3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.4.3. Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội gồm Ban Lãnh đạo Văn phòng, 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 28 Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ tại các quận, huyện, thị xã với tổng số cán bộ công chức, viên chức, LĐHĐ là 609 người (tổng số cán bộ, công chức, viên chức: 280 người; 11 lao động hợp đồng theo NĐ 68/CP và 318 lao động hợp đồng).
1.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra và những vấn đề bất cập, nổi cộm
- Thực hiện Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố tại Thông báo kết luận giao ban số 888/T-UBND ngày 01/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội, trong đó có nêu Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ lưu ý về trình tự thủ tục, thời gian giải quyết TTHC, đặc biệt lưu ý đến tư thế, tác phong của cán bộ, công chức, viên chức một số đơn vị, phòng bàn, bộ phậm, rút kinh nghiệm trong việc giải quyết TTHC tại Chi nhánh VPĐKĐĐ Hà Nội khu vực Ba Đình - Hoàn Kiếm - Đống Đa.
- Ngày 15/8/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng có văn bản số 6667/STNMT-VP về việc tổ chức rút kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục những tồn tại do Đoàn kiểm tra góp ý tại cuộc kiểm tra ngày 19/6/2017 tại Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội khu vực Ba Đình - Hoàn Kiếm - Đống
Đa. Đồng thời Chi nhánh cũng thực hiện rà soát, điều chỉnh ngay các nội dung theo chỉ đạo của đồng chí Chủ tịch UBND thành phố;
- Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội về việc tổ chức kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với 01 đồng chí Phó Giám đốc Chi nhánh VPĐK đất đai Hà Nội- Chi nhánh quận Tây Hồ theo nội dung thông báo số 2556/TB-TTr ngày 04/12/2017 của Thanh tra Sở TNMT Hà Nội.
Ngày 16/12/2017, Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội đã có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra Sở về kết quả thực hiện tổ chức rút kiểm điểm trách nhiệm đối với 01 đồng chí Phó giám đốc Chi nhánh VPĐK đất đai Chi nhánh quận Tây Hồ, trong đó nêu rõ hình thức kiểm điểm phê bình và rút kinh nghiệm sâu sắc đối với đồng chí vi phạm, đồng thời quán triệt đến cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng, thực hiện nghiêm Quyết định số 07/2017/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND thành phố Hà Nội quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước.
1.4.5. Công tác cấp Giấy chứng nhận QSDĐ và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo
Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
a. Kết quả cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình, cá nhân. * Kết quả thực hiện trong năm 2017.
Tổng số hồ sơ đã tiếp nhận và giải quyết các TTHC trong năm 2017: 353.847 hồ sơ (cấp GCN lần đầu tại các Dự án phát triển nhà ở, đăng ký biến động và giao dịch đảm bảo);
Tổng số hồ sơ Văn phòng Đăng ký đã tiếp nhận và thực hiện Đăng ký đất đai lần đầu: 278.519 hồ sơ;
Tổng số hồ sơ phối hợp với cấp huyện để thực hiện cấp GCN lần đầu: 70.196 hồ sơ;
* Kết quả thực hiện tính lũy kế đến hết ngày 31/12/2017 trên toàn địa bàn thành phố như sau:
- Cấp GCN tại các dự án: đã thực hiện cấp được 158.339 căn/178.278 căn hộ của 279 Dự án đã được thẩm định pháp lý, đạt 88,82%
- Cấp GCN lần đầu tại các khu dân cư: đã thực hiện cấp được 1.336.420 thửa/1.355.510 thửa, đạt 95,61%
- Công tác Đăng ký đất đai lần đầu tại các khu dân cư: đã thực hiện được 278.519 thửa/291.282 thửa, đạt 95,61%;
b. Kết quả thực hiện cấp GCN cho các tổ chức: đã cấp được 16.681/24.242 thửa, đạt 68,81%; trong đó:
- Cấp GCN cho các tổ chức (bao gồm các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, UBND các cấp): đã cấp được 16.322/19.247 thửa đất, đạt 84,8%;
- Cấp GCN cho các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: đã cấp được 359/4.995 thửa, đạt 7,19%;
c. Kết quả giải quyết văn bản: tổng số văn bản đã tiếp nhận và giải quyết trong năm 2017 là 6.503 văn bản.
d. Kết quả công tác tiếp nhận, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo từ ngày 01/01/2017 đến hết ngày 31/12/2017, toàn hệ thống Văn phòng Đăng ký đất đai đã tiếp nhận và giải quyết tổng số 2.105 đơn thư, trong đó: đã tiếp nhận và giải quyết 2.069 đơn thư của các hộ gia đình, cá nhân và 36 đơn thư của các cơ quan, tổ chức.
