3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánhVPĐKĐĐ Hà Nội quận Hà
Cước, mộ Quận Chúa, phường Văn Quán, các dự án khác và một số dự án đã cưỡng chế thu hồi đất nay xin nhận tiền BTHT. Đồng thời, bàn giao ngay mặt bằng đối với diện tích đã GPMB cho các chủ đầu tư thực hiện dự án.
3.2. Đánh giá kết quả hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội quận Hà Đông Hà Đông
3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông
Năm 2020, tổng số cán bộ nhân viên tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông là 18 người. Trong đó có 08 viên chức (01 Giám đốc; 02 phó Giám đốc, 05 nhân viên); Cán bộ hợp đồng có 10 người được hình thành 03 bộ phận, gồm:
-Lãnh đạo : 3 người
-Bộ phận hành chính : 5 người -Bộ phận chuyên môn : 9 người -Bộ phận theo dõi quản lý thu chi tài chính: 2 người
thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức của Văn phòng Đăng ký đất đai
Để từng bước cải cách thủ tục hành chính trong bộ phận VPĐKĐĐ theo trình tự quy định của pháp luật nhanh gọn, đúng thời gian, tạo thuận lợi nhất cho tổ chức, công dân liên hệ tại chi nhánhVPĐKĐĐ, Giám đốc chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội quận Hà Đông phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận chuyên môn như sau:
- Bộ phận Hành chính - Bộ phận chuyên môn
- Bộ phận theo dõi quản lý thu chi tài chính
Các cán bộ, viên chức trong chi nhánh được phân công nhiệm vụ, xây dựng lịch làm việc cụ thể từng ngày ghi trên lịch công tác tuần, nêu cao vai trò trách nhiệm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải chịu trách nhiệm cá nhân về những vi phạm trong lĩnh vực thực hiện.
Như vậy, với đội ngũ cán bộ tại Văn phòng về cơ bản đã đáp ứng được với yêu cầu, nhiệm vụ đã được giao.
Giám đốc VPĐKĐĐ HN chi nhánh quận Hà Đông Phó Giám đốc Phó Giám đốc Bộ phận Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận Bộ phận Hành chính tổng hợp Bộ phận Lưu trữ hồ sơ
3.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật
Điều kiện cơ sở hạ tầng kĩ thuật được trình bày tại bảng 3.2 với diện tích phòng làm việc của Chi nhánh là 150m2; cá trang thiết bị khác như kho lưu trữ, hệ thống máy tính, máy in, máy scan...được trang bị khá đầy đủ, đáp ứng yêu cẩu công việc hiện nay của Chi nhánh.
Bảng 3.2. Bảng điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật
STT Cơ sở vật chất Đơn vị tính Số lượng
1 Số phòng làm việc Phòng 03
Diện tích phòng làm việc: M2 150
2 Số kho lưu trữ: Kho 01
Diện tích kho lưu trữ M2 70
3 Số máy vi tính: Bộ 34
4 Số máy in A3+A4: Máy 22
5 Số máy Photocopy A3, A4 Máy 02
6 Số máy Scan: Máy 03
7 Hệ thống máy chủ cơ sở dữ liệu
địa chính Máy 01
(Nguồn: VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông)
Nhìn chung điều kiện cơ sở vật chất của Chi nhánh văn phòng đủ để thực hiện các hoạt động chuyên môn, đặc biệt là hệ thống mạng máy tính, máy in, máy Scan…đáp ứng đủ yêu cầu làm việc của viên chức và người lao động.
3.2.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông
Ngày 31/03/2015 UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1358/QĐ/UBND về việc thành lập Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tổ chức lại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất Hà Nội trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc UBND các quận, huyện, thị xã, Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
2. Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận).
3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
5. Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
7. Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận.
8. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
9. Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật.
12. Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
quận Hà Đông giaiđoạn 2018–2020
3.2.4.1. Công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Thực hiện Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai và Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai, cụ thể để xử lý các tồn tại vướng mắc trong việc cấp GCN do lịch sử để lại, bao gồm: tiêu chí để xác định sử dụng đất ổn định; xử lý đối với các trường hợp lấn chiếm, vi phạm quy hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất trái thẩm quyền; chênh lệch diện tích ghi trên giấy tờ với thực tế đang sử dụng. Qua thực tế thu thập thông tin, số liệu tại VPĐKĐ Hà Nội Chi nhánh quận Hà Đông về các hồ sơ xin cấp GCN, ngoài những trường hợp có giấy tờ hợp lệ, chủ cũ đã được cấp Giấy chứng nhận và đã có hợp đồng mua bán thì còn xuất hiện các trường hợp khác như sau:
- Trường hợp không có giấy tờ sống ổn định trước năm 1993: đa số những hộ dân trong khu vực này đều được UBND xác nhận là sử dụng ở ổn định, không tranh chấp từ trước những năm 1980 và từ năm 1980 đến 15/10/1993 .
