chi nhánh quận Hà Đông
Đơn vị: 1000 đồng Danh mục khoản thu Tổng Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1 Lệ phí cấp GCN QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất 248,377 68,985 79,525 99,867 2 Phí đăng ký giao dịch bảo đảm 395,030 110,920 138,540 145,570 3 Phí thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ 4,789,795 1002,965 1800,212 1986,618 4 Phí khai thác sử
dụng tài liệu đất đai 89,110 12,750 33,200 43,160 5 Trích đo địa chính,
dịch vụ công 8,110,125 2,226,752 2,898,123 2,985,250
(Nguồn: VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông)
Số liệu tại bảng 3.7 cho thấy có 5 nguồn thu chủ yếu gồm: Lệ phí cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ; Phí đăng ký giao
dịch bảo đảm; Phí thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ ; Phí khai thác sử dụng tài liệu đất đai; Trích đo địa chính, dịch vụ công. Tổng kinh phí thu được chủ yếu từ các hoạt động trích do địa chính, dịch vụ công với 8,110,125 nghìn đồng và phí thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ là 4,789,795 nghìn đồng trong giai đoạn 2018-2020.
3.2.4.8. Ứng dụng tin học trong việc cung cấp thông tin, số liệu địa chính
Thông tin địa chính hiện nay tại VPĐKĐĐ chi nhánh quận Hà Đông được thu thập thông qua bản đồ địa chính, sổ sách địa chính và một số thông tin phụ khác từ hệ thống quản lý. Do hệ thống quản lý được phân cấp thành 2 cấp: cấp thành phố (đối với tổ chức và người nước ngoài) và cấp quận (đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) nên vấn đề thống nhất cập nhật và cung cấp thông tin giữa hai cấp quản lý còn rất khó khăn, phức tạp. Những năm gần đây, mặc dù VPĐK đất đai thành phố Hà Nội đã và đang đầu tư thiết bị, công nghệ mới phục vụ cho công tác thu nhận, xử lý dữ liệu phục vụ cung cấp thông tin địa chính. Đồng thời VPĐK đất đai Hà Nội- chi nhánh quận Hà Đông tích cực liên hệ với các Trung tâm tin học ứng dụng, Công ty tư vấn thiết kế để lựa chọn phần mềm phục vụ công tác quản lý, lưu trữ và khai thác thông tin địa chính nhằm đáp ứng nhu cầu về tra cứu thông tin đất đai ngày càng lớn của người dân. Tuy nhiên đến nay việc khai thác sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho công tác cung cấp thông tin của quận vẫn còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, vấn đề thu các loại phí khi cung cấp thông tin tại các VPĐK còn đang lúng túng trong khâu thực hiện (hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về những loại phí cung cấp thông tin). Chính vì vậy việc tra cứu thông tin về thửa đất cũng như người sử dụng đất đều phải tìm hồ sơ, sổ sách trên giấy mất rất nhiều thời gian.
Bảng 3.8. Tình hình ứng dụng CNTT trong quản lý tại VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông
STT Tên phần mềm Mục đích sử dụng Hiệu quả
1 Microstaion Biên tập chỉnh lý bản đồ, kết nối CSDL; viết giấy CNQSD đất 90% cán bộ sử dụng thành thạo; 10% sử dụng ở mức trung bình 2 Vilis Quản lý cơ sở dữ liệu địa chính Sử dụng
thường xuyên 3
Các phần mềm hệ thống thông tin đất đai (LIS)
Quản lý bản đồ địa chính, trích
thửa phục vụ công tác GPMB Hiệu quả tốt 4 MS Word Soạn thảo các văn bản Hiệu quả tốt 5 MS Excel Tính toán, phân tích số liệu Hiệu quả tốt
(Nguồn: VPĐKĐĐ Hà Nội chi nhánh quận Hà Đông)
Để có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, trong thời gian tới, VPĐKĐĐ thành phố Hà Nội nói chung và chi nhánh quận Hà Đông nói riêng cần phải có được sự thống nhất về phương pháp quản lý và khai thác, phương pháp lưu trữ, cập nhật và chỉnh lý các thông tin khi có biến động về sử dụng đất.