương ứng; có thời gian giữ bậc, nâng lương... cụ thể tương ứng. Các bậc lương được quy thành hệ số một cách thống nhất để dùng ra quyết định hoặc ký hợp đồng lao động. Mức tiền lương và phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH được tính

bằng hệ số đó (bao gồm các khoản phụ cấp nếu có) nhân với mức tiền lương cơ sở do Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Theo đó, mức tiền lương, tiền cơng, các khoản phụ cấp làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc của những lao động này được quy định rất rõ ràng theo bảng lương mà Nhà nước xây dựng theo từng thời kỳ với những đặc điểm kinh tế, xã hội đặc trưng. Bởi vậy, vi phạm về khơng đóng BHXH đúng mức quy định hầu như khơng xảy ra, nếu có chỉ xảy ra đối với đối tượng người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng.

Đối với khu vực ngoài Nhà nước: Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013, quy định chi tiết thi hành một số điều của bộ luật lao động về tiền lương lương làm căn cứ đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động là tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp (nếu có) được thỏa thuận ghi trên hợp đồng lao động của người lao động.

Mặt khác, tiền lương, tiền công và phụ cấp thực hiện theo thang lương, bảng lương do doanh nghiệp tự xây dựng theo từng thời kỳ, thực hiện mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo từng thời kỳ do Chính phủ quy định.

Có một thực tế là, hiện nay các doanh nghiệp này, nhất là những doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp thường chậm tuân thủ, hoặc tuân thủ rất hạn chế quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, do đó cơ quan BHXH cũng như các cơ quan pháp luật khi thực hiện việc kiểm tra thường gặp rất nhiều khó khăn vì khơng có hợp đồng lao động, sử dụng nhiều hợp đồng để đối phó cơ quan nhà nước. Mặt khác, do doanh nghiệp được sử dụng mức tiền lương hợp đồng làm căn cứ trích nộp BHXH, mà khơng có gì ràng buộc, ngoại trừ quy định về mức tiền lương tối thiểu vùng, dẫn đến nếu doanh nghiệp buộc phải ký hợp đồng lao động thì cũng chỉký với mức lương rất thấp so với thực tế trả người lao động để giảm nghĩa vụ trích nộp BHXH theo quy định. Một thực tế đặt ra đó là các doanh nghiệp ngồi quốc doanh, các doanh nghiệp tư nhân bóc lột cạn kiệt sức lao động của người lao động nhưng chỉ trả cho họ đồng lương ít ỏi chủ yếu là hợp đồng do họ thỏa thuận chỉ nghĩ đến lợi nhuận của công ty chứ khơng hề quan tâm đến quyền và lợi ích của người lao động.

Qua khảo sát tình hình tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác đang áp dụng trả lương và tính đóng BHXH tại một số đơn vị thuộc Tập đồn than và Khống sản Việt Nam

Từ 01/2016, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã xây dựng thang lương, bảng lương làm cơ sở thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động, xây dựng đơn giá tiền lương; thực hiện chế độ nâng ngạch, nâng bậc lương; đóng và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN, kinh phí cơng đồn... thực hiện thống nhất đối với các đơn vị trực thuộc (818/QĐ-TKV ngày 25/4/2016, Quyết định số 05/QĐ-TKV ngày 07/01/2017, Quyết định số 266/QĐ-TKV ngày 13/02/2018). Hệ thống thang lương, bảng lương của TKV được thiết kế theo cận “min” do Nhà nước quy định, tức là mức lương thấp nhất ghi trong hợp đồng lao động được tính bằng mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm.

Qua thanh tra, kiểm tra một số đơn vị thuộc Tập đồn Than và Khống sản Việt Nam thì các đơn vị đã thực hiện ký kết hợp đồng với người lao động theo đúng tiền lương, phụ cấp lương theo thang lương, bảng lương do Tập đoàn đã xây dựng. Tuy nhiên qua kiểm tra bảng thanh tốn tiền lương thực trả cho người lao động thì các đơn vị không sử dụng thang lương, bảng lương của Tập đoàn để trả lương mà đơn vị trả lương cho người lao động trên cơ sở chức danh, năng suất lao động (sản phẩm), mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo Quy chế quản lý lao động, tiền lương của từng đơn vị xây dựng (độc lập với hệ thống thang lương, bảng lương của Tập đoàn).

Tiền lương thực lĩnh (lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác) của người lao động bao gồm:

* Lương:

+ Lương theo sản phẩm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chức danh + Lương khuyến khích an tồn + Lương K3 + Trực: + Lương học + họp + quân sự: + Lương lễ, phép: * Các khoản phụ cấp: + Phụ cấp tự vệ + PCCC: + Phụ cấp phụ nữ: + Phụ cấp cơng đồn + Phụ cấp đoàn thanh niên + Phụ cấp an toàn vệ sinh viên

* Các khoản bổ sung khác:

+ Tiền ăn ca: + Tiền độc hại: + Tiền thưởng:

- Tiền lương thực tế đơn vị trả cho người lao động cao hơn nhiều so với tiền lương đóng BHXH, đặc biệt là các chức danh lãnh đạo cơng ty (Giám đốc, Phó Giám đốc, Trưởng phịng...), Quản đốc, Phó Quản đốc, Tổ trưởng tổ sản xuất.