- Trường hợp không có giấy tờ sống ổn định từ 15/10/1993 – 01/7/2004: Giấy tờ mua bán nhà viết tay; Giấy ủy quyền; Giấy nhượng quyền SDĐ viết tay,... Tất cả các trường hợp mua bán trên đều diễn ra trước ngày 1/7/2004.
- Những trường hợp được thừa kế: Giấy chứng nhận được cấp cho những trường hợp nhận quyền thừa kế của người sử dụng đất có các giấy tờ hợp lệ như Giấy chứng nhận cấp từ năm 1955.
Kết quả cấp Giấy chứng nhận QSDĐ quận Hà Đông giai đoạn 2018 - 2020 thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ quận Hà Đông giai đoạn 2018 – 2020
Năm
Tổng hồ sơ kê khai xin cấp GCN
Hồ sơ được cấp GCNQSDĐ
Hồ sơ chưa được cấp GCNQSDĐ Hồ sơ Tỷ lệ (%) Hồ sơ Tỷ lệ (%) 2018 3155 2823 89,48 332 10,52 2019 3266 3239 99,17 27 0,83 2020 3372 3367 99,85 5 0,15 Tổng 9793 9429 96,28 364 3,72
(Nguồn: VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh Hà Đông)
Số liệu tại bảng 3.3 cho thấy: Trong giai đoạn 2018 – 2020 đã cấp được 9.429 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt 96,28% số hồ sơ xin cấp. Trong đó, năm 2020 số hồ sơ xin cấp là nhiều nhất với 3.372 hồ sơ và đã cấp được 3.367 giấy chứng nhận đạt 99,85%. Trong giai đoạn này vẫn còn 3,72% số hồ sơ chưa được cập giấy chứng nhận với lý do chủ yếu là do một số vấn đề về đất trái thẩm quyền, lấn chiếm trái phép…Tuy nhiên, cần có các bieenh pháp, giải pháp để giải quyết dứt điểm số hồ sơ tồn đọng này, tranh việc người dân đi lại khiếu kiện nhiều ngày và vượt cấp.
3.2.4.2. Công tác cấp đổi, cấp lại GCN quyền sử dụng đất
Công tác cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội Chi nhánh quận Hà Đông giai đoạn 2018-2020 được thực hiện khá tốt với tổng số hồ sơ kê khai là 1894 hồ sơ, trong đó đã giải quyết được 1.771 hồ sơ đạt 93,51%. Phần lớn hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận là do các hộ dân có nhu cầu cấp đổi từ mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ sang mẫu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 1/7/2014 của Chính phủ; do người dân đăng ký giao dịch bảo đảm nhiều lần nên xin cấp đổi sang GCN mới, do Giấy chứng nhận
rách nát, mất Giấy chứng nhận; cấp bổ sung quyền sở hữu nhà ở….Số hồ sơ chưa được giải quyết trong giai đoạn này là 123 hồ sơ chiếm 6,49% tổng số hồ sơ xin cấp. Nguyên nhân chính là do GCN cũ cấp sai thẩm quyền, lấn chiếm hành lang giao thông hoặc đang có tranh chấp
Kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận giai đoạn 2018 - 2020 thể hiện qua bảng 3.4:
Bảng 3.4. Kết quả thực hiện công tác cấp đổi, cấp lại GCN của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận Hà Đông
Năm
Tổng hồ sơ kê
khai
Hồ sơ được xét duyệt Hồ sơ chưa được xét duyệt Hồ sơ Tỷ lệ % Hồ sơ Tỷ lệ % 2018 533 492 92.31 41 7.69 Cấp đổi 492 459 93.29 33 6.71 Cấp lại 41 33 80.49 8 19.51 2019 585 573 97.95 12 2.05 Cấp đổi 544 535 98.35 9 1.65 Cấp lại 41 38 92.68 3 7.32 2020 776 706 90.98 70 9.02 Cấp đổi 728 665 91.35 63 8.65 Cấp lại 48 41 85.42 7 14.58 Tổng 1.894 1.771 93.51 123 6.49
(Nguồn: VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh Hà Đông) 3.2.4.3. Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Tổng số hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trọng giai đoạn 2018-2020 cho hoạt động này là 53.008 hồ sơ, trong đó, năm 2018 có 16.384 hồ sơ, năm 2019 là 17.408 hồ sơ và năm 2020 là 19.216 hồ sơ. Các hoạt động chính của công tác đăng ký biến động tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các thủ tục
như: chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, đăng ký giao dịch đảm bảo, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất và đăng ký tăng giảm diện tích. Kết quả thể hiện tại bảng 3.5:
* Hoạt động thế chấp, xóa thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất VPĐK đất đai có trách nhiệm thực hiện đăng ký thế chấp, xóa thế chấp, đăng ký bảo lãnh vào hồ sơ địa chính và chỉnh lý giấy chứng nhận nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ. Trong giai đoạn 2018 – 2020 đã có 10.674 hồ sơ xóa thế chấp, 175 hồ sơ xóa nợ và 14.305 hồ sơ đăng ký giao dịch đảm bản quyền sử dụng đất. Song song với thực hiện các thủ tục đăng ký biến động là công tác chỉnh lý biến động đất đai. Tuy nhiên, công tác chỉnh lý biến động đất đai trên địa bàn chưa được c, hưa thường xuyên đồng bộ và đầy đủ ở 3 cấp. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nhân lực nên cán bộ địa chính và cán bộ VPĐK còn phải kiêm nhiệm nhiều công tác khác dẫn đến chưa hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản pháp lý, quy định HSĐC thay đổi nhiều, quy trình cập nhật chỉnh lý biến động trên HSĐC phức tạp, trùng lặp do cả hai cấp đều phải thực hiện cập nhật, chỉnh lý hồ sơ lưu ở cấp mình.
