Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Các hình thức xử lý vi phạmpháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh

2.2.2. Biện pháp xử phạt vi phạm hành chính

Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là chức năng, nhiệm vụ mới của cơ quan Bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 7 và Điều 13 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, được hướng dẫn thực hiện tại Nghị định số 21/2016/NĐ-CP ngày 31/3/2016 của Chính phủ. Hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp chính thức được ngành Bảo hiểm xã hội triển khai thực hiện kể từ tháng 6/2016.

Thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội là nghiệp vụ rất quan trọng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, là một nhân tố quan trọng đảm bảo thực thi chính sách, pháp luật. Thơng qua hoạt động thanh tra chuyên ngành để phát hiện những sơ hở trong công tác quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục, góp phần hồn thiện cơ chế chính sách về an sinh xã hội.Những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp thường phát hiện trong q trình thanh tra, buộc phải xử phạt đó là: Người sử dụng lao động khơng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Người sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; đóng khơng đúng mức quy định; đóng khơng đủ số người thuộc diện tham gia.

Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động ít chú ý đến như: Khơng lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không cung cấp tài liệu, thông tin về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (như Đoàn thanh tra); sử dụng Quỹ bảo hiểm xã hội sai mục đích, tức là cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thu tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động nhưng không nộp vào Quỹ bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp mà sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh, sử dụng vào mục đích khác...

Từ năm 2016-2018, BHXH tỉnh Quảng Ninh đã tiến hành thanh tra, kiểm tra và thu hồi số tiền BHXH, BHYT cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Số liệu tổng hợp các đơn vị vi phạm và số tiền thu hồicác năm từ 2016 -

2018

Đơn vị: Triệu đồng

TT Nội dung 2016 2017 2018

1 Số tiền đã truy thu tiền

BHXH, BHYT, BHTN 64 2.204 4.418

2 Số tiền đã thu hồi chi sai

chế độ ngắn hạn 10 327 40

3 Tổng số tiền đã thoái thu 0 152 264

Nguồn: Báo cáo công tác Thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo các năm của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018

Biểu đồ 2.3. Số liệu tổng hợp các đơn vị vi phạm và số tiền thu hồicác năm từ

2016 – 2018

Nguồn: Báo cáo công tác Thanh tra kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo các năm của BHXH tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000 2016 2017 2018

Số tiền đã truy thu tiền BHXH, BHYT, BHTN Số tiền đã thu hồi chi sai chế độ ngắn hạn

Về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp: Đối với cơ quan Bảo hiểm xã hội, Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh là người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm đã phát hiện trong q trình thanh tra chun ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh có thể ủy quyền cho Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh để xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, người được ủy quyền phải là thanh tra viên và người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.

Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh (hoặc người được ủy quyền) tối đa là 37.500.000 đồng đối với cá nhân và 75.000.000 đồng đối với tổ chức (cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp...).

Thực tế ở BHXH tỉnh Quảng Ninh trong thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, nhiều doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp với số tiền rất lớn, việc xử phạt vi phạm hành chính vượt ngồi thẩm quyền của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, do đó, cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, nhiệm vụ chính là uốn nắn, hướng dẫn nghiệp vụ, tư vấn pháp luật để các đơn vị sử dụng lao động và người lao động thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động, cho doanh nghiệp, đảm bảo công bằng trong sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo kỷ cương của nền hành chính nhà nước, là cơ sở để khởi tố nếu đơn vị vi phạm vẫn không chấp hành.

Số liệu thống kê việc xử phạt vi phạm hành chính qua các năm cụ thể như sau:

Bảng 2.6: Tổng hợp số đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực BHXH từ năm 2016-2018 Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung 2016 2017 2018 1 Tổng số đơn vị bị xử phạt Vi phạm hành chính 0 1 26 2 Tổng số tiền phạt vi phạm (tỉ đồng) 0 0,15 1,226

(Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra các năm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018)

Biểu đồ 2.4. Tổng hợp số đơn vị bị xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực BHXH từ năm 2016-2018

Nguồn: Báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra các năm của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2016-2018

Để tránh bị xử phạt trong vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phải thường xuyên tự kiểm tra, tăng cường sự giám sát của tổ chức Cơng đồn... Trong trường hợp có xảy ra vi phạm hành chính về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, các đơn vị cần khắc phục

0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2016 2017 2018

trước hoặc trong q trình thanh tra chun ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp để không phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Trường hợp sai phạm do hành vi làm giả hồ sơ để hưởng chế độ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phạt từ 1triều đồng đến 5 triệu đồng, các biện pháp khắc phục hậu quả và hoàn trả toàn bộ số tiền đã hưởng sai chế độ. Việc hoàn trả lại số tiền đã hưởng sai sau khi có quyết định của BHXH tỉnh Quảng Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)