Quỹ lương thực tế trả cho người lao động tại thời điểm tháng 12/2017 và tháng 12/2018 cao hơn 2 lần đối với các đơn vị khai thác than hầm lị (Cơng ty than Quang Hanh); cao hơn 1,5 lần đối với các đơn vị khai thác mỏ lộ thiên (Công ty CP than Hà Tu, Công ty CP than Cao Sơn) so với quỹ lương tham gia BHXH. Cụ thể:

Bảng 2.2 So sánh quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 03 đơn vị trong năm 2017 và năm 2018 với quỹ lương thực tế đơn vị trả cho

người lao động

Đơn vị: tỉ đồng

TT Nội dung Năm

2017

Năm 2018 I Công ty CP than Hà Tu – Vinacomin

1 Tổng quỹ lương đóng BHXH 125 156

2 Tổng số tiền phải đóng theo quỹ lương đóng BHXH 40 8

3

Tổng quỹ lương theo thu nhập thực tế (gồm: lương sản phẩm, phụ cấp lương, thưởng và các khoản bổ sung khác …)

192 241

4 Chênh lệch quỹ lương thực tế với quỹ lương đóng

BHXH 1,54 1,55

II Công ty than Quang Hanh – TKV

1 Tổng quỹ lương đóng BHXH 198 210

3

Tổng thu nhập thực tế (gồm: lương sản phẩm, phụ

cấp lương, thưởng và các khoản bổ sung khác …) 486 510

4 Chênh lệch quỹ lương thực tế với quỹ lương đóng

BHXH 2,44 2,45

III Công ty CP than Cao Sơn – Vinacomin

1 Tổng quỹ lương đóng BHXH 161 154

2 Tổng số tiền phải đóng theo quỹ lương đóng BHXH 52 63

3 Tổng quỹ lương theo thu nhập thực tế (gồm: lương

sản phẩm, phụ cấp lương…) 194 231

4 Chênh lệch quỹ lương thực tế và quỹ lương đóng

đóng BHXH 1,2 1,5

Nguồn: quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 03 đơn vị trong năm 2017 và năm 2018 của công ty Than Hà Tu; Công ty Quang Hanh –TKV; Công ty CP Cao

Bảng 2.3: So sánh về mức đóng BHXH bình qn và mức thu nhập bình qn (tính trên 1 lao động) Đơn vị: nghìn đồng Nội dung Thấp nhất Cao nhất Bình qn Mức đóng Tiền lương Mức đóng Tiền lương Mức đóng Tiền lương Năm 2017 (Tháng 12/2017) Hà Tu 3.730 3.666 8.605 27.700 5.107 7.325 Cao Sơn 3.555 3.501 9.032 19.503 4.830 6.015 Quang Hanh 3.851 4.121 9.032 31.806 4.982 11.392 Năm 2018 (Tháng 12/2018) Hà Tu 3.966 4.863 9.149 22.800 5.351 7.911 Cao Sơn 3.675 4.302 9.604 25.777 5.102 8.635 Quang Hanh 3.851 4.100. 9.604 33.982 5.076 12.283

Nguồn: quỹ lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN của 03 đơn vị trong năm 2017 và năm 2018 của công ty Than Hà Tu; Công ty Quang Hanh –TKV; Công ty CP Cao

Sơn - Vinacomin

Như vậy, có thể nói việc quy định về tiền lương làm căn cứ đóngBHXH từ01/01/2018 trở đi là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác tuy nhiên đã bộc lộ một số điểm bất hợp lý sau:

Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thấp hơn nhiều so với tiền lương thực tế trong các đơn vị trả cho người lao động. Vì cơ sở trích nộp BHXH là mức lương ghi trong hợp đồng lao động và các khoản phụ cấp của từng người lao động, khơng có điểm nào chung với thu nhập, dẫn đến tình trạng chủ doanh nghiệp xây dựng mức lương cao hơn tiền lương vùng theo quy định đồng thời xây dựng các khoản phụ cấp khơng phải đóng BHXH trả người lao động để trốn đống BHXH.

Hiện nay, các hành vi vi phạm pháp luật BHXH tại các đơn vị trong việc đăng ký mức tiền lương,tiền cơng làm căn cứ trích nộp BHXH hàng tháng của các đơn vị sử dụng lao động ngày càng phức tạp. Trong khi đó cơ quan BHXH chỉ có thể thanh tra, kiểm tra được bảng lương thực tế tại đơn vị theo Bảng lương hợp thức hóa chứng

từ và chứng từ hợp pháp tại đơn vị. Bên cạnh đó, hầu hết các đơn vị đều lách luật bằng cách chia nhỏ lương thành các khoản phụ cấp khác nhau như: tiền thưởng sáng kiến, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp đi lại, phụ cấp điện thoại, hỗ trợ ni con nhỏ… để trốn đóng các khoản phụ cấp phải trích nộp cho quỹ BHXH như: phụ cấp thâm niên, phụ cấp tay nghề, phụ cấp lưu động..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)