* Hoạt động đăng ký chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế
Trong giai đoạn 2028 – 2020 có 23.902 hồ sơ tiếp nhận và được giải quyết. Sau khi cán bộ thẩm tra hồ sơ, VPĐK chi nhánh tiến hành thẩm tra và thiện hồ sơ trình lãnh đạo VPĐK ký duyệt phiếu chuyển thông tin địa chính đến Chi cục thuế quận Hà Đông. Sau khi nhận được thông báo đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính từ Chi cục thuế quận Hà Đông thì VPĐK cấp Giấy chứng nhận mới sau đó trình lãnh đạo VPĐK đất đai thành phố Hà Nội ký duyệt Giấy chứng nhận.
Bảng 3.5. Kết quả đăng ký biến động của quận Hà Đông giai đoạn 2018-2020
TT
Thủ tục hành chính
Số nhận và giải quyết trong năm (hồ sơ)
2018 2019 2020 Tổng
cộng
1 Đăng ký GDBĐ 4.300 4.762 5.243 14.305
2 Xóa GDBĐ 3.216 3.561 3.897 10.674 3 Thay đổi diện tích 483 523 577 1.583 4 Tách hợp thửa đất 714 788 867 2.369
5 Xóa nợ 53 53 69 175
6 Chuyển nhượng, tặng
cho, thừa kế QSD đất 7618 7721 8563 23.902
Tổng 16.384 17.408 19.216 53.008
(Nguồn: VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh Hà Đông)
Ngoài ra, còn nhiều trường hợp đã mua bán chuyển nhượng hoặc tặng cho thừa kế với nhau nhưng chỉ là giấy tờ viết tay không có hồ sơ , không qua UBND phường xác nhận nên không có hồ sơ chuyển về VPĐK đất đai nên tồn tại nhiều trường hợp đã biến động nhưng chưa chỉnh lý vào bản đồ và hồ sơ địa chính
3.2.4.4. Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính
* Công tác lập hồ sơ địa chính
Công tác lập hồ sơ địa chính trên địa bàn quận đã đươc thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Hồ sơ địa chính tại Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh quận Hà Đông bao gồm: Bản đồ địa chính dạng số, dạng giấy, sổ mục kê đất đai dạng giấy, sổ địa chính dạng số, dạng giấy, hồ sơ đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ gia đình và các tài liệu khác.
Hồ sơ địa chính đã được lập theo đơn vị hành chính phường, theo đúng trình tự, thủ tục của Bộ TN&MT quy định, hồ sơ địa chính dạng số, trên giấy. Việc thực hiện đảm bảo tính thống nhất nội dung thông tin thửa đất với GCN quyền sử dụng đất. Số lượng về sổ mục kê, số địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận, sổ đăng kí biến động, bản đồ giải thửa dạng giấy đã đảm bảo về số lượng trên tất cả các phường, xã.
Hồ sơ địa chính dạng giấy được Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai lưu trữ bảo quản đầy đủ qua các thời kì, đây là nguồn tài liệu tham khảo chính của Chi nhánh Văn phòng khi làm thủ tục đăng ký đất đai cho người sử dụng đất.
Bảng 3.6. Kết quả lập hồ sơ địa chính của quận Hà Đông
Đơn vị: quyển
Đơn vị hành chính
Hồ sơ lập và quản lý tại quận và phường/xã (quyển) Sổ mục kê Sổ địa chính Sổ cấp giấy
chứng nhận Sổ đăng ký