Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Tồn tại, khó khăn và đề xuất các giải pháp năng cao hiệu quả hoạt động
3.4.1. Kết quảđạt được và những tồn tại
* Những mặt đạt được
- Việc cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai tại VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông đã đạt được hiệu quả nhất định, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất đến thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
- Năng lực chuyên môn, tính chuyên nghiệp trong giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, đặc biệt trong việc sử dụng các phần mềm chuyên môn, trong việc nắm bắt và vận dụng các quy định pháp luật, quy trình, quy phạm chuyên ngành được thường xuyên...
Ý kiến của người sử dụng đất đã có ít nhất một lần đến giao dịch tạiCN VPĐKĐĐ thành phố đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình VPĐKĐĐ một cấp. Đa số người dân đến làm thủ tục hành chính đều cảm thấy được lợi ích, sự thuận tiện và những cải thiện rõ ràng mà mô hình “Một cửa” mang lại.
* Tồn tại, khó khăn
- Còn có sự chồng chéo giữa các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai và các quy định của các lĩnh vực khác. Bên cạnh đó, các văn bản quy định thường xuyên thay đổi đã tạo ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý, điều hành và thực hiện các nhiệm vụ.
- Theo quy định hiện hiện nay, VPĐKĐĐ sẽ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “Một cửa”. Do tính chất công việc phức tạp, yêu cầu về thời gian và thủ tục rút ngắn dẫn đén tình trạng quá tải công việc so với số lượng biên chế của các chi nhánh VPĐKĐĐ trong đó có VPĐKĐĐ chi nhánh quận Hà Đông.
- Hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai còn chưa đầy đủ, có độ chính xác chưa cao và chưa được chuẩn hóa theo đúng quy định. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn còn hạn chế. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin hoặc các thông tin biến động đất đai chưa được theo dõi, cập nhật thường xuyên nên cũng ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin.
3.4.2. Đề xuất một số giải pháp
3.4.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật
- Hoàn thiện các chính sách pháp luật, rà soát sự chồng chéo giữa các văn bản tạo thuận lợi cho việc thực hiện các văn bản đó. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản cần có sự ổn định, ít thay đổi cho người quản lý và người dân dễ dàng tiếp cận và thực hiện nhiệm vụ.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động của mô hình VPĐKĐĐ một cấp. Chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và Nhà nước cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất.
Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập và quản lý HSĐC tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKĐĐ.
Chính sách pháp luật ban hành để thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai phải ngắn gọn, dễ hiểu và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống, có hướng mở để các địa phương vận dụng.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động của tổ chức này để tìm ra những tồn tại, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, để đưa ra giải pháp khắc phục. Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong quản lý nhà nước về đất đai, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả và không chồng chéo.
- Phân cấp việc quy định trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và gắn với trách nhiệm giải quyết của từng sao cho phù hợp với chủ trương, yêu cầu cải cách thủ tục hành chính và điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn.
- Rà soát, sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo hướng vừa bảo đảm quyền quản lý thống nhất, vừa phát huy quyền chủ động.
- Tăng cường giám sát đội ngũ cán bộ, công chức viên chức thực thi nhiệm vụ trong quản lý đất đai; xử lý nghiêm các trường hợp nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp.
3.4.2.2. Giải pháp về tổ chức
- Hoàn thiện mô hình tổ chức của VPĐKĐĐ một cấp, trong đó phải ban hành "Quy chế phối hợp" quy định rõ vai trò, trách nhiệm của VPĐKĐĐ và các đơn vị liên quan, mối quan hệ phối hợp giữa các đơn vị, quy trình làm việc cụ thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của VPĐKĐĐ với các đơn vị liên quan.
- Hoàn thiện quy chế làm việc của VPĐKĐĐ, trong đó phải quy định rõ trình tự thủ tục công việc, phân công trách nhiệm của từng bộ phận và từng chức danh công chức, viên chức làm việc tại VPĐKĐĐ theo phương châm 4R “ Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm”.
- Xây dựng tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức ứng với mỗi vị trí việc làm, tạo điều kiện thuận lợi để công chức, viên chức phấn đấu rèn luyện
nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, phát huy thế mạnh và tinh thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu. thần phục vụ; đồng thời là căn cứ để tuyển dụng nhân sự khi có nhu cầu.
- Hoàn thiện về cơ chế tài chính cho hoạt động của VPĐKĐĐ một cấp. Văn phòng đăng ký thu và giữ lại toàn bộ các khoản phí, lệ phí liên quan đến thủ tục hành chính về đất đai. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp phí, lệ phí tại UBND cấp xã, thị trấn (do quy định thủ tục nộp hồ sơ và nhận kết quả tại xã, thị trấn) thì nguồn thu này sẽ được trích một phần (10-20%) để lại cho UBND cấp xã, thị trấn; phần còn lại nộp cho VPĐKĐĐ để sử dụng cho hoạt động của VPĐKĐĐ.
- Cơ chế và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước đối với các ngành có liên quan như xây dựng, thuế, kho bạc nhà nước, văn phòng công chứng chứng thực, ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác phải đồng bộ và có thông báo thường xuyên góp ý đảm bảo giảm bớt các quy trình thủ tục hành chính, thời gian đi lại của công dân. Nên đưa vào một mối khi thực hiện công tác đăng ký hồ sơ.
3.4.2.3. Giải pháp về nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong bộ máy tổ chức VPĐKĐĐ là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động và nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động:
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm việc tại VPĐKĐĐ. Hiện tại, một số công chức, viên chức còn một số mặt hạn chế về trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ, kỹ thuật, phương pháp làm việc và tinh thần trách nhiệm còn thiếu thực tế. Vì vậy, giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức VPĐKĐĐ là rất quan trọng. Mục tiêu của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đạt được là tạo ra một đội ngũ cán bộ có kiến thức cao về chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có khả năng chủ động giải quyết công việc được giao, năng động trong xử lý tình huống.
Đồng thời đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên thực hiện công tác tổng kết, đánh giá, phân loại, đề xuất ý tưởng mới.
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; việc đào tạo nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã, thị trấn có ý nghĩa rất rất quan trọng bởi các quan hệ đất đai đều được xác lập từ cơ sở, mọi biến động đều phát sinh trên những thửa đất cụ thể và con người cụ thể chính vì vậy cần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ địa chính xã (thị trấn).
3.4.2.4. Giải pháp về nghiệp vụ
- Lựa chọn đúng những người vững về chuyên môn, nghiệp vụ để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu của người dân đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng; bố trí công việc phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho công chức, viên chức phát huy tốt nhất khả năng của mình.
- Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, QSHNO và TSKGLVĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của VPĐKĐĐ. Muốn vậy, chính sách ban hành để thực hiện mục tiêu này phải ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ và có tính kế thừa những chính sách đã đi vào cuộc sống. Đồng thời tổ chức những lớp tập huấn kết hợp cả địa chính các xã, thị trấn và cán bộ văn phòng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và trình độ tin học.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