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông theo Quyết định số 196/QĐ-STNMT ngày 25/6/2015 của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và Chi nhánh thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai.
- Người dân đến giao dịch tại chi nhánh văn phòng giai đoạn 2018- 2020 và các cán bộ làm việc trực tiếp tại UBND quận Hà Đông.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn quận Hà Đông thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Thu thập số liệu, tài liệu từ năm 2018 đến năm 2020.
2.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm nghiên cứu: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông thành phố Hà Nội.
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2021
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình quản lý đất đai quận Hà Đông Hà Đông
- Điều kiện tự nhiên;
- Điều kiện kinh tế - xã hội;
2.3.2. Đánh giá tình hình hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội quận Hà Đông
- Giới thiệu về VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông
- Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
2.3.3. Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông theo ý kiến người dân và cán bộ quản lý
- Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông theo ý kiến người dân
- Đánh giá hoạt động của Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông theo ý kiến cán bộ quản lý
2.3.4. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quảChi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông thành phố Hà Nội Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai quận Hà Đông thành phố Hà Nội
- Thuận lợi; - Khó khăn;
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐHN quận Hà Đông;
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký đất đai của Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
- Thu thập số liệu, tài liệu tại phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hà Đông: các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất quận Hà Đông từ năm 2018 đến 2020; phòng Kinh tế, phòng Thống kê: thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của quận, các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2018 đến 2020; Chi nhánh VPĐKĐĐHN quận Hà Đông: Thu thập các văn bản pháp luật có
liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2018 - 2020 (Báo cáo về công tác Đăng ký và cấp Giấy chứng nhận, việc thực hiện giao dịch đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, việc thực hiện các hoạt động dịch vụ của Chi nhánh Văn phòng, công tác thu phí, lệ phí...)
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
* Chọn đối tượng điều tra:
- Cán bộ làm việc tại Chi nhánh văn phòng, cán bộ thuế, cán bộ địa chính xã;
- Hộ gia đình, cá nhân tham gia giao dịch tại văn phòng đăng ký đất đai chi Hà Nội chi nhánh Quận Hà Đông;
* Số lượng mẫu điều tra:
- Cán bộ chuyên môn: điều tra tất cả cán bộ làm việc tại Chi nhánh VPĐK (18 người), 3 cán bộ chi cục thuế, 30% cán bộ địa chính cấp xã (5/17 người), tổng số 26 người.
- Hộ gia đình, cá nhân, hộ gia đình đến giao dịch tại chi nhánh:
Căn cứ số lượng cá nhân hộ gia đình đến giao dịch tại Chi nhánh văn phòng trong thời gian 2018-2020, tính số lượng mẫu cần điều tra được xác định theo công thức tính cỡ mẫu ước lượng cho một tỷ lệ (trường hợp tổng thể nhỏ hơn 10000) với số trường hợp đến giao dịch tại Chi nhánh quận Hà Đông là 9441:
Trong đó:
n: Tổng số phiếu điều tra
N: Tổng số trường hợp đến giao dịch tại Văn phòng giai đoạn 2018-2020 e: Là sai số cho phép (5-15%)
Ta có: N = 9441; e = 5 (%)
Trên cơ sở số lượng các trường hợp đến giao dịch để xác định dung lượng mẫu cần thiết để điều tra đảm bảo độ tin cậy cho phương pháp xử lý thống kê. Tổng số phiếu phát tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Chi nhánh VPĐKĐĐ quận Hà Đông là 130 phiếu.
* Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, điều tra phỏng vấn các đối tượng sử dụng đất theo mẫu phiếu soạn sẵn:
- Đối với các hộ gia đình, cá nhân: Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính ...Thông qua đó có thể nhận định được về mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai. Số lượng phiếu điều tra là 130 phiếu.
- Đối với cán bộ: Nội dung thông tin được thu thập bằng một mẫu phiếu, trong phiếu có các câu hỏi bao gồm: Thuận lợi và khó khắn trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai, do cơ chế hoạt động hay trình độ nhận thức của người sử dụng đất, Cơ sở vật chất có đáp ứng được nhu cầu công việc hay không? Chế độ tiền lương, bảo hiểm và phụ cấp đối với người lao động. Nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Số lượng phiếu điều tra là 26 phiếu.
2.4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán số liệu. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội quận Hà Đông 3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Đông là một quận thuộc thủ đô Hà Nội, nằm bên bờ sông Nhuệ, cách trung tâm Hà Nội 11 km về phía Tây. Quận Hà Đông nằm dọc theo Quốc lộ 6 từ Hà Nội đi Hòa Bình và trên ngã ba sông Nhuệ, sông La Khê. Quận Hà Đông nguyên trước đây là thành phố Hà Đông, tỉnh lỵ tỉnh Hà Tây cũ. Hiện nay, quận là nơi đặt trụ sở một số cơ quan hành chính cấp thành phố của thủ đô Hà Nội:
- Phía đông giáp huyện Thanh Trì; - Phía đông bắc giáp quận Thanh Xuân; - Phía bắc giáp quận Nam Từ Liêm;
- Phía tây giáp các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, và huyện Thanh Oai.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Hà Đông nằm trong vùn châu thổ sông Hồng có địa hình khá bằng phẳng , độ cao trung bình từ 5 - 6 mét so với mực nước biển, phía Bắc độ cao tuyệt đối khoảng 5 - 6 m. Khu vực phía Nam độ cao thấp hơn, khoảng 4,5 - 5,1 m, một số khu vực ao hồ, đầm trũng có độ cao khoảng 3,0 - 3,4 m.
Trên địa bàn quận Hà Đông có quốc lộ 6 chạy qua, bắt đầu từ Ngã Tư Sở qua Hà Đông đến quận Hà Đông và đi các tỉnh Tây Bắc như Hòa Bình, đi Phú Thọ theo Quốc lộ 21...Trên địa bàn quận có 5 tuyến đường giao thông chính đi qua như: đường Nguyễn Trãi, đường vành đai 3, đường Trường Chinh, đường Láng Hạ - Hà Đông. Ngoài ra trên địa bàn quận còn có một mạng lưới giao thông nội bộ nối liền giữa các trục giao thông chính và các phường trong toàn quận với các quận, huyện giáp ranh. Vị trí này rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kinh doanh - thương mại - dịch vụ. Quận Hà Đông có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc tiêu nước cục bộ và gĩữ vai trò điều hòa như Đầm Hồng, hồ Dẻ Quạt, hồ Rùa và dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được triển khai thực hiện theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.
3.1.1.3. Khí hậu
Quận Hà Đông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6, tháng 7 là 29,40C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 100C thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Bình quân số giờ nắng trong năm là 1400-1600 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm 1400-1500 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8 và 9.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 85%, giữa các tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không tháng trong năm biến thiên từ 80 - 89%, tuy nhiên chênh lệch về độ ẩm không khí giữa các tháng trong năm không lớn (UBND quận Hà Đông, 2020).
Sương muối hầu như không có; mưa đá rất ít khi xảy ra. Thông thường cứ 10 năm mới quan sát thấy mưa đá 1 lần (UBND quận Hà Đông, 2020).
3.1.1.4. Thuỷ văn
Quận Hà Đông có 2 con sông thoát nước chính của Thành phố Hà Nội, chảy qua từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây là sông Tô Lịch và sông Lừ Sét. Bên cạnh đó còn có một số hồ ao tự nhiên tương đối lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết nước giữa các mùa, tiêu nước cục bộ và giữ vai trò điều hòa sự dao động của mực nước cho khu vực như: đầm Hồng (Khương Đình), đầm Bờ Vùng (Hạ Đình), hồ Dẻ Quạt (Hạ Đình), hồ Rùa và hồ Thượng (Phương Liệt), dự án công viên hồ Điều Hòa Nhân Chính đang được đầu tư, cải tạo theo chỉ đạo của Thành phố Hà Nội.
3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế
* Sản xuất công nghiệp: Năm 2020, giá trị sản xuất ngành công
nghiệp đạt 28.021 tỷ 114 triệu đồng (giá so sánh 2010) tăng 9,88% so cùng kỳ năm trước; đạt 96,57% so với kế hoạch Nghị quyết HĐND giao cả năm là